25 tựa game PC có tầm ảnh hưởng lịch sử (Phần 1)
Game4V xin giới thiệu phần đầu tiên trong loạt bài về 25 tựa game trên hệ máy PC mà tạo ra tầm ảnh hưởng to lớn đến làng game thế giới.
Hệ máy PC luôn chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng trong làng game thế giới. Mặc dù có nhiều thời điểm thăng trầm khác nhau, song game trên PC luôn vững vàng và phát triển một cách mạnh mẽ theo thời gian. Nhưng để có được một bộ mặt như ngày hôm nay, có rất nhiều sản phẩm đã tạo nên những bước ngoặt lớn hay thậm chí là làm nên cách mạng về cơ chế gameplay cũng như phong cách nghệ thuật của chúng. Nếu không có 25 tựa game dưới đây, chưa chắc hệ máy PC nói riêng và ngành game nói chung có thể phát triển được như ngày nay.
1. Wolfenstein 3D
Được mệnh danh là một trong các ông tổ của game bắn súng FPS, Wolfenstein 3D lần đầu tiên giới thiệu những cơ chế thô sơ đầu tiên của góc nhìn thứ nhất với tốc độ game nhanh, hệ thống vũ khí và quân địch đa dạng. Cùng với đó, game cũng giới thiệu nền tảng đồ họa tạo chiều sâu 3D dù mới chỉ dừng lại ở việc lấy hình ảnh 2D giả lập 3D. Wolfenstein 3D sau khi được phát hành đã trở thành một hiện tượng mới nổi của ngành công nghiệp game và cộng đồng quốc tế. Bản thân công nghệ engine 3D của hãng cũng đã được cải tiến và áp dụng vào nhiều tựa game khác nhau. Đây chính là những bước tiến đầu tiên của hãng phát triển id Software trên con đường trở thành huyền thoại game thế giới.
Ban đầu được phát triển dành cho các hệ máy tính đời cổ như Apple II và MS-DOS, Prince of Persia đã có sự sáng tạo rất lớn trong việc thiết kế các tựa game hành động platform. Chỉ với một cốt truyện rất đơn giản về hành trình giải cứu công chúa của một hoàng tử vô danh, game khiến bao người chơi say mê bởi cấu trúc màn chơi phức tạp, hệ thống giải đố thú vị và đặc biệt là chuyển động rất chân thực của nhân vật. Bản thân trải nghiệm của trò chơi cũng trở nên dồn dập bởi sự hạn chế về thời gian khi người chơi chỉ có thể giải cứu công chúa trong vòng 1 tiếng đồng hồ thời gian thực. Cùng với đó, Prince of Persia còn tôn vinh các yếu tố về cạm bẫy như một cách làm thử thách game trở nên khó khăn và thú vị hơn. Các tựa game hành động về sau vẫn còn phải tham khảo nhiều từ tựa game làm từ năm 1989 về các yếu tố bài trí màn chơi.
3. Doom
Sau những thành công ban đầu của Wolfenstein 3D, id Software tiếp tục gây bão cho làng game quốc tế với sản phẩm thứ 2 mang tên Doom. Cơ chế bắn súng tiếp tục được cải thiện nhiều hơn so với game trước khi cho phép nhân vật có thể nhìn lên xuống (điều mà Wolfenstein 3D và các tựa game bắn súng trước năm 1993 chưa làm được). Hệ thống level cũng trở nên đa dạng hơn khi game thủ có thể leo lên những tầng cao hơn với khả năng nhảy và cúi người. Đồ hoạ tiếp tục có sự cải thiện rõ rệt với những loại texture phức tạp hơn được đưa vào và tạo ra những hình ảnh sống động hơn theo tiêu chuẩn lúc bấy giờ. Doom cũng đặt những nền tảng cơ bản cho phần chơi mạng với những chế độ chơi đầu tiên cho phép game thủ đối đầu với nhau qua mạng Internet hay qua đường dây điện thoại.
4. Quake
Ban đầu được chọn là phiên bản tiếp nối series Doom, song Quake lại trở thành một trong các huyền thoại lớn của thể loại FPS nhờ vào những dấu ấn lớn về mặt công nghệ game. Đây là tựa game bắn súng đầu tiên hoàn toàn áp dụng đồ họa 3D cho môi trường và nhân vật. Trước đó, các tựa game bắn súng lúc bấy giờ chỉ áp dụng đồ họa với kiểu cách nhân vật phẳng 2D trên màn chơi 3D. Cùng với đó, game cũng được cải tiến rõ rệt về khả năng chơi mạng với nhiều chế độ đa dạng và bản thân cơ chế bắn súng đã được hiệu chỉnh để tạo thêm sự thú vị trong khi đối đầu với nhau. Sau khi phát hành thành công, Quake đã trở thành một trong những trò chơi đầu tiên được sử dụng cho các giải đấueSports tiên phong lúc bấy giờ.
Video đang HOT
5. Tribes
Tên đầy đủ của tựa game này là Starsiege Tribes và có vai trò ban đầu chỉ là một phụ bản bán kèm cho tựa game hành động mô phỏng robot Starsiege. Đây cũng chính là mộ trong những tựa game bắn súng đầu tiên trên thế giới chỉ có phần chơi mạng qua Internet mà không hề có chơi đơn hay có bot máy (AI). Game được đánh giá rất cao về độ cân bằng của hệ thống vũ khí cũng như sự kết hợp gần như hoàn hảo giữa bắn súng góc nhìn thứ nhất kết hợp với các loại phương tiện chiến đấu khác nhau. Người chơi cũng có thể tự do chiến đấu trên nhiều loại địa hình khác nhau với sự giúp đỡ của động cơ đeo vai (jetpack). Cùng với đó, quy mô của một game bắn súng với lượng người chơi lên đến 32 vào năm 1998 là một thành tựu khá phi thường lúc bấy giờ. Tribes được coi là nền tảng cho những tựa game bắn súng tổng hợp về sau như Unreal Tournament hay Battlefield.
(Còn tiếp….)
Mời các bạn tiếp tục truy cập chuyên mục PC-Console của Game4V để cập nhật các thông tin game mới nhất.
Theo Game4V
Những ức chế của game thủ chỉ có khi làm anh
"Làm anh đâu phải dễ" - Câu nói này đúng nhất trong tình huống game thủ cùng chơi game với những ông em quý hóa.
Với những game thủ có em trai, có lẽ ai cũng đều từng trải nghiệm cảm giác chia sẻ niềm vui chơi game cùng đứa em của mình. Đó là một cảm giác khác hẳn với việc chơi game cùng những người bạn, một phần vì chênh lệch tuổi tác và trình độ, một phần là vì những hành động rất ư là thiếu fairplay của những cậu nhóc cứng đầu. Sau đây là một vài ví dụ tiêu biểu cho những hành động như vậy:
Chọn những game dở tệ
Khi làm anh, bạn sẽ học được những bài học hết sức khắc nghiệt về sự chia sẻ. Một trong những bài học khó khăn nhất có lẽ là: Đứa nào sẽ được đi mua game. Đây là thử thách cực kì nhọc nhằn cho sự kiên nhẫn và nhường nhịn của bạn.
Mọi chuyện có lẽ cũng không đến mức bực bội đến thế nếu như những ông em biết chọn một game tử tế thay vì dựa trên tiêu chí bìa đẹp. Dù vậy 99% đó sẽ là những game chán không thể chán hơn khiến ông em quý hóa chỉ sau vài chục phút chơi game đã phải bỏ cuộc, để mặc bạn ngồi lại cố gắng chơi nốt cho đỡ.. tiếc tiền.
Không tuân thủ luật "Thua ra được vào"
Đôi khi hai anh em phải cùng chơi một game chỉ cho phép chơi một người, như Mega Man hay Prince of Persia. Khi đó, luật "thua ra được vào" được áp dụng. Nó khá đơn giản: Nếu bạn chết hay qua được màn thì sẽ đến lượt chơi của người kia. Đơn giản và công bằng.
Và không có gì khó chịu hơn khi bạn phải vào nhà vệ sinh giải quyết nỗi buồn, rồi khi quay lại thì chợt nhận ra có điều gì đó không đúng. Lúc nãy nhân vật còn đến 4 mạng mà, sao giờ chỉ còn có 3? Và ai đã dùng mất bình Energy Tanks mà bạn phải cố gắng để dành để đến lượt chơi của mình!?
Tất nhiên chẳng còn lý do nào khác ngoài việc đứa em quý hóa của bạn đã phá vỡ điều luật thiêng liêng rồi. Và bạn chỉ biết nghiến răng nghiến lợi tức tối mà chẳng thể làm gì, nếu như không muốn máy chơi game bị phụ huynh tịch thu cho đến hết tuần.
Liên tục spam một chiêu thức rẻ tiền
Bạn là một game thủ Street Fighter kì cựu, bạn nhớ và sử dụng nhuần nhuyễn tất cả những combo khó nhất của các nhân vật, và chắc hẳn bạn cũng từng trải qua cảm giác không dễ chịu gì khi đứa em trai cho bạn "ăn hành" khi dồn bạn vào góc và liên tục sử dụng một chiêu thức cho tới khi chiến thắng. Và trong khi đứa em của bạn hả hê với giọng cười chíp hôi cực kì đáng ghét thì bạn chỉ biết bất lực hành hạ chiếc gamepad mong tìm đường thoát trong vô vọng, tức điên lên khi chứng kiến nhân vật của bạn gục xuống một cách nhục nhã.
Đùa nhau à? Chỉ xài duy nhất một đòn rẻ tiền như vậy sao? Một game thủ thực thụ phải có nhiều hơn thế chứ? Chết tiệt!
Giành mất các Achievements mà bạn đang cố gắng để đạt được
Sau khi thi cuối kì xong, bạn gói gém đồ đạc, ôm chiếc máy PlayStation thân yêu về nhà và thưởng thức kì nghỉ hè cùng những người thân trong gia đình. Bạn chưa bao giờ hoàn thành Challenge of the Gods của God of War, và giờ đây là cơ hội để bạn tập trung thực hiện ước mơ cuộc đời của mình. Bạn đã phải hy sinh hàng tá thời gian học bài quý giá để thực hiện challenge này, và chiến thắng đã nằm rất gần trong tầm tay của bạn.
Thế nhưng, chưa kịp đụng vào chiếc PS2, bạn phát hiện thằng em của bạn đã vượt qua được thử thách này mà không tốn chút mồ hôi nào cả, còn bạn thì ngồi bên cạnh, cố gắng giữ quai hàm để không bị rớt thẳng xuống đất.
Giành chọn nhân vật mạnh nhất
Một số game đối kháng cũ không cho phép hai người chơi chọn cùng một nhân vật, và điều này thường dẫn đến những cuộc đua không khoan nhượng để giành lấy nhân vật mạnh nhất trong game. Những lúc như vậy, đứa em trai của bạn lại có khả năng bấm nút nhanh chóng và chính xác đến kinh ngạc. Nó luôn chọn được nhân vật Toad với những chỉ số cực cao trong Mario Kart, và để bạn phải ngậm ngùi chọn chàng rùa chậm chạp Koopa Troopa. Thôi thì, lớn hơn nhường nhịn chút cũng đâu có sao.
Nhấn pause mỗi khi bạn nhảy qua một cái hố
Phải nói đây là điều gây khó chịu nhất khi chơi game với những đứa em nghịch ngợm. Trong bản Super Mario Bros đầu tiên, tay cầm thứ 2 có thể pause game của người chơi chính bất cứ lúc nào. Bạn không tin à? Cứ thử xem.
Khi bạn đang hồi hộp với một cú nhảy khó của nhân vật, game bỗng nhiên đứng khựng lại. Và trong khi bạn đang bực bội bắt đứa em unpause, thì nó unpause ngay lập tức, và anh chàng thợ sửa ống nước của bạn rơi thẳng xuống hố trước ánh mắt ngơ ngác của bạn. Trong game, 2 anh em Mario và Luigi hợp sức cùng nhau vượt qua những trở ngại, nhưng bên ngoài thì có vẻ như hoàn toàn trái ngược.
Tất nhiên, bạn cũng có thể trả đũa khi đến lượt chơi của Luigi. Rốt cục, 2 anh em dành cả 1 buổi chiều chơi Super Mario Bros. mà chẳng vượt qua được World 1-1.
Theo Gamek
4 tựa game offline đáng chú ý trong tháng 5 Đối với game thủ thế giới, tháng 4 đã sắp kết thúc trong khi họ vẫn còn bận bịu với GTA V và những phi vụ Heist trong phần chơi online của trò chơi này. Theo thông lệ hàng năm, khoảng thời gian trong tháng 5 là lúc game thủ trở nên "đói kém", nhưng có vẻ điều đó không đúng trong năm...