250 cá voi hoa tiêu chết do mắc cạn ở bãi biển New Zealand
Ngày 9/10, Chính phủ New Zealand cho biết khoảng 250 con cá voi hoa tiêu đã chết do mắc cạn ở một bãi biển thuộc quần đảo Chatham, cách bờ biển phía Đông nước này 800 km.
Cá voi hoa tiêu chết do mắc cạn tại bãi biển Farewell Spit, New Zealand, ngày 11/2/2017. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Theo Cơ quan Bảo tồn New Zealand (DOC), những con cá voi hoa tiêu bị mắc cạn từ hôm 7/10 ở phía Tây Bắc quần đảo Chatham. Nỗ lực giải cứu cá voi bị cản trở do quần đảo này nằm ở vị trí xa xôi và là vùng biển có nhiều cá mập.
Các vụ động vật biển mắc cạn hàng loạt xảy ra khá phổ biến tại quần đảo Chatham nói riêng và New Zealand nói chung. Quốc gia này là nơi xảy ra 2 sự kiện mắc cạn lớn nhất từng được ghi nhận trên thế giới, với khoảng 1.000 con cá voi hoa tiêu chết hàng loạt trên quần đảo Chatham vào năm 1918 và gần 700 con ở bờ biển Farewell Spit vào năm 2017. Cách đây 2 tuần, gần 200 con cá voi cũng đã chết trên một bãi biển ở phía Tây Tasmania xa xôi của Australia.
Các nhà khoa học vẫn chưa hiểu rõ nguyên nhân khiến cá voi bị mắc cạn, nhưng một số ý kiến cho rằng có thể chúng bị mất phương hướng do đi săn quá gần bờ.
Cá voi hoa tiêu có thể dài tới hơn 6 mét và có tập tính xã hội cao. Nếu một con bơi chệch hướng, nó có thể khiến cả đàn gặp rắc rối. Thông thường, cá voi hoa tiêu sống theo các nhóm từ 20 đến 50 con, nhưng một số trường hợp được gọi là “siêu nhóm” có thể lên đến hàng trăm con.
Lực lượng cứu hộ Australia nỗ lực giải cứu cá voi hoa tiêu mắc cạn
Ngày 23/9, các nhân viên cứu hộ Australia nỗ lực để giải cứu những con cá voi hoa tiêu cuối cùng còn sống sót trong một vụ mắc cạn hàng loạt đã khiến gần 200 con chết trên bãi biển ở bang Tasmania, miền Nam nước này.
Lực lượng cứu hộ giải cứu cá voi hoa tiêu mắc cạn trên bãi biển ở bang Tasmania, Australia, ngày 22/9/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Dịch vụ cứu hộ bang Tasmania cho biết khoảng 10 con cá voi hoa tiêu vẫn còn sống trên bãi biển Ocean thuộc bang này.
Ông Brendon Clark, phụ trách dịch vụ động vật hoang dã bang Tasmania, xác nhận khoảng 30 con đã được đưa trở lại đại dương một ngày trước, tuy nhiên, một số đã bơi trở lại bờ.
Trả lời các phóng viên tại hiện trường, ông Clark cho biết ưu tiên hiện nay vẫn là giải cứu và đưa những con cá voi mắc cạn trở lại đại dương, tiếp đó sẽ xử lý xác những con cá voi bị chết.
Trong khi đó, các nhân viên bảo vệ động vật hoang dã đã sử dụng một xe nâng hàng chuyển xác những con cá voi chết xếp dọc bờ biển để chuẩn bị đưa ra biển.
Cá voi hoa tiêu mắc cạn trên bãi biển ở bang Tasmania, Australia, ngày 23/9/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Khoảng 2 năm trước đây, gần 500 con cá voi hoa tiêu đã bị mắc cạn gần cảng Macquarie của Australia. Đây là vụ cá voi mắc cạn lớn nhất trong lịch sử. Trên 300 con cá voi hoa tiêu đã chết trong lần mắc cạn đó, bất chấp nỗ lực giải cứu của hàng chục tình nguyện viên. Cho đến nay, các chuyên gia vẫn chưa lý giải được nguyên nhân cá voi mắc cạn hàng loạt và có nhiều giả thuyết xung quanh hiện tượng này. Một số nhà khoa học cho rằng các đàn cá voi có thể đi chệch hướng khi được cho ăn quá gần bờ. Một số người khác cho rằng những bãi biển dốc nhẹ ở Tasmania khiến hệ thống định vị bằng siêu âm của cá voi nhầm lẫn và chúng không nhận ra vùng nước cạn.
Hàng trăm cá voi hoa tiêu mắc kẹt ở bờ biển Australia Giới chức Australia cho biết 230 con cá voi hoa tiêu được tìm thấy mắc kẹt ở bờ biển phía Tây bang Tasmania, trong đó chỉ một nửa có thể còn sống. Ảnh minh họa: AFP Thông báo ngày 21/9 của Sở Tài nguyên thiên nhiên và Môi trường bang cho biết: "Một nhóm khoảng 230 con cá voi đã bị mắc kẹt...