25 năm ’sinh trưởng’ của đồ họa game
Các trò chơi có sự lột xác mạnh mẽ về mặt hình ảnh theo thời gian.
Năm 1987: Legend of Zelda 2: The Aventure of Link lần đầu tiên mang đến cho thế giới ảo một làn gió mới với đồ họa 2D chuẩn mực theo phong cách cuộn màn hình ngang và góc nhìn vật thể theo chiều từ trên xuống dưới.
Năm 1988: Super Mario Bros 3 được coi là phiên bản có đồ họa tốt nhất vào thời điểm đó. Thiết kế nhân vật và môi trường game được chau chuốt kỹ lưỡng.
Năm 1989: Các nét vẽ trong Prince of Persia đã bắt đầu tạo cảm giác chiều sâu trong không gian, tuy vẫn chỉ là giao diện 2D với kiểu chơi cuộn màn hình ngang.
Năm 1990: Lần đầu tiên, game thủ được trải nghiệm cảm giác đua xe 3 chiều với F-Zerodù ngoại cảnh vẫn chỉ gói gọn trong mặt phẳng 2 chiều.
Năm 1991: Bối cảnh động và nhiều màu sắc của Sonic the Hedgehog đã đem lại thành công rực rỡ cho trò chơi thời bấy giờ.
Năm 1992: Đây được coi là thời điểm cột mốc đánh dấu sự tiến hóa của đồ họa game lên giao diện 3D chuẩn. Đại diện tiêu biểu là trò chơi bắn súng góc nhìn thứ nhấtWolfenstein 3D.
Video đang HOT
Năm 1994: Thiết kế nhân vật và môi trường chi tiết đã giúp Tekken được cộng đồng bình chọn là gương mặt tiêu biểu về đồ họa tại thời điểm đó.
Năm 1995: Chỉ đến khi Time Crisis xuất hiện trong năm này, game thủ mới thực sự cảm nhận được thế nào là một trò chơi 3D thực thụ.
Năm 1996: Góc nhìn ba chiều hoàn hảo của Super Mario 64 khiến người chơi có thể dễ dàng hình dung một cách tổng thể về thế giới Mushroom.
Năm 1997: Trải nghiệm về chiều sâu không gian, mô phỏng ánh sáng… đã trở nên rõ ràng hơn với game bắn súng GoldenEye 007.
Năm 1998: Tương tự Super Mario 64, The Legend of Zelda: Occarina of Time đã chuyển từ giao diện 2D sang 3D, tuy nhiên cách thức mà trò chơi này thể hiện thì ấn tượng hơn nhiều.
Năm 1999: Dẫu không được nhiều người dùng ưa chuộng, hệ máy Dreamcast vẫn có khả năng tạo ra nền tảng đồ họa xuất sắc như bất kỳ máy console gia đình nào khác.Soul Calibur là đại diện mẫu mực cho hệ máy này với đồ họa mô phỏng 3D đẹp mắt.
Năm 2000: Resident Evil: Code Veronica là một gương mặt đáng chú ý khác của hệ máy Dreamcast về sự tiến hóa vượt bậc của đồ họa hình ảnh 3D trước thềm thiên niên kỷ mới.
Năm 2001: Silent Hill 2 được đánh giá là một trong những game kinh dị xuất sắc nhất mọi thời đại không chỉ vì có cốt truyện lôi cuốn. Game còn gây ấn tượng mạnh cho người chơi với thiết kế nhân vật, môi trường sống động và phim cắt cảnh nghệ thuật.
Năm 2002: Khả năng mô phỏng hiệu ứng ánh sáng trong các trò chơi lúc này đã cải thiện đáng kể, nổi bật là Tom Clancy”s Splinter Cell.
Năm 2003: Đồ họa của Prince of Persia: The Sands of Time đã có thể so sánh được với phim hoạt hình 3D đương thời, chẳng hạn như Phi đội gà bay.
Năm 2004: Far Cry là một bước tiến lớn cho game thể loại FPS thế giới mở. Trong đó, hình ảnh môi trường được coi là điểm nhấn quan trọng với ngọn núi cheo leo, cây cối xanh mướt, bầu trời thăm thẳm và mặt nước lấp lánh.
Năm 2006: Một kỷ nguyên mới của đồ họa game thực sự bắt đầu từ thời điểm này với sự ra đời của The Elder Scrolls 4: Oblivion.
Năm 2007: Tiếp nối thành công về đồ họa của The Elder Scrolls 4: Oblivion, Crysis đã cho thấy con người tái hiện thế giới thực trong game chi tiết đến mức độ đáng kinh ngạc.
Năm 2008: Metal Gear Solid 4 là minh chứng cụ thể cho khả năng tận dụng sức mạnh đồ họa của máy PS3 lúc đó.
Năm 2009: Gần như các hiệu ứng hình ảnh tân tiến nhất đều hội tụ trong Uncharted 2: Among Thieves.
Năm 2011: Đa phần cộng đồng đều khẳng định, Crysis 2 sẽ tiếp tục nắm giữ ngôi vị quán quân về đồ họa trong năm nay như nó đã từng làm trước đó với Crysis 1. Sự chân thực đến từ chi tiết trong mô phỏng môi trường theo thời gian thực nhờ sở dụng engine “khủng” chính là vũ khí giúp trò chơi của Crytek luôn đi tiên phong về mặt đồ họa trên thị trường.
Theo Game Thủ
Assassin's Creed, Splinter Cell và Ghost Recon lên màn bạc
Tiêp theo Prince of Persia sẽ là những series game đình đám khác của Ubisoft bước chân vào rạp chiêu bóng
Cách đây 2 tuân, công ty game nôi tiêng Ubisoft đã đưa ra thông báo vê viêc thành lâp Ubisoft Motion Pictures, xưởng phim riêng của Ubisoft chuyên thực hiên những bô phim điên ảnh và truyên hình. Và dự án đâu tiên của xưởng phim này chính là chuyên thê những series game nôi tiêng của công ty mẹ thành những bô phim điên ảnh bom tân.
Hiên Ubisoft đang dự định thực hiên 3 bô phim điên ảnh dựa trên những series game nôi tiêng của hãng này là Assassin's Creed, Splinter Cell và Ghost Recon. Cả 3 đêu là những dòng game rât ăn khách của công ty này. Những dự án game này sẽ sử dụng những công nghê kỹ xảo điên ảnh mới nhât với sự hô trợ của đôi ngũ đã từng thực hiên những bô phim ăn khách như Watchmen và 300.
"Mục tiêu của chúng tôi không phải là chuyên thê mà là làm nôi bât các đặc điêm của những series game mà Ubisoft đã tạo ra" - Jean de Rivieres, phó chủ tịch của Ubisoft Motion Pictures cho biêt - "Do vây game thủ có thê yên tâm vê sự chính xác và trung thành của những bô phim sắp tới đôi với series game gôc". Có vẻ như người xem có thê hy vọng vào những bô phim dựa theo game "hẳn hoi" thay vì những bô phim được "phóng tác" môt cách sai lêch mà Hollywood thường thực hiên.
Trước đó, Ubisoft cũng đã thực hiên môt bô phim ngắn dựa theo series Assassin's Creed và Ghost Recon, trong khi đó bô phim điên ảnh Splinter Cell cũng đã bắt đâu bước vào giai đoạn khởi đông. Hãy cùng chiêm ngưỡng những thước phim đâu tiên vê hiêp hôi sát thủ trong Assassin's Creed và cảm nhân tính chân thực mà Ubisoft Motion Pictures đã hứa hẹn :
Bên cạnh 3 bô phim điên ảnh nói trên, Ubisoft còn dự định sẽ thực hiên môt series phim hoạt hình vui nhôn dựa theo series Raving Rabbids. Đây sẽ là môt series phim hoạt hình ngắn dưới định dạng 3D với môi tâp phim kéo dài 78 phút.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Top 10 thương hiệu game của thời đại mới (Phần 1) Trong thời đại của PS3 và Xbox 360, ngành công nghiệp game đã sản sinh ra không ít những tên tuổi mới với nhiều bước tiến đột phá. Mỗi thế hệ game console đều có những tác phẩm tiêu biểu để đại diện cho thời kì hưng thịnh của mình. Trong thời đại của PS3 và Xbox 360, ngành công nghiệp game đã...