25 năm Hội An là Di sản Văn hóa thế giới: Dấu ấn di sản và hành trình bảo tồn
Từ năm 2008 đến nay, hơn 400 di tích tại phố cổ Hội An đã được tu bổ với kinh phí vượt 150 tỷ đồng, bao gồm cả nguồn vốn từ ngân sách nhà nước và sự đóng góp của cộng đồng.
Toàn cảnh thành phố Hội An, nằm bên bờ sông Hoài. (Ảnh: Minh Đức/TTXVN)
Nằm bên dòng sông Hoài thơ mộng, Đô thị cổ Hội An như một viên ngọc quý giữa lòng Quảng Nam, lưu giữ vẻ đẹp cổ kính và bình yên xuyên suốt hàng thế kỷ.
Được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa thế giới vào ngày 4/12/1999, Hội An không chỉ là một bảo tàng sống của kiến trúc và lối sống đô thị mà còn là biểu tượng của sự giao thoa văn hóa Đông-Tây độc đáo.
Đô thị cổ Hội An: Di sản của nhân loại, niềm tự hào của Việt Nam
Được hình thành và phát triển từ thế kỷ 16, Hội An từng là một trong những thương cảng quốc tế sầm uất bậc nhất khu vực.
Từ thế kỷ 16, các thương nhân từ Trung Quốc, Nhật Bản, Hà Lan, Ấn Độ, và Tây Ban Nha đã đến đây giao thương hàng hóa. Chính vì vậy, những công trình kiến trúc và giá trị văn hóa của phổ cổ Hội An được hội tụ từ nhiều nền văn hóa Đông-Tây. Dấu ấn ấy còn in đậm trên từng mái ngói âm dương, từng con phố nhỏ hay những hội quán người Hoa mang kiến trúc tinh xảo.
Thành phố Hội An có 27 di tích cấp quốc gia, 49 di tích cấp tỉnh và hơn 1.330 di tích nằm trong danh mục bảo vệ của thành phố. Riêng khu phố cổ có 1.130 di tích, trong đó có 9 di tích đơn lẻ được xếp hạng cấp quốc gia và 8 di tích cấp tỉnh.
Khách du lịch trong và ngoài nước tham quan phố cổ Hội An. (Ảnh: Minh Đức/TTXVN)
Các di tích kiến trúc nghệ thuật, thuộc các công trình dân dụng (nhà ở, cầu, giếng, chợ), công trình tín ngưỡng (đình, chùa, lăng, miếu, hội quán, nhà thờ tộc) và công trình đặc thù (mộ). Mỗi loại hình kiến trúc đều có những đặc điểm, sắc thái riêng nhưng đó là sự kết hợp hài hòa giữa không gian, bố cục và sự đan quyện tài tình giữa các phong cách kiến trúc Việt-Hoa-Nhật-Phương Tây, góp phần tăng thêm tính phong phú, đa dạng văn hóa của Đô thị cổ Hội An.
Trái ngược với sự hiện đại hóa nhanh chóng của nhiều đô thị khác, Hội An tạo ấn tượng sâu sắc bởi những ngôi nhà mái rêu phong, tường vàng cổ kính, và những chiếc đèn lồng lung linh sắc màu.
Hội An không chỉ là bảo tàng sống lưu giữ giá trị kiến trúc cổ kính mà còn là một không gian văn hóa đầy sức sống. Những phong tục tập quán, tín ngưỡng và nghệ thuật dân gian như hát bài chòi, hò khoan trên dòng sông Hoài vẫn được gìn giữ, tô điểm thêm cho vẻ đẹp văn hóa độc đáo của phố Hội.
Lang thang trên những con đường nhỏ, bạn dễ dàng bắt gặp những gánh hàng rong với cao lầu, mì Quảng, cơm gà – những món ăn đặc sản thấm đẫm hồn quê xứ Quảng. Bên cạnh đó, các cửa hàng thủ công mỹ nghệ bày bán sản phẩm từ các làng nghề truyền thống như mộc Kim Bồng, rau Trà Quế hay gốm sứ Thanh Hà cũng gợi nhớ về một Hội An từng là thương cảng sôi động, vừa cổ xưa, vừa đầy sức sống.
Thành phố Hội An về đêm. (Ảnh: Minh Đức/TTXVN)
Khi màn đêm buông xuống, Hội An bừng sáng trong vẻ đẹp huyền ảo của hàng nghìn chiếc đèn lồng lung linh sắc màu. Đặc biệt, vào ngày 14 âm lịch hàng tháng, Lễ hội đèn lồng biến phố Hội thành một bức tranh lộng lẫy, đầy màu sắc.
Một trải nghiệm không thể bỏ qua khi đến Hội An là thả đèn hoa đăng trên dòng sông Hoài thơ mộng. Với người dân nơi đây, thả đèn không chỉ là một nghi thức đẹp mà còn là cách để xua tan muộn phiền, tìm về cảm giác bình an và hạnh phúc.
Với những giá trị độc đáo riêng có, Đô thị cổ Hội An được được Bộ Văn hóa quyết định xếp hạng Di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia vào năm 1985, Thủ tướng Chính phủ quyết định xếp hạng di tích cấp quốc gia đặc biệt năm 2009 và được tổ chức UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa thế giới năm 1999.
25 năm nỗ lực bảo tồn và phát huy giá trị di sản
Ngay từ khi được công nhận là Di sản Thế giới, nhiều chương trình bảo tồn quy mô lớn đã được thực hiện tại Đô thị cổ Hội An.
Công tác trùng tu di tích luôn là ưu tiên hàng đầu trong chiến lược bảo tồn.
Video đang HOT
Theo thống kê, từ năm 2008 đến nay, hơn 400 di tích đã được tu bổ với kinh phí vượt 150 tỷ đồng, bao gồm cả nguồn vốn từ ngân sách nhà nước và sự đóng góp của cộng đồng. Riêng Dự án “Tu bổ khẩn cấp các di tích có nguy cơ sụp đổ” đã cứu nguy cho hàng trăm ngôi nhà cổ, giúp bảo toàn diện mạo phố Hội qua nhiều thế hệ.
Diện mạo mới của Chùa Cầu sau 19 tháng tu bổ. (Ảnh: Trịnh Bang Nhiệm/TTXVN)
Các di tích vật thể quan trọng như Chùa Cầu, nhà cổ Tấn Ký và các hội quán người Hoa đều được tu bổ, quản lý và bảo vệ chặt chẽ, gắn với các kế hoạch dài hạn nhằm bảo đảm tính toàn vẹn và giá trị lịch sử. Chính quyền cũng triển khai ứng dụng công nghệ số trong việc lập hồ sơ quản lý, số hóa dữ liệu di tích để nâng cao hiệu quả giám sát và bảo tồn.
Bên cạnh các di tích vật thể, các giá trị văn hóa phi vật thể cũng được chú trọng gìn giữ. Các lễ hội truyền thống như Lễ hội đèn lồng, hát bài chòi được tổ chức thường xuyên, trở thành nét đặc trưng của vùng đất này.
Những phong tục tập quán, nghệ thuật dân gian vẫn được người dân gìn giữ qua từng thế hệ, mang đến sức sống cho di sản. Các làng nghề truyền thống như mộc Kim Bồng, gốm Thanh Hà và rau Trà Quế không chỉ được khôi phục mà còn trở thành điểm đến du lịch văn hóa, tạo sinh kế cho người dân địa phương.
Cộng đồng dân cư đóng vai trò trung tâm trong việc bảo tồn Hội An. Chính người dân đã biến di sản thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống thường nhật, từ việc duy trì các ngôi nhà cổ đến phát triển du lịch xanh.
Các chương trình như “Đêm phố cổ,” “Phố đi bộ,” và chợ đêm đã trở thành điểm nhấn, vừa thu hút du khách, vừa quảng bá văn hóa.
Hội An đang hướng tới mô hình phát triển du lịch bền vững. Thành phố đã triển khai các sáng kiến như sử dụng xe điện trong khu phố cổ, giảm thiểu rác thải nhựa và khuyến khích du khách tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường.
Vệ sinh, môi trường phố cổ Hội An thường xuyên được giữ sạch sẽ để sẵn sàng đón khách. (Ảnh: Ngọc Hà/TTXVN)
Chính phủ Việt Nam cùng các tổ chức quốc tế cũng đã triển khai nhiều dự án hỗ trợ như xây dựng quỹ bảo tồn, tổ chức các hội thảo khoa học và chương trình đào tạo nâng cao nhận thức…
Dù vậy, Hội An vẫn đối diện với những áp lực của vấn đề dân số, mật độ và thành phần dân cư, khách du lịch trong đô thị tăng nhanh khó kiểm soát, nhất là trong khu phố cổ và tác động mặt trái của tốc độ đô thị hóa, phát triển dịch vụ-du lịch đã làm ảnh hưởng nghiệm trọng lên tính toàn vẹn, tính chân xác của di sản văn hóa…
Trong bối cảnh đó, tháng 3/2024, Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Nam đã xây dựng và trình Chính phủ ban hành “Đề án bảo tồn và phát huy giá trị Di sản Văn hóa thế giới Đô thị cổ Hội An đến năm 2030, định hướng đến năm 2035.”
Mục tiêu là xây dựng Hội An trở thành một thành phố sinh thái-văn hóa-du lịch, vừa giữ gìn được bản sắc, vừa khai thác hiệu quả tiềm năng kinh tế từ di sản.
Đặc biệt, kế hoạch tập trung bảo vệ không chỉ khu phố cổ mà còn các làng nghề truyền thống, vùng ven sông Thu Bồn, và Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm. Những yếu tố tự nhiên và văn hóa này được xem như lớp bảo vệ vùng đệm, giúp Hội An phát triển bền vững.
Mục tiêu cụ thể đến năm 2030 là hoàn thành 100% công tác tu bổ các di tích xuống cấp, lập hồ sơ khoa học đầy đủ cho tất cả di sản văn hóa vật thể và phi vật thể. Tới năm 2035, Hội An mở rộng vùng bảo vệ di sản, bảo đảm tính toàn vẹn và giá trị nổi bật toàn cầu của đô thị cổ.
Thành phố cũng đặt tham vọng trở thành trung tâm du lịch văn hóa-sinh thái hàng đầu khu vực, với việc tích hợp công nghệ số vào quản lý và trải nghiệm du lịch. Đặc biệt, Hội An sẽ tiếp tục thúc đẩy hợp tác quốc tế trong nghiên cứu và bảo tồn di sản, mở rộng cơ hội quảng bá hình ảnh đến bạn bè năm châu.
Sức hấp dẫn từ vùng đất di sản Gochang
Thuộc tỉnh Jeollabuk-do (Hàn Quốc), không chỉ là vùng đất thiên nhiên tươi đẹp, hấp dẫn, Gochang chính là biểu tượng cho sự bảo tồn và phát triển văn hóa bền vững với 7 di sản được UNESCO công nhận.
Gochang chính là biểu tượng cho sự bảo tồn và phát triển văn hóa bền vững với 7 di sản được UNESCO công nhận. Ảnh: VGP/DA
Nếu có dịp đến Hàn Quốc khám phá và trải nghiệm cuộc sống đa dạng, nền văn hóa giàu bản sắc thì chắc chắn bạn khó có thể bỏ qua Gochang. Địa danh đặc biệt này nằm ở tỉnh Jeollabuk-do-cái nôi của nhiều nền văn hóa truyền thống của Hàn Quốc, được thiên nhiên ưu đãi những cảnh sắc tươi đẹp.
Quận Gochang có hơn 51.000 dân, chủ yếu làm nghề nông lâm và ngư nghiệp (chiếm 35,8% cơ cấu dân số); 18,5% dân số làm nghề khai thác khoáng sản, sản xuất và xây dựng; các nghề khác chiếm 45,7%. Riêng trong lĩnh vực văn hóa, địa phương này có 111 di sản, 15 thư viện, 9 trung tâm văn hóa, 60 trung tâm thể thao công cộng.
Thúc đẩy hợp tác du lịch giữa Gochang và Việt Nam
Gochang là địa danh vô cùng đặc biệt bởi khi đến đây có lẽ du khách sẽ ấn tượng và ngạc nhiên với địa danh này tuy chỉ rộng hơn 600km2 nhưng quận Gochang có tới 7 di sản được UNESCO công nhận bao gồm: Di sản mộ đá cổ (di sản văn hóa), Nhạc truyền thống Pansori (di sản văn hóa phi vật thể), Nhạc truyền thống Nongak (di sản văn hóa phi vật thể), Khu dự trữ sinh quyển thế giới (di sản thiên nhiên), Bãi bùn Gochang (di sản thiên nhiên), Công viên địa chất toàn cầu (gồm các khu vực Seonunsan, Byeongbawi, Ungok Ramsar Wetland, các điểm mộ đá Dolmen, Myeongsasimni, các bãi bùn Gochang), Quyển sổ ghi chép lại cuộc cách mạng nông dân Donghak (di sản tư liệu).
Ông Shim Deok-seop, Thống đốc quận Gochang. Ảnh: VGP/DA
Ông Shim Deok-seop, Thống đốc quận Gochang cho biết: Địa phương ông dự kiến kết nối 7 di sản thiên nhiên, văn hóa được UNESCO công nhận thành tuyến du lịch di sản hấp dẫn du khách.
"Tôi được biết ở Việt Nam cũng có nhiều di sản được UNESCO công nhận. Do đó, chúng tôi mong muốn tìm hiểu thêm những lĩnh vực có thể hợp tác giữa Gochang và Việt Nam", ông Shim Deok-seop nói.
Ông Shim Deok-seop thông tin, ông có kế hoạch tới Việt Nam trong thời gian sớm nhất để tìm hiểu và thúc đẩy hợp tác du lịch giữa hai bên trong tương lai. Kế hoạch này nằm trong kế hoạch tạo ra hướng hợp tác rộng mở với các quốc gia, các địa phương và các cơ quan liên quan trong khu vực và thế giới.
Hãy cùng tìm hiểu 7 di sản quý báu được UNESCO công nhận của quận Gochang:
Mộ đá cổ Gochang
Mộ đá cổ Gochang
Được UNESCO công nhận Di sản văn hóa thế giới năm 2000, các mộ đá được xếp bởi những phiến đá lớn chồng lên nhau, là một trong những kiểu mộ đá phổ biến của thời kỳ tiền sử, khoảng thế kỷ thứ IV đến thế kỷ thứ V trước Công nguyên.
Các mộ đá ở đây có nhiều kiểu dáng khác nhau: kiểu bàn, kiểu bàn cờ, kiểu buồng đá trên mặt đất và kiểu hở; bao phủ một phòng chôn cất trên mặt đất hoặc dưới lòng đất. Trên thế giới, rất khó tìm thấy những khu vực tập trung dày đặc các ngôi mộ đá có kết cấu chắc chắn và kiểu dáng phong phú như cụm di tích mộ đá ở Hàn Quốc.
Ngoài Gochang, các điểm mộ đá còn được phân bố ở quận Hwasun (tỉnh Nam Jeolla) và quận Ganghwa (thành phố Incheon); tuy nhiên mộ đá phân bố ở Gochang là dày đặc nhất với 447 ngôi mộ đá. Đây là một trong những di sản quan trọng, có ý nghĩa đối với công tác nghiên cứu cấu trúc xã hội thời đại đồ đồng và quá trình giao lưu văn hóa của con người thời tiền sử khu vực Đông Bắc Á.
Công viên địa chất toàn cầu Jeonbuk
Năm 2023, Công viên Địa chất Quốc gia Bờ Tây Jeonbuk (tỉnh Jeollabuk-do) đã được UNESCO công nhận là một công viên địa chất toàn cầu.
Thác nước trong địa điểm Jiksofall, Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Bờ biển phía Tây Jeonbuk, Hàn Quốc.
Công viên địa chất toàn cầu Jeonbuk trải dài 1.892 km từ quận Buan-gun đến quận Gochang-gun; nằm giữa Hoàng Hải rộng lớn và bãi bùn trải dài. Nơi này bao gồm 32 địa điểm địa chất tuyệt đẹp, chẳng hạn như núi Seonunsan, sông Chaeseokgang và đảo Solseom; bao gồm cả các khu vực Seonunsan, Byeongbawi, Ungok Ramsar Wetland, các điểm mộ đá Dolmen, Myeongsasimni, các bãi bùn Gochang...
Công viên địa chất toàn cầu Jeonbuk là công viên địa chất thứ năm của Hàn Quốc lọt vào danh sách công viên địa chất toàn cầu của UNESCO và là công viên địa chất ven biển đầu tiên của Hàn Quốc được UNESCO công nhận. Nơi đây được coi là một địa điểm tự nhiên tối ưu để quan sát quá trình phát triển địa chất, vì có những tảng đá núi lửa từ kỷ Phấn Trắng của Đại Trung sinh cũng như các tảng đá và trầm tích từ Liên đại Nguyên sinh đến Kỷ Đệ Tứ.
Khu dự trữ sinh quyển thế giới Gochang
Toàn bộ khu vực Gochang-gun được UNESCO công nhận Khu dự trữ sinh quyến thế giới năm 2013. Vùng lõi khu dự trữ được bảo vệ chính gồm vùng đất ngập nước Gochang Buan Ramsar, vùng đất ngập nước Ungok Ramsar, công viên tỉnh Seonunsan, Di sản văn hóa thế giới Mộ đá, Khu bảo tồn động vật hoang dã hồ chứa Dongnim; các khu rừng, sông, đầm lầy muối và cồn cát xung quanh trong khu vực này đóng vai trò là vùng đệm; các vùng đất nông nghiệp khác và khu dân cư được coi là khu vực chuyển tiếp.
Bằng cách tham gia vào mạng lưới dự trữ sinh quyển toàn cầu, vị thế quốc tế của Gochang được nâng cao. UNESCO có kế hoạch khôi phục du lịch văn hóa và sinh thái; chuẩn bị các biện pháp hỗ trợ và đồng hành tham gia của người dân. Thông qua đó, có kế hoạch khuyến khích người dân địa phương thông qua việc xây dựng thương hiệu cho các đặc sản địa phương (dưa hấu, lươn Pungcheon, bokbunja, dâu tằm, đậu phộng, muối tre...), góp phần phát triển kinh tế, tạo doanh thu.
Bãi bùn Gochang được UNESCO công nhận Di sản thiên nhiên thế giới năm 2021
Bãi bùn Gochang
Bãi bùn Gochang được UNESCO công nhận Di sản thiên nhiên thế giới năm 2021 bởi giá trị phổ quát nổi bật từ các quan điểm khoa học, bảo tồn và vẻ đẹp tự nhiên thông qua việc bảo vệ thiên nhiên như môi trường sống của các loài động thực vật có nguy cơ tuyệt chủng.
Các bãi bùn trước khi được UNESCO công nhận Di sản thiên nhiên thế giới đã được chính quyền các địa phương của Hàn Quốc chỉ định là khu bảo tồn vùng đất ngập nước.
Nghệ thuật kể chuyện âm nhạc Pansori
Pansori là một thể loại kể chuyện âm nhạc do một ca sĩ và một tay trống biểu diễn; được UNESCO công nhận Di sản văn hóa phi vật thể năm 2003.
Nghệ thuật kể chuyện âm nhạc Pansori
Pansori phổ biến bởi đặc trưng bởi giọng hát biểu cảm, lời nói cách điệu, một tiết mục kể chuyện và cử chỉ, bao gồm cả văn hóa tinh hoa và dân gian. Pansori có nguồn gốc từ phía Tây Nam Hàn Quốc vào thế kỷ XVII, có lẽ là một cách diễn đạt mới về các bài hát kể chuyện của các pháp sư. Đến cuối thế kỷ XIX, Pansori có được nội dung văn học tinh vi hơn và được giới thượng lưu thành thị ưa chuộng đáng kể. Các bối cảnh, nhân vật, tình huống tạo nên Pansori bắt nguồn từ Hàn Quốc thời Joseon (1392-1910).
Các ca sĩ Pansori trải qua quá trình đào tạo lâu dài và nghiêm ngặt để thành thạo nhiều âm sắc giọng hát khác nhau và ghi nhớ các tiết mục phức tạp. Nhiều nghệ sĩ điêu luyện đã phát triển các phong cách diễn giải cá nhân và nổi tiếng với cách biểu diễn các tập cụ thể đặc biệt của họ.
Nhạc truyền thống Nongak
Nhạc truyền thống Nongak của Hàn Quốc là loại hình nghệ thuật phường nhạc hoặc gánh diễn nông dân; được UNESCO công nhận Di sản văn hóa phi vật thể năm 2014.
Nongak thường được chơi vào các dịp lễ để tăng hứng thú làm công việc đồng áng, qua đó tăng năng suất lao động, xua tan những nhọc nhằn và gắn kết tinh thần đoàn kết trong cộng đồng nông dân.
Biểu diễn nghệ thuật truyền thống Nongak
Nongak kết hợp nhiều loại hình nhạc cụ như bộ gõ Samulnori với trống Buk, phèng Kkwaenggwari, trống phong yêu Janggu và chiêng Jing, luôn tạo nên một bầu không khí sôi động, khiến những người đứng xem xung quanh cũng phải vỗ tay nhún nhảy.
Nongak mang âm hưởng và hơi thở của dân tộc trong suốt mấy nghìn năm lịch sử của Hàn Quốc; được UNESCO đã đánh giá cao tính nối kết cộng đồng và khả năng khơi dậy bầu không khí lạc quan, tích cực.
Quyển sổ ghi chép lại cuộc cách mạng nông dân Donghak
Tư liệu cuộc khởi nghĩa nông dân Donghak của Hàn Quốc là tư liệu quan trọng cho thấy giai đoạn chuyển biến sang cận đại của xã hội Hàn Quốc. Tư liệu bao gồm 185 tài liệu ghi chép về việc người dân thường và Đại sứ quán Nhật Bản đã tham gia trấn áp quân đội nông dân Donghak và Chính phủ trong khoảng thời gian từ năm 1894-1895.
Năm 2023, tư liệu này đã được UNESCO công nhận là Di sản tư liệu thế giới. Cùng thời gian, tư liệu về cuộc cách mạng 19/4/1960 của Hàn Quốc cũng được UNESCO công nhận là Di sản tư liệu thế giới.
Bên cạnh các di sản thế giới, Gochang còn hấp dẫn du khách bởi những chương trình trải nghiệm lý thú như leo núi; du lịch sinh thái đom đóm vùng ngập nước Ungok Ramsar; trải nghiệm thêu, thắt nút tại nhà truyền thống ở thành cổ Gochang hay trải nghiệm Làng thời tiền sử ở Bảo tàng mộ đá cổ...
Hành trình hòa bình qua di sản văn hóa và thiên nhiên độc đáo Ngày 27/9 hằng năm, Tổ chức Du lịch thế giới và cộng đồng quốc tế chào mừng Ngày Du lịch thế giới với các chủ đề khác nhau nhằm tôn vinh giá trị của du lịch đối với kinh tế, văn hóa và môi trường. Ngày Du lịch thế giới năm 2024 với chủ đề: 'Du lịch và Hòa bình', một thông điệp...