25 năm oan sai vì lời khai của nhân chứng
Samuel Brownridge, 45 tuổi, ngồi tù oan 25 năm khi tòa án chỉ dựa vào lời khai hai nhân chứng để quy kết anh phạm tội Giết người.
Ngày 23/6, Brownridge được tòa án quận Queens, thành phố New York tuyên vô tội và hủy bản án trong buổi làm việc trực tuyến.
Qua màn hình máy tính, Brownridge nói về quãng thời gian tuổi trẻ đã mất đi ở trong tù. Chia sẻ của Brownridge khiến thẩm phán phải bật khóc.
Samuel Brownridge. Ảnh: Samuel Brownridge.
Bản án oan của Brownridge xuất phát từ vụ án mạng với nạn nhân là Darryle Adams, 32 tuổi. Tối 7/3/1994, Adams bị nhóm bốn người, trong đó một người ngồi xe lăn, chặn đường trên phố và bắn gục tại chỗ không rõ lý do.
Ít lâu sau, cảnh sát bắt Brownridge, 18 tuổi, sau khi hai nhân chứng chỉ đích danh Brownridge là nghi phạm nổ súng trong hai lần nhận diện qua ảnh và nhận diện trực tiếp.
Video đang HOT
Tại tòa, Brownridge khai đã ở bên bạn gái tại nơi cách hiện trường 30 phút đi bộ vào thời điểm xảy ra án mạng. Nhưng do lỗi của luật sư, bạn gái và mẹ của Brownridge không được ra tòa làm chứng để củng cố chứng cứ ngoại phạm. Brownridge bị bồi thẩm đoàn kết tội Giết người vào năm 1995 dựa trên lời khai của hai nhân chứng và lãnh án 25 năm tù.
Từ năm 1999, Brownridge bắt đầu đệ đơn kháng cáo nhưng đa phần không thành công. Tới năm 2017, vụ án của Brownridge được một luật sư tiếp nhận. Hai năm sau, Brownridge được ra tù sớm nhưng vẫn tiếp tục đấu tranh đòi công lý.
Quá trình rà soát hồ sơ, luật sư phát hiện trước khi chọn Brownridge, nhân chứng thứ nhất từng lần lượt nhận nhầm hai người vô tội thành người ngồi xe lăn và nghi phạm nổ súng. Những lần nhận diện sai được công tố viên ghi chép ra giấy nhưng không được chuyển cho bên bào chữa. Ngoài ra, nhân chứng thứ nhất nói nghi phạm nổ súng ở độ tuổi 20, có mái tóc ngắn được cạo mờ ở hai bên, trong khi Brownridge lúc đó 18 tuổi và để tóc xoăn kiểu châu Phi với độ dài trung bình.
Theo luật sư bào chữa, nhân chứng thứ hai thường thay đổi lời khai theo thời gian và thể hiện triệu chứng bệnh tâm thần phân liệt trong phiên tòa. Ảnh chụp hiện trường cho thấy người này không thể nhìn thấy vụ án mạng diễn ra nếu đứng tại địa điểm như đã khai. Nhân chứng này đã rút lại lời khai và nói bị cảnh sát cùng nhân chứng thứ nhất gây sức ép chọn Brownridge.
Từ đó, luật sư của Brownridge cho rằng lời khai của hai nhân chứng giúp buộc tội thân chủ không còn đáng tin cậy.
Không chỉ vậy, luật sư bào chữa còn tìm được ba nhân chứng khác bị cảnh sát bỏ qua, trong đó có người ngồi xe lăn, cho biết kẻ nổ súng là Garfield Brown, người tại thời điểm ấy có ngoại hình trùng khớp với mô tả của nhân chứng thứ nhất. Bạn của Brown cũng nói từng nghe Brown thú tội giết Darryle Adams với mình. Bản thân Brown có nhiều tiền án bạo lực, từng ngồi tù vì tội Ngộ sát, và đã bị cảnh sát bắn chết khi cố chống đối bắt vào năm 2002.
Trước số chứng cứ mới, công tố viên trong đơn vị thẩm tra bản án quận Queens cũng cho rằng Brownridge bị oan và đồng ý đệ đơn yêu cầu tòa hủy án. Vì nghi phạm Brown đã chết, công tố viên sẽ ngừng việc truy tố với vụ án này.
Vụ án 'George Floyd ở Ấn Độ' vì bị cảnh sát bắt thổi bùng sự phẫn nộ
Cái chết của hai cha con người Ấn Độ trong khi bị cảnh sát bắt giữ hồi đầu tuần đã khiến dư luận nước này phẫn nộ, khi "có quá nhiều người như George Floyd ở Ấn Độ".
Hàng nghìn người trên mạng xã hội đã so sánh vụ việc trên với cái chết của người da đen George Floyd ở Mỹ.
Ông J Jayaraj, 59 tuổi và con trai Bennicks Immanuel, 31 tuổi, bị đánh đập tàn nhẫn dẫn đến chảy máu trực tràng và cuối cùng đã chết, theo bức thư vợ ông Jayaraj, bà Selvarani, gửi đến giới chức địa phương.
Bức thư được viết dựa theo lời khai của nhân chứng nhắm đến các sĩ quan cảnh sát có liên quan, theo Reuters.
Cảnh sát ở Sathankulam, thị trấn phía Nam thành phố cảng Thoothukkudi, bang Tamil Nadu, trong thông báo đầu tiên cho biết Jayaraj và Bennicks bị cảnh sát bắt đi hôm 19/6 vì vi phạm các quy định phong tỏa Covid-19.
Ngày 22/6, Bennicks qua đời sau khi than thở về việc bị khó thở. Cha anh, ông Jayaraj, qua đời hôm 23/6, Bộ trưởng Edappadi Palaniswami, người giám sát cảnh sát ở bang, cho biết hôm 24/6. Ông Palaniswami cho hay hai cảnh sát liên quan đến vụ việc đã bị cho thôi việc.
"Chúng tôi sẽ xử lý vụ việc này theo luật", ông Palaniswami nói, theo Reuters.
Hai cha con Ấn Độ chết trong lúc bị cảnh sát bắt hồi đầu tuần khiến dư luận dậy sóng. Ảnh: Pakistan Today.
Trên Twitter, hàng trăm nghìn tài khoản đã gửi đi hashtag #JusticeforJayarajandBennix (Công bằng cho Jayaraj và Bennicks) khiến từ khóa này trở thành xu hướng nổi bật ở Ấn Độ hôm 26/6 và đứng top 30 xu hướng toàn cầu. Giới nghệ sĩ, người nổi tiếng và các chính trị gia đã lên án hành động của cảnh sát trong vụ việc.
"Có quá nhiều người như George Floyd ở Ấn Độ", Jignesh Mevani, nghị sĩ bang Gujarat của Ấn Độ nhận định.
"Liệu sẽ có hàng nghìn người Ấn Độ xuống đường biểu tình như ở Mỹ hay không?", ông Mevani hỏi gần 750.000 người theo dõi mình trên Twitter. Vụ việc ông nói đến là cái chết của người da đen George Floyd trong lúc bị cảnh sát Mỹ bắt giữ hôm 25/5.
Trung bình mỗi ngày có gần 15 trường hợp bị dùng vũ lực và tra tấn trong lúc giam giữ ở Ấn Độ. Trung bình mỗi ngày có 9 người chết trong lúc bị cảnh sát hoặc tòa án giam giữ, theo báo cáo thường niên mới nhất của Ủy ban Nhân quyền Quốc gia Ấn Độ (NHRC) năm 2017-2018.
NHRC cho biết nhiều người bị chết trong lúc giam giữ phải tới rất lâu sau mới được báo cáo hoặc thậm chí không được báo cáo. Ủy ban cho rằng tình trạng bạo lực trong khi bắt giữ đã phổ biến đến nỗi "gần như là thường lệ".
New York nơm nớp với bạo lực súng đạn Thành phố New York ghi nhận 125 vụ nổ súng trong ba tuần đầu tháng 6, mức bạo lực súng đạn tồi tệ nhất trong gần 25 năm qua. Số vụ nổ súng từ đầu tháng 6 tới nay được cảnh sát thành phố New York ghi nhận cao gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái. Các tay súng bắn vào những...