25 chuyên gia chống dịch chi viện TP HCM
Bộ Y tế điều động 25 chuyên gia giàu kinh nghiệm chống dịch vào chi viện TP HCM, phối hợp Bộ phận Thường trực do Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn chỉ đạo.
Thông tin do Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long thông báo trong cuộc họp sáng 11/7 với Bộ phận thường trực hỗ trợ TP HCM chống dịch và các đơn vị chuyên môn.
Các chuyên gia sẽ tham gia công tác phòng chống dịch tại tất cả quận huyện của TP HCM. Các điểm nóng như TP Thủ Đức, quận 8, quận Bình Thạnh, quận Bình Tân, quận Tân Phú, huyện Củ Chi, huyện Bình Chánh Bộ Y tế phân công từ hai đến ba chuyên gia phối hợp địa phương chỉ đạo công tác chống dịch.
Tất cả chuyên gia này đều có kinh nghiệm “trận mạc” dày dạn qua những đợt dịch như Đà Nẵng, Hải Dương, Bắc Giang, Bắc Ninh.
Cũng tại cuộc họp, Bộ trưởng Long cho biết sẽ kêu gọi khoảng 10.000 cán bộ, nhân viên y tế cả nước chi viện TP HCM. Hiện nay, hơn 3.300 nhân viên y tế, sinh viên các trường y dược thuộc Bộ Y tế đã có mặt tại TP HCM, hỗ trợ các bệnh viện dã chiến, lấy mẫu xét nghiệm tầm soát.
Trước đó, hơn 300 sinh viên của Trường ĐH Kỹ thuật Y tế Hải Dương đến TP HCM, “hỗ trợ lấy mẫu tại 2 điểm nóng Gò Vấp, Bình Thạnh rất tích cực và hiệu quả”, theo Thứ trưởng Sơn.
TP HCM đề xuất Bộ Y tế hỗ trợ 500 người phục vụ công tác truy vết. Hiện bộ phận Thường trực đã điều động nhân lực của 2 trường ĐH Y Thái Bình và ĐH Y Hải Phòng vào TP HCM thực hiện công việc này.
Ông Lê Khắc Nam, phó chủ tịch UBND TP, sáng 11/7 cho biết Hải Phòng đã hỗ trợ TP HCM một hệ thống Realtime PCR (gồm 1 máy đọc và 1 máy tách chiết); cùng 22.000 khay thử xét nghiệm. Hải Phòng sẵn sàng điều động thêm 100 sinh viên trường Cao đẳng Y dược và bác sĩ, điều dưỡng, kỹ thuật viên xét nghiệm, có thể lên đường ngay trong ngày khi có chỉ đạo.
Hiện, TP HCM tổ chức 2.500 đội lấy mẫu xét nghiệm với 4.000 người. Công suất lấy mẫu đạt 350.000 – 400.000 mẫu/ngày, phù hợp với năng lực xét nghiệm của 20 đơn vị xét nghiệm trên địa bàn. Thứ trưởng đề nghị rút ngắn thời gian trả mẫu xét nghiệm từ 24 giờ xuống còn 12 giờ.
Bộ phận thường trực đã chuẩn bị 500.000 test nhanh phân bổ về một số quận huyện và đơn vị xét nghiệm của TP HCM để phục vụ công tác xét nghiệm.
Video đang HOT
Bộ Y tế đang xây dựng kịch bản cho tình huống xấu và rà soát lại tất cả trang thiết bị, máy thở, máy tim phổi nhân tạo (ECMO), máy thở oxy dòng cao, kể cả oxy, thuốc, hóa chất, thiết bị phòng hộ… chuẩn bị cho tình huống nhiều ca nhiễm.
Chợ đầu mối đóng cửa, TP.HCM dành 3 vùng đệm tập kết hàng
Trước bối cảnh các chợ đầu mối đóng cửa, TP.HCM dành 3 vùng đệm tại huyện Củ Chi, TP Thủ Đức, huyện Bình Chánh để tập kết hàng hóa, thực phẩm từ các tỉnh chuyển về.
Chiều 6/7, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19, dự cuộc họp giao ban trực tuyến phòng, chống dịch của TP.HCM. Trong 2 ngày, ông đã dự 3 cuộc họp với TP.HCM về tình hình phòng, chống dịch Covid-19.
900 F0 là công nhân, tiểu thương chợ đầu mối
Báo cáo của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 TP.HCM cho biết từ 6h sáng ngày 5/7 đến 6h sáng ngày 6/7 đã ghi nhận thêm 461 F0. Trong đó, 105 trường hợp qua tầm soát sàng lọc tại bệnh viện; 73 trường hợp đang điều tra, số còn lại trong khu cách ly, phong tỏa.
Đáng chú ý, TP.HCM ghi nhận thêm nhiều trường hợp qua xét nghiệm tầm soát tại cơ sở y tế. Đến nay, khoảng 900 F0 là công nhân, người buôn bán qua các chợ đầu mối. Thành phố đang tập trung truy vết chuỗi lây nhiễm trong khu nhà trọ công nhân, tại các chợ.
Phân tích của Tổ Thông tin đáp ứng nhanh phục vụ phòng, chống dịch của Ban Chỉ đạo cho thấy TP.HCM cần chú ý đến việc xuất hiện thêm nhiều ổ dịch nhỏ ngày càng xa 3 ổ dịch lớn ban đầu.
Trong 2 ngày, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam đã dự 3 cuộc họp với TP.HCM. Ảnh: VGP/Đình Nam.
TP.HCM cũng cho biết đã ghi nhận 796 ca tại 38 doanh nghiệp. TP.HCM đang tập trung kiểm tra các doanh nghiệp trong khu công nghiệp. Những đơn vị không đảm bảo tiêu chí phòng, chống dịch bệnh, không chia ca kíp hay giảm số lượng công nhân sẽ phải tạm dừng hoạt động.
Bên cạnh xét nghiệm nhanh, TP.HCM đang thực hiện khoảng 200.000 mẫu xét nghiệm PCR/ngày; xét nghiệm sàng lọc định kỳ tại các khu vực có nguy cơ cao; lấy mẫu xét nghiệm đại diện gia đình là những người có nguy cơ lây nhiễm cao...
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam đề nghị TP.HCM lưu ý công tác tổ chức, điều phối thống nhất trong lấy mẫu, xét nghiệm, chỗ nào trước, chỗ nào sau, bảo đảm lấy mẫu đến đâu xét nghiệm đến đấy, không để tồn đọng. Kết hợp xét nghiệm nhanh và xét nghiệm RT-PCR, mẫu gộp, tuỳ theo đánh giá mức độ nguy cơ từng khu vực, trên tinh thần tiết kiệm, hợp lý, hiệu quả.
Ông yêu cầu TP.HCM phải chuẩn bị phương án, cách thức lấy mẫu, xét nghiệm mới phù hợp hơn trong thời gian tới đây.
Phó chủ tịch UBND TP.HCM Dương Anh Đức cho biết các nhóm kỹ thuật, chuyên gia đang tích cực triển khai hệ thống quản lý thống nhất lấy mẫu xét nghiệm và trả kết quả; cập nhật dữ liệu để phục vụ truy vết, phân tích, đánh giá tình hình dịch bệnh...
Việc phân phối vaccine phòng Covid-19 cũng được quản lý bằng công nghệ thông tin, phân bổ xuống quận, huyện; tránh tình trạng tụ tập đông người khi tiêm vaccine như vừa qua.
Thiết lập 3 vùng đệm để tập kết hàng hóa
TP.HCM cho biết hiện nay, các khu cách ly tập trung trên địa bàn gần như đã đầy. Các quận, huyện đang rà soát khu nhà tái định cư chưa có người ở, một số khu đất, nhà xưởng quy mô lớn để lập bệnh viện dã chiến, khu cách ly dã chiến.
Trung tướng Vũ Hải Sản, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, cho biết bộ đã chỉ đạo các lực lượng, quân khu hỗ trợ tối đa cho TP.HCM về khử khuẩn, khu cách ly tập trung, lấy mẫu xét nghiệm, lập bệnh viện dã chiến, điều trị... Ông nhận định TP.HCM cần phối hợp chặt chẽ với Quân khu 7 và các đơn vị đóng quân trên địa bàn.
2/3 chợ đầu mối của TP.HCM hiện đã tạm ngưng hoạt động. Ảnh: Quỳnh Danh.
Trong ngày 6/7, các quận, huyện của TP.HCM đã siết chặt biện pháp thực hiện giãn cách xã hội, tạm ngừng hoạt động một số chợ đầu mối, truyền thống không bảo đảm an toàn phòng dịch.
Để đảm bảo cung ứng lương thực, thực phẩm cho người dân sau khi một số chợ đầu mối dừng hoạt động, các hệ thống siêu thị sẽ tăng cường lượng hàng hóa từ 50% đến 100%. Các thương lái, người buôn bán tại chợ đầu mối sẽ được tập huấn sử dụng các ứng dụng thương mại điện tử để mua bán trực tuyến.
TP.HCM dành 3 vùng đệm tại huyện Củ Chi, TP Thủ Đức, quận Bình Chánh để tập kết hàng hóa, thực phẩm từ các tỉnh chuyển về.
Sở Công Thương TP.HCM sẽ vận hành bản đồ cung cấp thông tin những chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, cử hàng tiện lợi... an toàn tại từng quận, huyện, xã, phường để người dân đi chợ, mua sắm nhu yếu phẩm.
Người ra, vào TP.HCM phải có kết quả xét nghiệm âm tính
TP.HCM cũng đã thống nhất với các tỉnh lân cận về việc lưu thông hàng hóa với hai phương án là đổi lái xe hoặc lái xe phải có kết quả xét nghiệm âm tính. TP.HCM đề nghị Bộ Y tế cần có hướng dẫn thống nhất về giá trị thời gian kết quả xét nghiệm; sớm liên thông kết quả xét nghiệm của lái xe trên toàn quốc thông qua mã QR code.
Tại cuộc họp, Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường khẳng định đối với những trường hợp ra, vào TP.HCM cần có kết quả xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2 trong vòng 3 ngày không phân biệt xét nghiệm nhanh hay xét nghiệm RT-PCR. Những nơi có điều kiện thì áp dụng ngay QR code.
"Việc xét nghiệm theo hướng dẫn chuyên môn của Bộ Y tế phải đảm bảo thuận lợi, không để không có nơi xét nghiệm hoặc xảy ra tình trạng tụ tập đông người", Phó thủ tướng Vũ Đức Đam lưu ý.
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu TP.HCM không để tái diễn tình trạng tụ tập đông người khi xét nghiệm. Ảnh: VGP/Đình Nam.
Ông yêu cầu TP.HCM khẩn trương thống nhất cơ chế phối hợp với các tỉnh lân cận để kiểm soát tốt người lao động trong khu công nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh ở địa phương này nhưng làm việc ở địa phương khác.
TP.HCM và các tỉnh cần hoàn thiện cơ chế kiểm soát người điều khiển phương tiện vận tải ra, vào thành phố, không gây ách tắc cho lưu thông hàng hóa, kiểm soát nguồn lây. "Chúng ta duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh ở mức độ cao nhất có thể trong tình hình dịch", Phó thủ tướng nói.
Về công tác chuẩn bị cho Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021, lãnh đạo UBND TP.HCM cho biết chiều nay, hơn 89.200 thí sinh tại TP.HCM đã đến 155 điểm thi để hoàn tất các thủ tục dự thi.
Ngoài ra, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên khẳng định TP.HCM đảm bảo mức hỗ trợ tối thiểu 50.000 đồng/người/ngày cho 230.000 hộ nghèo. Thành phố đã dự trù kinh phí hỗ trợ trong trường hợp kéo dài thời gian thực hiện giãn cách xã hội.
Từ ngày 27/4 đến nay, TP.HCM ghi nhận 7.385 ca mắc mới, đang là ổ dịch lớn nhất trên cả nước.
TPHCM: Thêm một chuỗi lây nhiễm SARS-CoV-2 liên quan đến 3 quận huyện Chuỗi lây nhiễm từ chung tư Ehome 3 trên địa bàn quận Bình Tân đã phát tán dịch sang khu tái định cư tại quận 8 và huyện Bình Chánh khiến nhiều người nhiễm SARS-CoV-2. Qua điều tra dịch tễ, cơ quan chức năng ghi nhận chuỗi lây nhiễm liên quan đến chung cư Ehome 3 tại quận Bình Tân và khu tái...