25 doanh nghiệp XKLĐ sang Đài Loan bị đình chỉ
Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐTB&XH) cho biết: Từ ngày hôm nay (20/2), 14 công ty xuất khẩu lao động (XKLĐ) Việt Nam và 11 công ty môi giới Đài Loan sẽ bị tạm dừng hoạt động cung ứng lao động sang Đài Loan vì thu phí của người lao động sai quy định. Thời gian bị tạm dừng từ 20-60 ngày.
Các công ty XKLĐ Việt Nam bị đình chỉ hoạt động vì đã thu phí, khấu trừ tiền ăn của người lao động cao hơn quy định và giữ lương của người lao động.
Danh sách doanh nghiệp Việt Nam bị xử phạt gồm: Công ty cổ phần xuất nhập khẩu tổng hợp và chuyển giao công nghệ Việt Nam (Vinagimex), Tổng công ty cổ phần thương mại xây dựng (Vietracimex), Công ty cổ phần cung ứng nhân lực và thương mại Vietcom (Vietcom Human), Công ty cổ phần hữu nghị Bắc Giang, Công ty vận tải biển và xuất khẩu lao động Isalco, Công ty xuất khẩu lao động Vinamotor, công ty Phu Tho Co, công ty đào tạo và cung ứng nhân lực Letco, Trung tâm hợp tác nhân lực quốc tế Emico, Công ty cổ phần Simco Sông Đà, Công ty cổ phần nhân lực quốc tế và thương mại Sông Hồng (Song Hong Im), Công ty cổ phần cung ứng nhân lực quốc tế Polimex (Polimex HR), Công ty Vicm Co, Công ty Cienco 8.
25 Doanh nghiệp XKLĐ sang Đài Loan bị đình chỉ hoạt động vì thu phí của người lao động sai quy định (Ảnh: minh hoạ)
Ngoài 14 công ty Việt Nam, Cục Quản lý lao động ngoài nước cũng tạm dừng xác nhận hồ sơ tiếp nhận lao động Việt Nam sang làm việc tại Đài Loan đối với 11 công ty môi giới Đài Loan do có hành vi vi phạm về thu phí của người lao động, giữ lương và khấu trừ tiền ăn, ở từ lương của người lao động.
Danh sách các công ty môi giới Đài Loan bị tạm dừng hoạt động gồm: Công ty Chính Cách, Công ty Tam Hòa, Công ty Triển Lâm, Công ty Hâm Thụy, Công ty Liên Dương, Công ty Điền Gia, Công ty Lợ Thiên, Công ty Nam Á, Công ty An An, Công ty Lực Thông, Công ty Vịnh Ngạn.
Video đang HOT
Ngày 18/2, Cục quản lý LĐNN cũng đã yêu cầu 25 doanh nghiệp trên không triển khai tư vấn, tạo nguồn, tuyển chọn, đào tạo lao động để đưa sang làm việc tại Đài Loan trong thời gian bị tạm dừng để rà soát, chấn chỉnh và báo cáo Cục để xem xét các biện pháp xử lý tiếp theo.
Trước đó, tháng 11/2013, Cục Quản lý LĐNN cũng đã tạm dừng hoạt động của 18 công ty xuất khẩu lao động đi Đài Loan vì thu phí của người lao động sai quy định.
Năm 2014, tổng chi phí đi Đài Loan theo quy định đã được Bộ LĐTB&XH giảm từ không quá 4.500 USD xuống không quá 4.000 USD và sẽ xem xét điều chỉnh chi phí giảm dần theo từng năm, để tạo điều kiện cho người lao động.
Vũ Điệp
Theo_VietNamNet
Mù vaccine và dịch bệnh thiếu lòng tin
Cuối cùng thì các nhân viên y tế bị đình chỉ vì vụ 3 trẻ bị chết oan vì vaccine ở Quảng Trị tháng 7 năm 2013 đã đi làm trở lại, vì cơ quan điều tra không tìm ra nguyên nhân. Không có câu trả lời, mất lòng tin vào .... Rồi đây chắc chắn sẽ có nhiều dịch bệnh sẽ quay trở lại.
"Ông Trần Văn Thành - Giám đốc Sở Y tế tỉnh Quảng Trị, cho biết nữ y sĩ sản nhi Nguyễn Thị Thuận và bác sĩ Lê Thị Kim Phượng thuộc Bệnh viện Đa khoa Hướng Hóa đã trở lại làm việc và được hoàn trả các quyền lợi được hưởng trong thời gian tạm ngừng công tác.
Lòng tin của người dân vào các loại vaccine phòng bệnh đang bị lung lay (ảnh minh họa)
Theo ông Thành, 2 cán bộ trên đã bị đình chỉ gần 7 tháng nhưng cơ quan chức năng vẫn chưa tìm được nguyên nhân cụ thể dẫn đến cái chết của 3 trẻ nên phải hủy bỏ theo đúng trình tự. Ông Thành khẳng định cơ quan chức năng vẫn tiếp tục điều tra làm rõ. Khi có kết quả, Sở Y tế Quảng Trị sẽ ra quyết định phù hợp hơn".
Mẩu tin này tôi đọc trên báo ngày hôm qua, cũng lẫn trong những tin tức xã hội khác, nhưng nó gợi nhớ tới những câu chuyện buồn của tháng 7 năm 2013, khi 3 đứa trẻ mới lọt lòng bị tử vong sau khi tiêm vaccine ngừa viêm gan B.
Hồi đó, cả xã hội đã xót xa, đã phẫn nộ, đã đòi được biết lý do vì sao mà 3 đứa trẻ tử vong, nhưng thời gian đúng là một phương thuốc thần tiên. 1 tháng, 2 tháng rồi đến giờ là 7 tháng đã trôi qua, cơ quan điều tra chẳng đưa ra được câu trả lời, mọi chuyện lại trở về như cũ.
Chẳng biết trên những nấm mồ bé nhỏ của 3 em bé đáng thương ấy, cỏ đã mọc xanh chưa, và nỗi đau trong lòng những người thân của các em, đã thành chai chưa, nhưng có thông tin rằng 3 gia đình vẫn gửi đơn đi trong tuyệt vọng.
Một vài ngày trở lại đây, thông tin bệnh sởi quay trở lại, hoành hành tại TP. HCM, Hà Nội, trên facebook một bác sĩ khá nổi tiếng trên mạng xã hội, anh đã viết đại ý rồi đây sẽ có nhiều bệnh dịch quay trở lại, tại sao truyền thông lại reo rắc nỗi sợ hãi vào đầu dân chúng về một chương trình tiêm chủng đầy nhân văn như thế để giờ đây chúng ta phải chịu hậu quả.
Vaccine không có lỗi, chương trình tiêm chủng không có lỗi, thuốc và phương pháp phòng dịch sinh ra là để cứu người, ai mà chẳng hiểu điều đó. Tỷ lệ biến chứng trong tiêm phòng ở Việt Nam hiện nay vẫn đang ở trong mức độ cho phép, những người trong giới y học và truyền thông đều hiểu điều đó.
Thế nhưng tại sao người dân vẫn sợ hãi, vẫn không dám cho con cháu đi tiêm để đến nỗi đến giờ, những dịch bệnh đã bị các nước tiên tiến thanh toán từ lâu rồi vẫn quay trở về Việt Nam như cơm bữa: sởi, viêm màng não, tiêu chảy cấp, lao...
Có người trong ngành y trách dân trí thấp, truyền thông có lỗi khi thổi phồng những ca tai biến vaccine khiến người dân sợ hãi. Đúng một phần, nhưng có lẽ để xảy ra tất cả những tình trạng này, tất cả chúng ta đều có lỗi như nhau thôi.
Hãy nhìn lại những vụ việc động trời như ăn bớt vaccine ở Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội, những vụ tiêm vaccine quá hạn, rồi vụ 3 trẻ chết ở Quảng Trị 7 tháng đã qua mà chưa rõ nguyên nhân và ứng xử sau đó của ngành y tế, thì từ đó sẽ hiểu vì sao người dân lại sợ vaccine như sợ ngáo ộp đến vậy.
Nếu y đức nói riêng và đạo đức xã hội nói chung không có vấn đề, nếu những "scandal" hay khủng hoảng truyền thông của ngành y tế được giải quyết đến đầu đến đũa, đến ngọn đến ngành thì liệu rằng có thể đổ lỗi cho truyền thông "phá hoại" chương trình tiêm chủng mở rộng như có người đã kết luận trên mạng xã hội hay không?
Nếu ngay sau vụ 3 trẻ chết ở Quảng Trị, ngành y tế, ngành điều tra vào cuộc tích cực, làm rõ trắng đen để người dân biết lý do tại sao, tại khâu nào, tại thuốc hay quy trình tiêm thì chắc chắn nỗi sợ hãi vaccine sẽ tan biến. Đằng này 7 tháng đã qua, chuyện đã rơi vào im lặng, chỉ có mỗi một phương án trả lời rất mù mờ là "chưa rõ nguyên nhân", người bị đình chỉ đã trở lại nhiệm sở, mà vẫn đòi hỏi dân phải tin, thì dân biết tin vào cái gì?
Chúng ta vẫn thường hay nói với nhau: Mất lòng tin là mất tất cả. Câu chuyện này đã mang đến thêm một bài học thấm thía quá rồi đó. Không thể đòi hỏi người dân phải tin nếu ngành y không cho họ cơ sở để tin. Và cái dịch bệnh mất lòng tin ở đạo đức, ở lẽ phải trên đời mới đáng sợ, đáng lo hơn hàng ngàn loại dịch bệnh.
Các bác sĩ- những người có chuyên môn nhiệt huyết hoàn toàn có quyền than thở rằng vì nhận thức ấu trĩ về vaccine của người dân đã khiến dịch bệnh quay trở lại. Nhưng chúng tôi, chúng tôi cũng có quyền được than thở, được đặt câu hỏi về trách nhiệm của những người lo cho sức khỏe của dân chúng, rằng có thứ vaccine nào tiêm để phòng bệnh vô trách nhiệm của họ được không?
Theo Báo Đất Việt
Vì sao cựu phó chủ tịch ACB bị liên đới vụ bầu Kiên? Việc uỷ thác cho nhân viên gửi tiết kiệm gây thiệt hại gần 720 tỷ đồng xảy ra khi ông Phạm Trung Cang không còn là thành viên HĐQT Ngân hàng ACB, nhưng do ông không kiến nghị huỷ bỏ chủ trương này nên bị liên đới trách nhiệm. Theo truy tố của VKSND Tối cao lần hai, sửa đổi sau khi TAND...