25 điều mẹ nên dạy bé để trở thành một đứa trẻ ngoan
Đây là những điều đơn giản mà mỗi bậc phụ huynh cần nhớ để dạy con.
Hiên nay, nhiều ông bố bà mẹ chỉ chăm chăm dạy con học sao cho tốt, học sao cho thành tài mà quên mất cần phải giáo dục cho con biết về các bài học cuộc sống. Trẻ học giỏi mà có cách đạo đức cũng như cách ứng xử xã hội không tốt thì cũng không phải là một đứa trẻ đáng tuyên dương. Chính việc bỏ quên bài học đạo đức khiến trẻ không nhận thức được rằng những thái độ và hành động này là bất lịch sự.
Vì vậy, các bậc phụ huynh cần dành nhiều thời gian của mình hơn để chỉ bảo cho trẻ. Dạy trẻ cách ứng xử tốt là một điều vô cùng cần thiết mà các bậc cha mẹ cần lưu ý. Nhưng trước tiên muốn trẻ học tốt được những điều đó, cha mẹ, người lớn nên là một tấm gương tốt cho con trẻ học theo.
1,
Khi trẻ muốn yêu cầu điều gì, hãy dạy con nói lễ phép “được không ạ”
2,
Luôn biết nói “cảm ơn” khi nhận được bất kì thứ gì
3,
Dạy trẻ không được cắt ngang lời người lớn trừ khi đó là một trường hợp khẩn cấp. Người lớn hãy giải thích cho trẻ biết rằng chen ngang vào cuộc nói chuyện của người khác là một thói quen xấu, nếu trẻ muốn nói gì hãy đợi người lớn nói chuyện xong.
4,
Nếu trẻ muốn can thiệp vào câu chuyện đang dở của người lớn hoặc muốn thu hút sự chú ý, mẹ hãy dạy trẻ nói một cách lịch sự như “mẹ ơi cho con hỏi một chút thôi”, “mẹ ơi con có chuyện muốn nói”….
Khi trẻ muốn cắt ngang cuộc chuyện của người lớn, con cần biết cách nói lịch sự như “mẹ ơi con có ý kiến” (Ảnh minh họa)
5,
Dạy trẻ không được phép tự ý sử dụng đồ của người khác khi chưa được phép. Hãy nói với trẻ rằng việc tùy tiện sử dụng đồ mà chưa nhận được sự đồng ý của chủ nhân là một hành động bất lịch sự, và có thể gây hiểu nhầm là trộm đồ. Nếu con muốn sử dụng hoặc tò mò về bất cứ thứ gì của ai đó, con cần phải xin phép.
6,
Không được nói những từ ngữ tiêu cực, bất lịch sự trước mặt người lớn tuổi. Hãy dạy con “Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”, trẻ cần phải biết sử dụng ngôn ngữ tích cực, ngoan ngoan để đối thoại bởi người khác có thể đánh giá phẩm chất và đức hạnh của con qua từng câu nói.
7,
Dạy trẻ không bao giờ được phép nhận xét, đánh giá, chê bai về người khác. Người lớn hãy giải thích cho trẻ thiểu rằng tất cả mọi người đều có lòng tự trọng và không được làm tổn thương điều đó, nếu con phán xét họ thì chắc chắn con cũng sẽ trở thành nạn nhân để người khác đánh giá.
8,
Nếu có ai hỏi thăm con về tình hình sức khỏe, học tập… thì phải lịch sự trả lời và không được quên hỏi lại họ những điều tương tự.
9,
Video đang HOT
Nếu con được mời đến nhà bạn chơi, hãy dặn trẻ cảm ơn bố mẹ của bạn vì đã có lòng tốt.
10,
Trước khi vào phòng hoặc nhà của người khác phải gõ cửa và xin phép mới được vào.
11,
Khi nhận điện thoại, mẹ nên dạy trẻ tự giới thiệu bản thân trước và biết đưa điện thoại cho người cần nghe.
12,
Trước các món quà trẻ được nhận, hãy dạy con tỏ thái độ tích cực và luôn nói và viết lại lời cảm ơn.
13,
Không dùng tiếng lóng hay nói bậy trước mặt người lớn tuổi.
14,
Dạy trẻ không được đặt biệt danh xấu cho bạn bè hay người khác, không được gọi bạn bè cùng trang lứa bằng những cái tên thô tục vì đó là một hành động không hay.
15,
Luôn tốt bụng và lịch sự với tất cả mọi người. Không được lấy người khác ra làm trò đùa cho mình, vì đây là một việc làm tàn nhẫn.
16,
Dạy trẻ cách ngồi vào bàn ăn lịch sự, biết sử dụng đũa, thìa và các vật dụng khác đúng cách
Hãy dạy trẻ biết cách sử dụng các dụng cụ ăn uống đúng cách, đây là một trong những bài học vềdạy trẻ cách ứng xử các mẹ cần biết (Ảnh minh họa)
17,
Nếu chẳng may va hay đụng vào người khác, phải biết nói xin lỗi.
18,
Phải che miệng khi ngáp hoặc hắt xì ở nơi công cộng
19,
Dạy trẻ biết mở cửa cho người lớn tuổi. Những hành động tuy nhỏ nhưng đáng yêu của trẻ sẽ tạo ấn tượng tốt với mọi người.
20,
Khi đi ngoài đường, nếu trẻ bắt gặp người lớn tuổi đang vất vả làm một việc gì đó, hãy dạy con biết hỏi thăm xem họ có cần sự giúp đỡ hay không.
21,
Khi người lớn yêu cầu làm việc gì, con nên có thái độ kính trọng và vui vẻ làm việc đó
22,
Khi nhận được sự giúp đỡ từ ai đó, hãy dạy con luôn biết nói câu “cảm ơn”
23,
Nếu trẻ cảm thấy buồn chán vì một việc gì đó, hướng dẫn trẻ phải biết kiên nhẫn và không nên đưa ra những lời nhận xét thiếu tế nhị.
24,
Luôn có một chiếc khăn khi đang ăn, hướng dẫn trẻ không được dùng tay để lau mũi, lau mồm, hay bôi tay có dính bẩn vào quần áo, đồ đạc.
25,
Khi đi ăn ngoài, không được tự tiện lấy bất cứ một thứ gì trên bàn trừ khi được phép
Theo Khampha
6 loại rau bổ não trẻ thông minh hay ăn
Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo danh sách những loại rau tốt nhất cho não bộ của trẻ.
Chỉ bằng việc khéo léo lựa chọn những loại rau củ hàng ngày, mẹ cũng đã có thể tạo điều kiện tốt nhất để não bộ của bé phát triển vượt trội - đó không phải là kiến thức mà ai cũng biết. Xin mách mẹ 6 loại rau bổ não nhất cho bé dựa theo danh sách do Tổ chức Y tế Thế giới WHO khuyến cáo.
1. Hẹ
Hẹ tươi chứa rất nhiều folate (axit folic là loại axit amin có vai trò quan trọng trong quá trình phân chia tế bào), protein, chất béo, carbohydrate, vitamin B, vitamin C,...là siêu thực vật tốt cho sự phát triển của não bộ.
Ngoài ra, trẻ ăn hẹ nhiều còn giúp xương chắc khoẻ, ngừa táo bón và các vấn đề về da do hẹ giàu vitamin K và chất xơ.
Hẹ tươi rất giàu axit folic tốt cho não bộ trẻ (ảnh minh hoạ)
2. Rau cải thìa
Cải thìa không chỉ là loại rau quen thuộc để chế biến nên những món ăn ngon cho bé mà còn chứa nhiều thành phần dinh dưỡng có lợi cho não trẻ. Cải thìa rất giàu axit folic - dưỡng chất tối cần thiết cho não bộ.
Mặt khác, Lượng vitamin C trong cải thìa có khả năng giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, phòng ngừa bệnh tật và sự lây nhiễm trong cơ thể trẻ
Cải thìa còn có nhiêù vitamin C giúp tăng cường miễn dịch (ảnh minh hoạ)
3. Cải bó xôi
Chẳng hổ danh loại rau giàu dinh dưỡng bậc nhất, cải bó xôi có lượng dưỡng chất vitamin áp đảo trong danh sách các loại rau củ quả. Chẳng thế mà phương Tây đã có bộ hoạt hình Popeye để nhắc nhở bé hãy chịu khó ăn cải bó xôi.
Cải bó xôi có chứa một lượng lớn các carotene và chất sắt, đồng thời là nguồn vitamin B6, axit folic và kali. dồi dào.
Lựa mua cải bó xôi, mẹ nên lưu ý chọn những bó cải có lá tươi xanh, tránh những lá bị rách, nhăn, dập nát và sẫm màu. Để đảm bảo an toàn tốt nhất, mẹ nên mua rau ở những hàng rau sạch hoặc trong siêu thị. Bên cạnh đó, khi chế biến cải bó xôi, để giữ được lượng dưỡng chất có trong rau, mẹ nên băm nhỏ rau thay vì xay nhuyễn. Ngoài ra, thay vì luộc rau, mẹ có thể hấp rau mà không cần cho nước vì trong cải xôi đã có sẵn nước và chính lượng nước này sẽ kết hợp cùng nhiệt độ hấp làm chín rau
Cải bó xôi vốn nổi tiếng là siêu thực phẩm (ảnh minh hoạ)
Các nhà dinh dưỡng đã kiểm tra hàm lượng dinh dưỡng có trong 13 loại lá rau khác nhau và lá cần tây cho thấy kết quả hàm lượng carotene, vitamin C, vitamin B1, protein, canxi vượt trội.
Người ta đã xác định trong 100g lá cần tây có chứa đến 6,3% protein; 0,6% lipid; 2,1% chất khoáng tố vi lượng (như: calcium, phốtpho, sắt); quả chứa tinh dầu có mùi thơm: limonene và các chất chuyển hóa của sadanolic acid
5. Ớt chuông xanh
Ớt chuông xanh chất chống oxy hóa, vitamin và rất nhiều nguyên tố vi có thể tăng cường sức mạnh của trẻ, làm giảm mệt mõi cho cơ thể và não bộ.
Đây là loại quả có lượng vitamin C kỉ lục. Cứ 100 g ớt có chứa 120 mg vitamin C. Lượng vitamin C này gấp 2,5 lần so với cam. Thực tế, chỉ cần 50g ớt tây đã chứa 60g vitamin C tương đương với 75% lượng vitamin C cơ thể cần mỗi ngày.
Ớt chuông xanh không hề có vị cay nên mẹ vẫn có thể chế biến cho bé ăn với lượng nhỏ và thường xuyên.
6. Cà chua
Cà chua nuôi dưỡng máu tuần hoàn rất tốt (ảnh minh hoạ)
Cà chua có đường (glucose, fructose), protein, chất béo, axit malic, axit citric, carotene, vitamin B1, B2, C, niacin, canxi, phốt pho, kẽm, sắt, bo, mangan, đồng, iốt. Cà chua có tác dụng nuôi dưỡng máu rất tốt, kích thích thèm ăn và hỗ trợ não phát triển hiệu quả.
Tuy nhiên ,do các loại cà chua chín giấm được bán phổ biến ở các chợ, nên để bảo đảm an toàn mẹ nên chọn mua cà chua già, đã gần chín từ các ruộng, vườn về nhà tự ủ hoặc mua lượng lớn cà chua chín cây về làm sốt cà chua cho bé bằng cách: Hấp cà chua chín, bóc vỏ, bỏ hạt, nghiền nhuyễn. Cho vào cà chua nghiền một chút muối, đun sôi, để nguội rồi đóng chai, dùng dần.
Không nên để cà chua trong túi nilon hoặc cho vào tủ lạnh.
Theo Khampha
Lỗi phản tác dụng khi mẹ cho bé ăn chuối sai cách Chuối là loại trái cây rất tốt đối với trẻ nhỏ, tuy nhiên nếu mẹ không biết cho trẻ ăn đúng cách sẽ thành công cốc. Từ lâu chuối vẫn được coi là trái cây có nguồn dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Đối với trẻ em, chất xơ của chuối có tác dụng làm cho ruột hoạt động đều hạn chế biếng...