25 năm hải chiến Trường Sa (Kỳ 5): Mùa xuân nhớ con anh hùng

Theo dõi VGT trên

Dù bị giam cầm và tra khảo nhưng 9 người lính Gạc Ma bị Trung Quốc bắt giữ còn được trở về.

25 năm hải chiến Trường Sa (Kỳ 5): Mùa xuân nhớ con anh hùng - Hình 1

Tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ hy sinh tại Trường Sa trên tàu Hải Quân trong những chuyến công tác ra quần đảo này

Họ may mắn hơn rất nhiều khi có nhiều gia đình đã mãi mãi tiễn con đi. Mùa xuân năm 1988 là cái tết cuối cùng của 9 người con trai ấy khi tuổ.i xuân của họ đã vĩnh viễn gửi lại Trường Sa thân yêu…

“Con đi mẹ hỉ!”

Trong trận hải chiến đảo Gạc Ma, quần đảo Trường Sa ngày 14/3/1988, Quảng Bình là nơi có nhiều liệt sĩ nhất với 13 người. TP.Đà Nẵng xếp sau với 9 liệt sĩ trong số 64 người hi sinh. Riêng khu vực P.Hòa Cường (cũ, nay chia thành P.Hòa Cường Nam và P.Hòa Cường Bắc), Q.Hải Châu đã có đến 7 liệt sĩ, 2 liệt sĩ còn lại ở P.Bình Hiên và P.An Hải Tây.

Bà Nguyễn Thị Trước, nay đã 81 tuổ.i, là mẹ liệt sĩ Phạm Văn Lợi kể về người con thứ 5 của mình: “Nó là đứa hiền lành, thương ba mẹ nhất nhà, từ nhỏ hễ đi học về là chạy qua cồn gánh rau phụ tui bán ở chợ, xong thì lên khu sân bay lượm ve chai về đưa cho tui đi bán”.

Tháng 3/1987, nghe tuyển quân đi bộ đội hải quân, Lợi về khoe đã đăng ký và được vào hải quân, phân vào Trung đoàn 83 công binh cùng nhiều thanh niên trong xóm. Cả nhà từ ông bà nội đến ba mẹ anh Lợi cũng đều vui lây vì thấy con cũng cùng chí hướng như 2 anh trai, phụng sự Tổ quốc.

25 năm hải chiến Trường Sa (Kỳ 5): Mùa xuân nhớ con anh hùng - Hình 2

Mẹ Nguyễn Thị Trước bên bàn thờ liệt sĩ Phạm Văn Lợi

Gần một năm sau, anh Lợi về ăn tết Mậu Thìn 1988 với gia đình. Anh bị ba là ông Phạm Đức Dần la rầy: “Răng mi mới đi một năm mà đã về rồi?”. Anh Lợi thưa rằng về ăn tết là được đơn vị cho phép, ăn tết xong là đi lại ngay.

“Lần về Tết đó, hắn cũng ít ở nhà. Hôm trước khi lên đường, thằng Lợi dẫn người yêu về giới thiệu một lúc rồi hai đứa đi chơi, con người yêu hắn chào “dạ thưa bác con đi” thì bị thằng Lợi chỉnh: “thưa mẹ con đi chứ răng lại thưa bác”, tui chưa kịp mừng vì nghĩ đến đám cưới ngày hắn ra quân thì nhận tin dữ”, bà Trước nhớ lại.

Năm 2012, Báo Thanh Niên đã tổ chức 2 đợt gặp gỡ, tri ân các gia đình 64 liệt sĩ hy sinh trong trận hải chiến bảo vệ đảo Gạc Ma, Trường Sa ngày 14/3/1988 tại từng địa phương. Báo Thanh Niên cũng đã trao 1,92 tỉ đồng, là số tiề.n bạn đọc, các nhà tài trợ hảo tâm ủng hộ cho 64 gia đình liệt sĩ (30 triệu đồng/gia đình).

Khoảng gần trưa 14/3/1988, vợ chồng bà Trước nghe tin sét đán.h từ phường báo các chiến sĩ mất tích ở Trường Sa. Đám tang anh Lợi diễn ra trong mưa gió, căn nhà nhỏ đến nỗi hàng xóm qua viếng ướt nhem vì không có chỗ vào. Nhiều năm sau đó, đêm nào bà cũng mơ thấy anh Lợi với những lời động viên “mẹ đừng lo chi hết, con mạnh khỏe và ở với anh em ngoài đó rất vui vẻ”.

“Thằng Lợi thứ 5 nhưng với anh em trong nhà ai, ai nói chi nhưng nó vẫn không bao giờ cãi lời. Đến giờ, tui nhớ y chang bữa cơm ngày tết cuối cùng trước khi hắn đi, nhà không có chi ăn, hắn xuống lục xí bún với nước mắm ăn quẹt quẹt rồi thưa “con đi mẹ hỉ”, tui thấy xó.t x.a vì từ nhỏ tới lớn ở nhà hắn chưa có được một bữa no, tui chưa chăm sóc chi cho hắn được nhiều, đến chừ cũng nhờ hắn mà đoàn thể thường xuyên đến thăm hỏi, thay hắn nuôi tôi…”, kể đến đây, bà Trước òa khóc.

Sau khi anh Lợi hy sinh, em trai kế là Phạm Văn Long được miễn đi nghĩa vụ quân sự. Đến lúc giải tỏa, nhà bà Trước không đủ tiề.n tái định cư tại chỗ nên đã chuyển lên Q.Cẩm Lệ sinh sống, hiện vẫn nợ tiề.n xây nhà và thuộc diện hộ nghèo của địa phương. Anh đầu là Phạm Văn Chung đã mất sớm vì bạo bệnh, hiện anh Long vẫn chưa lập gia đình, đi phụ hồ nuôi mẹ và em út Phạm Văn Tâm bị bệnh down từ nhỏ.

25 năm hải chiến Trường Sa (Kỳ 5): Mùa xuân nhớ con anh hùng - Hình 3

Mẹ Trước hiện vẫn đang chăm sóc em trai liệt sĩ Phạm Văn Lợi là anh Phạm Văn Tâm

Hai cha con ra đi cùng ngày

Cũng như liệt sĩ Phạm Văn Lợi, liệt sĩ Phan Văn Sự cũng đăng ký đi nghĩa vụ quân sự xong mới về nói với gia đình vào tháng 3/1987. Khi đó bà Lê Thị Muộn, mẹ anh Sự vừa thôi làm công nhân bốc vác ở Cảng Đà Nẵng, ba anh là ông Phan Văn Bé bị bệnh tim.

Video đang HOT

25 năm hải chiến Trường Sa (Kỳ 5): Mùa xuân nhớ con anh hùng - Hình 4

Di ảnh của liệt sĩ Nguyễn Mậu Phong, người cha đã khiến hai con lớn dần tình yêu Trường Sa

Tết Mậu Thìn 1988, anh Sự về ăn tết với gia đình đến 12 tháng giêng thì thưa rằng đơn vị cho anh ở nhà giữ doanh trại nhưng anh em trong khu vực Hòa Cường đi vào Cam Ranh từ hôm mùng 6 tết nên anh Sự xin đơn vị cho đi theo cùng.

Lúc đó ông Phan Văn Bé vừa mổ tim xong, sáng 14/3/1988, ông đang nằm tịnh dưỡng chờ cắt chỉ ở Bệnh viện Đà Nẵng thì nghe tin phát thanh báo chiến sĩ mất tích ở Trường Sa.

“Tôi ngồi cạnh ổng trong bệnh viện, ổng giật nảy người lên hỏi “chi rứa bà chi rứa bà” rồi lịm đi, đến 15 giờ chiều cùng ngày thì ổng đi theo thằng Sự”, bà Muộn ứa nước mắt.

Do đó, ngày 27 tháng giêng âm lịch hằng năm là ngày giỗ chung của cả chồng và con bà Muộn, nhưng mộ anh Sự trên nghĩa trang liệt sĩ Gò Cà hiện vẫn chỉ là mộ gió.

Kỷ vật duy nhất anh Sự để lại nơi đơn vị Trung đoàn 83 Công binh Hải quân là chiếc áo hải quân. Nhận áo về, bà Muộn tự tay cắt, sửa thành áo để mặc cho đỡ nhớ con đến tận bây giờ.

Không chỉ nhà bà Trước, bà Muộn, ông Trần Huỷnh (92 tuổ.i) cũng có 3 con trai vào lính là các anh Trần Cường, Trần Trọng, riêng con trai út là Trần Tài đã hy sinh trong trận hải chiến ngày 14/3/1988 ở Gạc Ma, Trường Sa.

Ngày 6/3/2013 (25 tháng giêng âm lịch), chúng tôi ghé thăm ông Trần Huỷnh trên đường Núi Thành, cũng đúng là lúc gia đình đang làm đám giỗ chung cho anh Tài và mẹ. Anh Tài hy sinh 14/3/1988 (27 tháng giêng Mậu Thìn), còn mẹ anh mất năm 2010 nhằm ngày 25 tháng giêng.

Bên mâm cơm chay tề tựu đông đủ bà con trong gia đình, anh Trần Trọng lúc nào cũng hát tặng trước bàn thờ liệt sĩ Trần Tài để tưởng nhớ người em út bởi lúc còn sống, anh Tài chơi đàn và hát rất hay.

9 liệt sĩ Đà Nẵng trong trận Gạc Ma ngày đó còn có anh Nguyễn Hữu Lộc, Trương Quốc Hùng, Nguyễn Phú Đoàn, Lê Văn Xanh (cùng ở P.Hòa Cường cũ), Lê Thế (P.An Hải Tây) và Trần Mạnh Việt (P.Bình Hiên).

25 năm hải chiến Trường Sa (Kỳ 5): Mùa xuân nhớ con anh hùng - Hình 5

Mẹ Lê Thị Muộn vẫn giữ và mặc chiếc áo kỷ vật của liệt sĩ Phan Văn Sự suốt 25 năm qua để đỡ nhớ con

25 năm hải chiến Trường Sa (Kỳ 5): Mùa xuân nhớ con anh hùng - Hình 6

Ông Trần Huỷnh thắp hương trong đám giỗ chung của con là liệt sĩ Trần Tài và vợ

Riêng cha mẹ 7 liệt sĩ ở Hòa Cường vốn từng là hàng xóm láng giềng từ trước, cho đến khi cùng mang nỗi đau mất con thì lại càng thâm tình. Những năm gần đây, do giải tỏa, nhiều gia đình chuyển đi xa và tuổ.i cao sức yếu nên họ ít có dịp thăm nom nhau như trước. Cho nên, hay tin được mời tham dự chương trình Tri ân chiến sĩ Trường Sa tại TP.Đà Nẵng ai cũng rất nóng lòng.

Bởi lẽ, đây không chỉ là dịp họ được gặp lại nhau, nhớ về những đứa con liệt sĩ anh hùng mà còn muốn truyền lại giới trẻ và xã hội về lòng yêu nước sục sôi, chống quân xâm lược Trung Quốc thuở nào…, về tinh thần hướng về Hoàng Sa, Trường Sa, bảo vệ Tổ quốc.

Gia đình… Trường Sa

Ngày 8/3/2013, nhằm ngày 27 tháng giêng âm lịch, cũng là ngày giỗ thứ 25 của liệt sĩ Nguyễn Mậu Phong, người đã hy sinh trong trận chiến Gạc Ma – Trường Sa vào ngày 14/3/1988. PV đã về thôn Hiển Lộc, xã Duy Ninh, huyện Quảng Ninh, Quảng Bình để dâng nén hương lên trước di ảnh của anh. Gặp lại tôi, chị Trần Thị Liễu (vợ liệt sĩ Nguyễn Mậu Phong) bắt tay vui mừng rồi khoe phần nhà mới to đẹp được xây dựng sau khi nhận tiề.n hỗ trợ từ chương trình “Tri ân liệt sĩ Gạc Ma” vào tháng 5/2012. Vợ chồng anh chị có 2 người con trai đó là Nguyễn Mậu Trường (SN 1985) và Nguyễn Tiến Xuân (SN 1987) thì cả hai đều là chiến sĩ và đã làm nhiệm vụ tại quần đảo Trường Sa, nơi ba mình ngã xuống.

Riêng với Tiến Xuân thì tình yêu đối với người lính hải quân, với biển đảo, xen lẫn sự căm hờn lúc nào cũng cháy bỏng. Quyết thi vào Học viện Hải quân và hiện giờ Xuân đã khoác áo lính được 6 năm và cũng đang công tác ở Trường Sa. Lúc nào Xuân cũng mang theo tất cả thư từ, kỷ vật của liệt sĩ Nguyễn Mậu Phong bên người. Mới đây, ngày mùng 3 tết, Xuân đặt chân lên vùng biển đảo mà 25 năm trước, ba mình đã vĩnh viễn nằm xuống. Lúc đó, Xuân điện thoại về bảo mẹ thắp hương cho ba cầu khấn để Xuân được gặp ba một lần. Nhưng làm sao có thể gặp được giữa trùng khơi biển lạnh, thế là Xuân òa khóc nức nở. (T.Q.Nam)

Mơ trở lại Trường Sa

Ngày trở về, việc đầu tiên anh Dương Văn Dũng (Đà Nẵng) làm là sang thắp hương cho liệt sĩ Phạm Văn Lợi, là người “ăn cùng mâm, ngủ cùng chiếu” với anh từ nhỏ cho đến khi cùng vào đơn vị. Nhưng sau trận hải chiến Gạc Ma, chỉ còn anh Dũng, anh Phan Văn Đức còn sống.

Cũng như Dũng, bạn cùng xóm của anh Đức là liệt sĩ Lê Thế đã hy sinh. Rời doanh trại về Đà Nẵng, anh Đức đến nhà thắp hương và kể lại chuyện với bác Trần Thị Huệ là mẹ Thế. Bác Huệ ngất xỉu vì lúc đó mới thật sự tin Thế đã hy sinh.

“Ước nguyện lớn nhất của tôi là mong một lần trở lại Gạc Ma để thắp cho đồng đội nén nhang “, anh Dũng nói.

Kết thúc câu chuyện về những ngày tháng không thể nào quên, anh Trương Văn Hiền (Đăk Lắk) tâm sự: “Trải qua cuộc chiến sinh tử nhưng thoát khỏi cái chế.t, được trở về quê hương là may mắn, hạnh phúc lớn nhất trong đời nên dù sống khổ như thế nào cũng cố gắng chịu đựng. Tôi chỉ có mong ước là cùng những anh em sống sót trong trận chiến năm xưa ra thăm lại Trường Sa để thắp nén nhang, thả vòng hoa xuống biển tưởng nhớ những đồng đội đã hy sinh. Nhưng điều này sẽ khó thực hiện nếu không có đơn vị cũ giúp đỡ”.

Riêng Lê Hữu Thảo, từ ngày trở về từ Trường Sa, anh có hai điều tâm nguyện. Một là có ngày được về quê Trần Văn Phương, thăm mẹ anh Phương và thắp nén nhang trước mộ anh. Điều thứ nhất anh vừa hoàn thành cũng trong ngày tháng ba vừa qua.

Ước nguyện thứ hai tuy đơn giản nhưng chưa biết bao giờ mới thành hiện thực. Đó là: “Một lần ra lại Trường Sa, để được gọi tên đồng đội cũ, được thả một vòng hoa trắng xuống biển xanh để tưởng nhớ những người mãi mãi nằm lại dưới đó”…

“Cuộc chiến đấu dũng cảm, kiên cường của cán bộ chiến sĩ Trung đoàn 83, Lữ đoàn 125, Lữ đoàn 146 bảo vệ chủ quyền đảo Gạc Ma, Trường Sa đã nêu một tấm gương sáng về lòng trung thành của người lính, quyết tâm bảo vệ đến cùng từng tấc đất của Tổ quốc. Sau trận chiến này, ngoài 64 anh hùng liệt sĩ đã hy sinh, đồng chí Nguyễn Văn Lanh với hành động giữ vững ngọn cờ Tổ quốc trên đá Gạc Ma đã được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Trung đoàn 83 được tặng thưởng Huân chương chiến công hạng hai… Điều quan trọng nhất, sự hy sinh của các chiến sĩ trong trận hải chiến làm cho nhân dân khắp nơi phát động phong trào ủng hộ vật chất xây dựng Trường Sa, lực lượng cán bộ chiến sĩ càng quyết tâm bám đảo dù cho phía Trung Quốc tiếp tục khiêu khích căng thẳng. Do đó, lịch sử Trung đoàn công binh 83 Hải quân đã đán.h giá: “Sau sự kiện 14.3.1988, đơn vị đã hoàn thành một khối lượng công việc bằng nhiều năm trước đó cộng lại, đặc biệt có những công việc lần đầu thực hiện được như phá đá mở luồng ở một số đảo, lần đầu xây dựng nhà cấp 1…”, Thượng tá Hoàng Văn Hoan, nguyên Bí thư Đảng ủy, Phó chỉ huy chính trị Trung đoàn 83 Công binh Hải quân.

Theo xahoi

25 năm hải chiến Trường Sa (Kỳ 4): Cuộc trở về của Nguyễn Văn Lanh

Địch hạ cờ xuống, Lanh lại dựng lên, cho đến khi anh bị quân Trung Quốc dùng lưỡi lê đâ.m và bắ.n vào người...

25 năm hải chiến Trường Sa (Kỳ 4): Cuộc trở về của Nguyễn Văn Lanh - Hình 1

Anh Lanh, anh Thống đến thăm nhà anh Nhuân (áo xanh), họ là những đồng đội trên tàu HQ 604

Trong cuộc chiến giữ đảo Gạc Ma, chiến sĩ trẻ Nguyễn Văn Lanh đã anh dũng chiến đấu giữ ngọn cờ Việt Nam cắm trên đảo, kiên quyết giằng co không cho lính Trung Quốc cắm cờ. Địch hạ cờ xuống, Lanh lại dựng lên, cho đến khi anh bị quân Trung Quốc dùng lưỡi lê đâ.m và bắ.n vào người...

Từ buổi sáng 14/3/1988 bi hùng ở Gạc Ma, những người lính trên con tàu HQ 604 không còn uống chung chén nước, ăn chung chén cơm, ngủ chung giường nữa. Mỗi người lưu lạc một phương trời.

Những ngày đầu tháng 3/2013, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Nguyễn Văn Lanh tranh thủ về thăm nhà tại làng quê yên bình Đại Phúc, xã Vạn Ninh, H.Quảng Ninh, Quảng Bình.

25 năm hải chiến Trường Sa (Kỳ 4): Cuộc trở về của Nguyễn Văn Lanh - Hình 2

Bữa cơm giản dị của gia đình Anh hùng Nguyễn Văn Lanh tại quê nhà

Hiện mẹ anh, bà Nguyễn Thị Kỷ (77 tuổ.i) sống một mình trong ngôi nhà nhỏ, là nơi anh sinh ra và lớn lên. Những ngày anh Lanh về quê, nhà bà Kỷ lúc nào cũng đông vui như lễ tết. Mọi người tập trung lại ăn cơm, uống chén rượu gạo và chuyện trò.

Người vui nhất không ai khác là bà Kỷ, cái miệng móm mém của bà không lúc nào thôi cười. Bà nhớ như in chuyện cách đây 25 năm và kể với tôi rành mạch.

Ngày đó, khi mới xảy ra sự kiện quân Trung Quốc tấ.n côn.g chiếm đảo Gạc Ma, bà chỉ biết loáng thoáng tình hình qua Đài tiếng nói VN, càng về sau càng rõ hơn. "Nhưng họ cũng chỉ nói là một người tên Lanh, Lanh thì cả nước có biết bao nhiêu Lanh chứ. Lúc đó tui cũng lo lắm nhưng nghĩ thôi vì lòng căm thù giặc, vì nghĩa vụ với Tổ quốc, con mình có nằm xuống vì đất nước cũng đành" - bà Kỷ nhớ lại.

Mãi hơn 1 tháng sau, khi nhận được thông tin chính xác từ đơn vị, bố anh Lanh (đã mất) và người anh trai Nguyễn Thanh Long khăn gói vào miền Nam thăm anh tại đơn vị. Bà Kỷ cũng muốn đi nhưng vì hoàn cảnh, điều kiện nên phải ở nhà. Gặp lại nhau ở bệnh viện, mấy cha con mừng rơi nước mắt, cứ ôm nhau khóc.

Anh Nguyễn Văn Lanh tâm sự về chuyện muốn đi thăm bạn bè - những đồng đội cũ - trên con tàu lịch sử HQ 604 tại Quảng Bình. Anh bảo: "Bao nhiêu năm, mấy lần đi công tác, về quê nhà, đã hẹn với nhau rồi nhưng cuối cùng chẳng đi được vì trời trở rét, vết thương lại nhức buốt nên phải quay vô TP.HCM cho ấm hơn và để trị bệnh".

Nghe thế, tôi nói ngay: "Anh muốn đi đâu em cũng đưa đi, má.u xương các anh đã đổ xuống vì Tổ quốc mà". Anh nhìn tôi không nói lời nào nhưng ánh mắt sáng lên.

25 năm hải chiến Trường Sa (Kỳ 4): Cuộc trở về của Nguyễn Văn Lanh - Hình 3

Bà Kỷ (mẹ anh Lanh) nâng niu tấm danh hiệu của con trai

Ngày giỗ sống

Chúng tôi lên đường và từ đây, một cuộc trở về lịch sử không hẹn mà gặp bắt đầu. Từ xã Vạn Ninh, chúng tôi theo đường Hồ Chí Minh về quốc lộ 1A, men theo đường biển Quang Phú rồi ra xã Nhân Trạch để đón anh Nguyễn Văn Thống, người bị Trung Quốc bắt 3 năm và gia đình đã nhận giấy báo tử. Tiếp tục theo QL 1A ra thị trấn Ba Đồn, đến vùng nam huyện Quảng Trạch đến nhà anh Trương Đức Nhuân ở thôn Thọ Hạ, xã Quảng Sơn.

Trên suốt quãng đường từ Vạn Ninh đến xã Quảng Sơn, điều tôi băn khoăn đó là 25 năm trôi qua, liệu các anh có còn nhận ra nhau. Anh Lanh khẳng định: "Nhớ chứ, mặc dù tụi anh không gặp nhau nhưng sao mà quên được từng nét mặt, hành động, cử chỉ và không gặp nhưng cũng thường xuyên liên lạc với nhau qua điện thoại. Nghe tin bạn gặp ta.i nạ.n, anh cũng gửi tiề.n ra cho bạn, sống với nhau phải bằng tình cảm chân thật em à".

Các anh gặp lại nhau ở nhà anh Nhuân trong niềm vui vỡ òa, 25 năm rồi chứ ít ỏi gì nữa. Điều đầu tiên là các anh xắn quần, vạch áo sờ lên từng vết sẹo của nhau.

Ngày ấy, ở tuổ.i đôi mươi, lứa tuổ.i vô tư hồn nhiên nhất, thì các anh đã gắn bó với nhau trong những buổi tập luyện trên thao trường, những lúc sinh hoạt trong doanh trại. Thời ấy, điều kiện kinh tế khó khăn, các anh nhường nhau từng miếng cơm, manh áo, có cái gì ngon cũng chia sẻ với nhau. Anh Lanh kể, mình làm nhiệm vụ đơm cơm cho cấp trên, thế là mình cố tình đơm cho thật nhiều, thành ra chỉ huy ăn không hết, phần thừa đó mình kêu mấy đứa lên lấy ăn. Ở nhà bếp còn cơm cháy, anh cũng kêu. Những trò "tăng gia sản xuất" có một không hai cũng được các anh ôn lại rồi cười vui vẻ.

Ở cái tuổ.i tóc đã muối tiêu, các anh vẫn gọi với nhau bằng "tau" và "mi". "Gọi thế cho sướng miệng, bọn anh là bạn bè mà, gặp nhau chưa đầy 3 năm để rồi phải xa nhau từ đó cho đến bây giờ" - các anh bộc bạch.

Với anh Lanh, từ lúc còn ở đơn vị, mọi người gọi anh là "lép" bởi dáng người gầy ốm, mỏng manh. Đến bây giờ Lanh vẫn thế. Vừa chạm nhau, anh Nhuân đưa tay còn lại vỗ vai anh Lanh cái đốp rồi nói: "Hắn đúng là lép rồi, lép chừ vẫn là lép. Mẹ mi ơi, lấy cơm với thịt cho thằng lép hắn ăn".

Lép nhưng lì. Nhớ lại ngày 14/3/1988, các anh Thống, Nhuân đều bảo: "Hắn lì lắm, có sợ chi lính Trung Quốc. Hắn giằng nhau với lính Trung Quốc để giữ cờ, khi bọn kia giơ sún.g, hắn nổi điên nhảy lên đạp một phát".

Và má.u anh đã đổ xuống. Trong cơn sinh tử giữa biển khơi, đồng đội anh đã kịp cứu, mang sự sống đến với anh. Trong căn nhà nhỏ ở Quảng Sơn hôm ấy, anh Lanh nói: "Hôm nay là kỷ niệm ngày giỗ sống của chúng ta".

Điều đặc biệt, một trong hai người đưa anh Lanh đang chìm lên tấm ván nổi trên mặt nước là chiến sĩ Nguyễn Văn Lục (ở xã Quảng Thủy, H.Quảng Trạch) hiện đang ngồi đối diện với anh Lanh.

Anh Lục kể: "Lúc đó, chúng tôi đưa Lanh và anh Tứ bỏ lên tấm ván, sau đó bỏ lên xuồng nhôm, cùng với anh em đồng đội còn sống chèo về đảo Sinh Tồn, đang chèo thì gặp một tàu dân sự làm nhiệm vụ cung cấp lương thực cho các đảo và được đưa lên tàu. Nhưng sau đó tàu Trung Quốc kè không cho đi nên mãi từ trưa cho đến 10 giờ tối cùng ngày mới đến được đảo Sinh Tồn. Tứ bị cụt 1 chân, má.u ra nhiều quá nên mất; còn Lanh may mắn qua khỏi".

25 năm hải chiến Trường Sa (Kỳ 4): Cuộc trở về của Nguyễn Văn Lanh - Hình 4

Những chiến sĩ hải quân năm xưa (4 người ở giữa) chụp ảnh kỷ niệm cùng PV (thứ 2 từ trái qua)

Trà rượu một hồi, anh Lanh nổi hứng tinh nghịch như thời đang cùng nhau huấn luyện ở Đà Nẵng. Anh Lục cũng không chịu thua khi bảo: "Biết thế bữa đó tau không đưa hắn lên". Rồi tất cả cùng cười vui.

Kể về anh Lanh, anh Nguyễn Đình Phùng (ở xã Quảng Tân, H.Quảng Trạch; lúc đó làm khí tài) vẫn không quên hình ảnh lúc tàu HQ 604 chuẩn bị rời bến ra đảo, anh Lanh còn tìm gặp để hỏi xin một lưỡi lê.

Chiều muộn, dù không muốn vẫn phải rời, Anh hùng Nguyễn Văn Lanh tạm biệt đồng đội trở lại quê nhà. Đã có những đôi mắt ứa nước khuất dưới mái tóc điểm bạc. Các anh mạnh mẽ sống chế.t cùng nhau vì Tổ quốc nhưng phút chia tay ai chẳng ngậm ngùi.

Theo xahoi

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Túi Hermès bạch tạng mà bà Trương Mỹ Lan xin lại đắt đỏ ra sao?
10:57:08 28/09/2024
Thảm họa lũ quét ở Làng Nủ: Tìm thấy thêm một th.i th.ể
17:34:57 27/09/2024
Lễ tang Phó Giáo sư Đặng Bích Hà - Phu nhân Đại tướng Võ Nguyên Giáp
21:04:03 28/09/2024
Cứu chồng bị điện giật, vợ t.ử von.g
16:46:40 27/09/2024
Học sinh nhập viện, lộ ra sự việc bất thường của nhà trường
10:12:09 27/09/2024
Tạm ngưng giảng dạy cô giáo xin phụ huynh ủng hộ tiề.n mua máy tính cá nhân
21:00:28 28/09/2024
Bệnh nhân vỡ ruột thừa nguy kịch, người nhà tố bệnh viện tắc trách
19:52:17 27/09/2024
Cô giáo xin phụ huynh ủng hộ tiề.n mua máy tính cá nhân: "Tôi đã sai"
18:25:19 28/09/2024

Tin đang nóng

Negav phát ngôn "sốc óc" tại concert Anh Trai Say Hi: Mẹ thấy đúng khi cho con nghỉ học chưa!
23:42:30 28/09/2024
Một nam ca sĩ tiết lộ tới giỗ 100 ngày nhưng mẹ Đức Tiến đóng cửa
22:45:42 28/09/2024
Một nam ca sĩ đình đám: "Nổi tiếng rồi tôi vẫn chơi với anh Hoài Linh"
23:31:06 28/09/2024
Hoa hậu Khánh Vân mặc crop top chụp ảnh cưới, Lan Phương khoe cơ bụng săn chắc
23:36:57 28/09/2024
Quyền Linh tiếc nuối, ra sức năn nỉ nhưng nữ công nhân quyết từ chối hẹn hò
22:04:22 28/09/2024
MC giả vờ ngất, Hieuthuhai đón sinh nhật ồn ào trước concert 'Anh trai say hi'
23:34:46 28/09/2024
Ánh Viên kể lại khoảng thời gian khủng hoảng tâm lý trước khi xinh đẹp đến khó tin
21:42:53 28/09/2024
Vợ NSND Công Lý: "Tôi sửa mỗi mũi và làm răng"
22:43:12 28/09/2024

Tin mới nhất

Quân đội chuẩn bị những bước cuối cùng thiết lập cầu phao Phong Châu

21:11:27 28/09/2024
Khoảng 29 đốt cầu phao dã chiến đang được lực lượng công binh thả xuống khu vực cầu phao Phong Châu, chuẩn bị cho việc thiết lập cầu phao, phục hồi giao thông hai bờ những ngày tới.

Hà Nội: Cháy xưởng tái chế nhựa rộng 500m2, 1 người t.ử von.g

21:05:36 28/09/2024
Vụ cháy xưởng tái chế nhựa với diện tích khoảng 500m2 xảy ra vào rạng sáng 28/9, tại huyện Hoài Đức làm 1 người t.ử von.g.

Thủ tướng kể về quyết định sống còn để giữ đậ.p Thác Bà, đê Hoàng Long

18:27:49 28/09/2024
Điều này được Thủ tướng Phạm Minh Chính chia sẻ khi phát biểu kết luận Hội nghị trực tuyến sơ kết, đán.h giá, rút kinh nghiệm về công tác phòng chống và khắc phục hậu quả bão số 3 (bão Yagi), sáng 28/9.

Vàng nhẫn "cháy hàng" khi giá lập kỷ lục, mua thêm 1 chỉ phải chờ cả tiếng

17:41:30 28/09/2024
Giá vàng nhẫn chứng kiến đà tăng phi mã suốt một tuần nay, vọt lên 83 triệu/lượng, lập kỷ lục. Ghi nhận của phóng viên Dân trí cho thấy người dân tiếp tục đổ xô mua vào, giao dịch sôi động khiến không ít nơi cháy hàng .

Hậu quả bão Yagi hết sức nặng nề, gây sang chấn tinh thần người dân

16:51:58 28/09/2024
Đó là lý do Hội nghị trực tuyến sơ kết, đán.h giá, rút kinh nghiệm về công tác phòng chống và khắc phục hậu quả bão số 3 (bão Yagi) được tổ chức cả vào ngày thứ bảy, ngày 28/9, theo Thủ tướng Phạm Minh Chính.

Vụ học sinh nhập viện, lộ bất thường của trường: Thành phố họp vào tuần tới

13:13:17 28/09/2024
Liên quan đến việc một trường tiểu học trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột không đóng tiề.n BHYT cho hàng chục học sinh, Bảo hiểm Xã hội tỉnh Đắk Lắk đã có buổi làm việc với nhà trường.

Hàng trăm người vây công ty vì chưa được xuất cảnh: Báo cáo trong hôm nay

13:10:37 28/09/2024
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội đề nghị UBND 2 quận tìm hiểu, xác minh liên quan đến vụ việc hàng trăm người vây công ty vì chưa được xuất cảnh đúng hạn.

Vụ tung tin giả có bom trên máy bay Đà Nẵng-Bangkok: Lời kể nhâ.n chứn.g

10:41:09 28/09/2024
Do một hành khách trên chuyến bay VZ961 từ Đà Nẵng đến Bangkok (Thái Lan) tung tin có bom, chị A. (sống ở Đà Nẵng) đến Pattaya muộn hơn so với lịch trình dự kiến ban đầu.

Vụ lũ quét ở làng Nủ: Thêm 1 người được tìm thấy, vẫn còn 9 trường hợp mất tích

08:47:46 28/09/2024
Lực lượng chức năng tìm thấy thêm 1 trường hợp vụ lũ quét tại thôn Làng Nủ (xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, Lào Cai) vào ngày 27/9, nâng tổng số người không qua khỏi lên 58 người.

Metro số 1 TPHCM còn nhiều tồn tại, chưa đủ điều kiện nghiệm thu

20:20:24 27/09/2024
Căn cứ vào tình hình thi công, chủ đầu tư lập kế hoạch chi tiết tiến độ hoàn thành các hạng mục, công việc còn lại làm cơ sở nghiệm thu hoàn thành dự án.

Công an đề nghị lập tổ chuyên môn xác định nguyên nhân sập cầu Phong Châu

20:14:57 27/09/2024
Công an tỉnh đề nghị UBND tỉnh Phú Thọ chỉ đạo thành lập tổ giám định xác định nguyên nhân đổ trụ cầu T7 và sập 2 nhịp cầu 6, 7 của cầu Phong Châu; phân định rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan.

Xác định nguyên nhân hơn 70 học sinh vào viện sau tiệc Trung Thu

19:28:28 27/09/2024
Sau khi sự việc xảy ra, Cục An toàn thực phẩm đề nghị Sở Y tế tỉnh Hà Giang tạm đình chỉ hoạt động của cơ sở cung cấp thực phẩm có nghi ngờ gây ngộ độc thực phẩm.

Có thể bạn quan tâm

Siêu mẫu Minh Tú tiết lộ cuộc sống hôn nhân với chồng người Đức

Sao việt

07:42:59 29/09/2024
Minh Tú thừa nhận đang trong giai đoạn mật ngọt của hôn nhân và hạnh phúc với từng khoảnh khắc bên ông xã ngoại quốc.

MC Concert "Anh trai say hi" nhận bão phẫn nộ vì "ồn như cái chợ"

Nhạc việt

07:30:22 29/09/2024
Nhiều khán giả xem Võ Tấn Phát làm MC đã thể hiện sự khó chịu vì nam diễn viên ồn ào, nói chuyện theo kiểu la hét ầm ĩ.

Giao tranh buộc trên 50.000 người tại Liban di tản sang Syria

Thế giới

07:29:29 29/09/2024
Theo UNHCR, tổng số người phải rời bỏ nhà cửa ở Liban hiện đã lên tới 211.319 người, trong đó số người di dời kể từ khi Israel tăng cường các cuộc không kích vào ngày 23/9 là 118.000 người.

Tiến Luật bị cả team từ chối

Tv show

07:26:36 29/09/2024
Biểu cảm của Tiến Luật trong phần cuối ca khúc ở tập 12 Anh trai vượt ngàn chông gai đang viral khắp mạng xã hội.

Biểu tượng sexy Hàn Quốc bỗng "ngoan xinh yêu" đến ngỡ ngàng, đang viral khắp MXH: Đại tiệc nhan sắc, ngắm hoài không chán!

Sao châu á

07:20:15 29/09/2024
Được xem là biểu tượng của sự gợi cảm, mỹ nhân Hàn này lại khiến dân tình ngỡ ngàng với hình ảnh cực kỳ ngoan xinh yêu .

Công chúa đẹp nhất phim Hoa ngữ hiện tại, nhan sắc cực phẩm xứng đáng phong thần

Hậu trường phim

07:11:58 29/09/2024
Mỹ nhân 33 tuổ.i trông vô cùng trẻ trung, xinh đẹp. Tạo hình của cô trong vai nữ chính Phùng Diệu Quân dù đơn giản nhưng vẫn ấn tượng, khiến công chúng mong chờ.

Tấm cũng dở như Cám

Phim việt

06:53:29 29/09/2024
Sau hơn 1 tuần công chiếu với doanh thu vượt ngưỡng 60 tỷ, bộ phim điện ảnh Cám vẫn đang là chủ đề gây tranh cãi gay gắt trên các nền tảng mạng xã hội.

Love Next Door tập 13: Jung Hae In bị ta.i nạ.n chưa sốc bằng bí mật chấn động của nam phụ

Phim châu á

06:48:01 29/09/2024
Seok Ryu nói lời yêu và thừa nhận việc mình không nên tự ti trước tình yêu. Hai người ôm nhau và hứa sẽ luôn ở bên nhau.

Chị em nào thường xuyên mất ngủ, ngủ không ngon giấc nhớ ăn món canh từ "nhân sâm dưới nước", vừa đẹp da lại dễ tiêu hóa

Ẩm thực

05:57:04 29/09/2024
Vào những ngày giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường khiến cơ thể dễ mệt mỏi, uể oải. Hãy cùng vào bếp chế biến món canh vịt củ sen thơm ngon, bổ dưỡng cho cả nhà cùng thưởng thức nhé!

James Rodriguez vỡ mộng

Sao thể thao

00:58:33 29/09/2024
Từ khi gia nhập đại diện thành Madrid trong những ngày cuối của kỳ chuyển nhượng hè 2024, James Rodriguez mới thi đấu 30 phút. Trong các trận gặp Osasuna và Atletico Madrid