24 tuổi đi 24 quốc gia, vali luôn chỉ nặng 7kg: Câu chuyện của cô gái theo đuổi lối sống tối giản mang ước mơ lớn
Hạnh phúc của cô gái gốc Hà Nội là được sống và cống hiến mỗi ngày cho xã hội.
Bận rộn chuẩn bị cho buổi hội thảo sắp tới ở Đức nhưng cô gái gốc Hà Nội Nguyễn Thúy Ngân với vóc dáng nhỏ nhắn và nụ cười tươi rói vẫn sẵn sàng chia sẻ câu chuyện thú vị của mình khi được hỏi. 24 tuổi kéo vali đi qua 24 quốc gia, Ngân đã quá quen với việc làm thủ tục, sắp xếp hành lí một mình rồi.
Xa nhà từ năm 17 tuổi, Ngân sang Mỹ theo diện nhận học bổng. Cuộc sống ban đầu ở đất nước cách Việt Nam 12 giờ đồng hồ tuy có gặp chút khó khăn nhưng trong mắt Ngân, đến bây giờ, nước Mỹ vẫn luôn là một quốc gia tạo điều kiện sống thoải mái và tiện lợi cho cô.
VALI 7KG VÀ LỐI SỐNG TỐI GIẢN
Mỗi kì nghỉ, Ngân đều dành dụm tiền để đi du lịch, khám phá những đất nước khác. Khi còn đi học, cô nàng vẫn giữ thói quen mua sắm, tích cóp nhiều đồ nên mỗi lần đi du lịch đều là một lần Ngân mang theo khá nhiều đồ lỉnh kỉnh bên người mà đôi khi không cần thiết lắm cho chuyến đi.
Sau 4 năm đại học, Ngân nhận thấy mình càng mua nhiều đồ, bản thân càng cảm thấy nặng nề, thậm chí chậm chạp, ì trệ nhiều hơn.
Lần đầu tiên, Ngân cảm thấy được việc dư thừa vật chất khiến cho mình bị áp lực lớn đến thế nào.
Bởi thế, khi được biết tới phong cách sống tối giản của Marie Kondo, Ngân vui mừng như “cá gặp nước”. Cô nàng lựa chọn từ bỏ nhiều món đồ không cần thiết để ủng hộ và làm từ thiện cho những hoàn cảnh không may mắn.
“Và đó cũng là lý do vali chỉ nặng 7kg của mình xuất hiện”, Ngân không ngần ngại chia sẻ. Trang phục luôn chiếm diện tích lớn trong vali một cô gái khi đi xa nhưng với Ngân, cô nàng luôn mang đúng số lượng quần áo với tôn chỉ “chỉ mang đúng đủ, không mang thừa, cùng lắm là giặt đi mặc lại”.
Trong vali của Ngân thường có một bộ đồ tập thể dục tiện cho cả việc hoạt động di chuyển bình thường, số bộ vest phù hợp với số ngày hội thảo, một đôi giày đi bộ.
Ngoài ra, Ngân còn mang theo một chiếc thảm yoga xinh xắn, có dây cầm tay, thiết kế thông minh, một chiếc loa nghe nhạc phục vụ cho việc thư giãn, thiền, tập thể dục và vòng để nhảy nghệ thuật.
Ngân kể, chiếc vòng này có xuất xứ từ Ấn Độ, có thể tháo rỡ thành 4 mảnh thuận tiện.
Với một cô gái theo đuổi lối sống tối giản như Ngân, mỹ phẩm cũng được sử dụng “tiết kiệm” và hoàn toàn là đồ thiên nhiên: sữa rửa mặt được chiết xuất chủ yếu từ tinh dầu bơ, sữa dưỡng da ban đêm từ chanh và trà… Ngoài ra, đồ makeup của cô nàng cũng đơn giản, bao gồm: 1 son, 1 má hồng, 1 foundation, 1 kẻ mày. Ngân xác định mình chỉ mua một cái mà dùng nhiều lần hơn mua nhiều loại nhưng không dùng đến.
Cô còn chia sẻ, đến thời điểm hiện tại, cô áp dụng quy tắc 3 ngày đối với thói quen mua sắm “dễ tính” của mình.
Cô sẽ cho phép mình có 3 ngày để suy nghĩ xem bản thân có thực sự muốn sở hữu món đồ nhìn-một-lần-là-muốn-mua không. Thời gian 3 ngày không quá dài và cũng không quá ít nhưng đủ để khiến cô nàng nhận ra đâu là quyết định đúng đắn sau khi đã suy nghĩ chín chắn và đâu là quyết định của cảm xúc bốc đồng.
ƯỚC MƠ LỚN CỦA CÔ GÁI VIỆT NHỎ BÉ
Trở về Việt Nam từ tháng 2 năm nay, Ngân hiện tại là quản lý khu vực châu Á Thái Bình Dương của Angel Hack – chuỗi cuộc thi phát triển phần mềm quy mô toàn cầu. Trái ngược với ý muốn của bố mẹ luôn mong con gái ổn định và ở lại Mỹ làm việc, Ngân chọn cho mình một lựa chọn “hơi” bất ổn nhưng khiến cô nàng thật sự hạnh phúc.
Trong thâm tâm cô gái gốc Hà Nội 24 tuổi, “làm vị trí này, mình có cơ hội được đi đến rất nhiều nước và cũng để tìm hiểu khám phá và tổ chức các hoạt động liên quan đến khởi nghiệp sáng tạo ở các quốc gia khác nhau”.
Sau 4 năm học tại Mỹ, ấp ủ ý định đi vòng quanh thế giới với mục đích tìm hiểu các doanh nghiệp xã hội, các doanh nhân xã hội, mô hình hoạt động kinh doanh xã hội trên toàn thế giới, Ngân đã nộp hồ sơ vào quỹ học bổng Wharton Scholarship do ông Thomas Wharton sáng lập ra.
Video đang HOT
Vượt qua nhiều vòng loại để thuyết trình về dự án của mình cũng như ước mơ hoài bão, Ngân là 1 trong 2 người Việt Nam duy nhất được nhận học bổng này tính kể từ khi thành lập quỹ Wharton Scholarship.
Nói qua về chương trình này, vị tỷ phú Thomas Wharton, trước khi qua đời, cùng với gia đình đã lập nên một quỹ đầu tư để giúp đỡ những nhà lãnh đạo trẻ xuất sắc có nhiều hoài bão. Quy định trong suốt 50 năm thành lập quỹ không hề thay đổi: mỗi năm, chỉ có 50 cá nhân xuất sắc nhất trên toàn nước Mỹ được đầu tư thực hiện ước mơ mà thôi. Dự án của ứng viên phải có ý nghĩa nhất định, không chỉ mang danh khám phá văn hoá đơn thuần; bạn sẽ có nhiệm vụ và sứ mệnh cụ thể.
Khi thực hiện chuyến đi, điều kiện tiên quyết là bạn phải đi một mình, làm mọi thứ một mình. Sau 1 năm đi vòng quanh thế giới, 50 cá nhân được lựa chọn sẽ có cơ hội quay trở lại Mỹ và hội tụ trong 3 ngày để cùng ngồi với nhau chia sẻ những kinh nghiệm, những trải nghiệm…
Trong 1 năm, Ngân đã đi qua 8 nước ở 4 châu lục: châu Á, châu Âu, châu Phi và châu Mỹ. Vốn dĩ là người đã lãnh đạo nhiều dự án cộng đồng từ khi còn đi học, Ngân nhận thấy gần như các dự án của mình đều “chết non” do quỹ hết tiền hoặc do các nhà tài trợ không tiếp tục ủng hộ.
Từ đó, trong cô gái này luôn khao khát tìm một mô hình để làm dự án xã hội bền vững hơn.
Không đi tham quan thắng cảnh, không ở khách sạn sang chảnh, không chụp ảnh check-in nhiều, Ngân chọn đi để học hỏi từ những đất nước khác. Trong 1 năm, cô nàng đã ở cùng với hơn 30 người dân bản địa trên 8 đất nước, những người giúp đỡ và cho Ngân cơ hội được hiểu về văn hoá lối sống của họ một cách chân thực nhất.
Họ nghe câu chuyện của cô, đồng ý chia sẻ ngôi nhà của họ với cô, và cô ở nhà dân nấu cơm, sinh hoạt như người địa phương.
“Một năm đi vòng quanh thế giới, mình đã đi đến nhiều điểm trường tham quan và thấy họ đã dạy học sinh lứa tuổi còn nhỏ làm cách nào để có thể dùng doanh nghiệp giải quyết các bài toán xã hội. Mình cũng đi theo những chương trình ươm mầm dành cho các doanh nghiệp xã hội, hỗ trợ từ ý tưởng đến hiện thực. Mình đã nói chuyện với nhiều người làm trong nghề này và cảm nhận được nỗi đắng cay, chua xót của họ.”
Làm việc với rất nhiều đối tượng trong hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo từ những người doanh nhân, những người ươm mầm, những nhà đầu tư, những người làm chính sách trong 1 năm, Ngân biết áp dụng những trải nghiệm đa dạng và phong phú vào công việc hiện tại.
Cô nàng quay trở về với niềm đam mê của mình là khuyến khích người trẻ khởi nghiệp sáng tạo.
“Khi về Việt Nam, mình nhìn thấy nhiều cơ hội, đặc biệt điều mà mình hứng thú nhất là năng lượng của các bạn trẻ. Đặc biệt là trong công việc của mình, mình tiếp xúc hằng ngày với những bạn trẻ rất nhiều năng lượng, rất muốn cống hiến và cũng cần những người định hướng dẫn dắt. Trong công việc hiện tại, mình cũng cảm thấy mình được đóng góp nhiều hơn so với khi mình làm ở Mỹ mặc dù lương cao và cuộc sống ổn định”, Ngân bày tỏ.
NHỮNG KỈ NIỆM TUỔI TRẺ ĐỂ LẠI NƠI ĐẤT KHÁCH QUÊ NGƯỜI
Ngân nói mình chẳng mấy khi chụp lại cảnh đẹp các nước mình đã đi qua, bởi với cô, những điều khó phai nhất chính là lòng người mà chẳng bức ảnh nào có thể mô tả được “nét quyến rũ” ấy. Ấn tượng về đất nước Bangladesh gây cho Ngân những xúc động mạnh khi nhớ lại. Vì visa rất khó xin nên sự xuất hiện của người nước ngoài ở đất nước này khá hạn chế.
Do vậy, Ngân cảm thấy khi mình đến, cô nàng được chào đón nồng nhiệt: người dân mời đến nhà ở, chăm sóc tận tình, rất xởi lởi dù là người lạ đi trên đường…
Về thăm nhà bạn ở Bangladesh đúng lễ hội năm mới lớn nhất và quan trọng nhất vào tháng 4 hằng năm, Ngân vô cùng hứng khởi.
Tuy nhiên, sau khi ăn trưa xong lại thấy đau bụng, nôn thốc nôn tháo nên cô nàng nằm bẹp một chỗ. Mẹ của bạn Ngân vẫn tận tình chu đáo dành thời gian chăm sóc cô nàng, giúp uống thuốc, uống nước, ăn thêm dù lễ hội đó rất quan trọng với họ.
Một kỉ niệm khác, khi Ngân đi gần hết chặng đường của mình vòng quanh thế giới, ở đất nước Chi Lê tận cùng của Nam Mỹ, cô nàng có đến thăm một thành phố cảng. Khi đứng chụp ảnh cảng, bỗng nhiên một cơn gió to lướt qua khiến cô nàng lỡ tay làm rơi điện thoại xuống biển. Nhưng đó là cảng biển, nhiều tàu đi lại, không ai có thể xuống lặn giúp mò điện thoại nên Ngân cũng đành chịu.
24 tuổi đi qua 24 quốc gia, Ngân càng nhận ra mình rất muốn được cống hiến dù ở bất cứ đâu chứ không chỉ mỗi ở Mỹ. Hơn nữa, lối sống tối giản cũng giúp cô bạn tiết kiệm được tiền bạc và thời gian để đầu tư nhiều hơn cho bản thân. Ngân trân trọng và tận dụng mọi khoảnh khắc để được sống có ích với xã hội.
Theo Tri thức trẻ
Bóc giá các sản phẩm tại cửa hàng bán đồ gia dụng của "thánh nữ" Marie Kondo: Cao tới mức fan cũng phải la ó
Ngạc nhiên chưa, "thánh nữ" dọn nhà từng gây tiếng vang lớn nhờ lối sống tối giản, biệt tài sắp xếp đồ đạc và nội thất trong gia đình lại đi bán đồ gia dụng.
Thậm chí giá cũng phải cao ngất ngưởng cho xứng tầm của thánh nữ.
Marie Kondo, người phụ nữ sinh năm 1984 với thân hình nhỏ nhắn và nụ cười tươi đã khiến cả nước Nhật nói riêng và châu Á nói chung bừng tỉnh khi hiện thực hóa triết lý sống tối giản như trong mơ của rất nhiều người. Cô còn gây tiếng vang lớn nhờ biệt tài sắp xếp đồ đạc và nội thất trong gia đình một cách tài tình, khoa học và thông minh.
Thậm chí sự thành công của Marie Kondo còn đánh dấu bằng sự kiện 4 cuốn sách hướng dẫn lối sống tối giản ra đời. Hàng triệu bản đã được bán và dịch ra nhiều thứ tiếng khác nhau như Hàn, Trung Quốc, Tây Ban Nha, Đức, Pháp...
Năm 2015, Marie Kondo đã lọt vào danh sách "100 nhân vật có ảnh hưởng nhất" của tạp chí Time. Trong một thời gian dài, cái tên Marie Kondo được rất nhiều người trẻ yêu mến, tìm hiểu và coi như một tấm gương sống tối giản và thân thiện với môi trường để mà noi theo.
Im ắng một thời gian, thánh nữ dọn nhà Marie Kondo mới đây lại hot trở lại. Nhưng lần này lại với lùm xùm về việc mở một cửa hàng đồ gia dụng trực tuyến vào hôm 18/11 trên trang web Konmari.com.
Cửa hàng này bán các sản phẩm gia dụng theo Marie Kondo giới thiệu là "bộ sưu tập đồ đạc mà Kondo yêu thích". Tuy nhiên, người tiêu dùng, đặc biệt là những ai đã theo dõi, yêu thích và tìm hiểu về thánh nữ dọn nhà Marie Kondo lại cảm thấy mình bị trao lầm niềm tin.
Marie Kondo khiến tất cả mọi người hoang mang vì cú "chuyển mình" sang lĩnh vực bán đồ gia dụng.
Cụ thể, Marie Kondo từng khuyên rất nhiều lần và rất nhiều người, ngay cả trong những cuốn sách xuất bản của cô rằng: mọi người nên bỏ những thứ thừa thãi ra khỏi ngôi nhà của họ.
Nhưng giờ đây Marie Kondo lại mở một trang bán hàng với hàng tá đồ dùng gia dụng ở mọi ngành hàng khác nhau cho người tiêu dùng. Không chỉ dừng lại tại đó, các sản phẩm của Marie Kondo bán lại có giá cao ngất ngưởng và phi lý đến mức khó tin.
Giao diện trang web bán hàng của KonMori.
Dưới đây là một vài sản phẩm có giá bán cao không hiểu vì sao nó cao mà Marie Kondo đang bán tại cửa hàng đồ gia dụng trực tuyến trên trang web Konmari.com của mình:
Ống đựng thìa đũa bằng đồng 275 USD (tương đương 6,3 triệu đồng).
Lọ đựng trà bằng gỗ 200 USD (tương đương 4,6 triệu đồng).
Đôi đũa gỗ, thứ rẻ nhất trong cửa hàng của thánh nữ Kondo cũng có giá tới 10 USD (tương đương 230.000 đồng)
Một chiếc gương có giá 150 USD (tương đương 3,5 triệu đồng).
Một phụ kiện nhà bếp là chiếc dao nhỏ xinh cũng có giá tới 180 USD (tương đương 4,1 triệu đồng).
Một chiếc đĩa đựng hoa quả có giá là 100 USD (tương đương 2,3 triệu đồng).
Một chiếc bát nhỏ bằng nhựa dẻo có giá bán tới 220 USD (tương đương 5 triệu đồng)
Ngoài ra, thánh nữ dọn nhà Marie Kondo còn bán rất nhiều các sản phẩm khác như nước rửa chén bát, xà phòng rửa tay, bột giặt, thùng đựng rác, chổi. Rất nhiều thứ liên quan tới việc dọn dẹp nhà cửa.
Theo quan sát, các thiết kế và sản phẩm của Marie Kondo vẫn tuân thủ theo phong cách thiết kế đơn giản, thậm chí là tối giản. Không có màu sắc nổi bật, chủ yếu là tông màu đen, trắng hoặc xám, be. Một số ít sản phẩm được mạ thêm màu vàng đồng tạo điểm nhấn sang trọng.
Nhưng điều này cũng không kéo lại được mức giá đang được cho là chưa phù hợp với số đông, khi giá trị của các sản phẩm tưởng như phổ biến, bình dân lại lần lượt dao động từ 500.000 đồng tới cả vài triệu tùy món đồ.
Rất nhiều sản phẩm ở các ngành hàng khác nhau được bán với giá trên trời mà thánh nữ Marie Kondo niêm yết trên trang bán hàng của mình.
Rất nhiều người tiêu dùng cảm thấy hoang mang vì mức giá bán chưa thật sự hợp lý mà Marie Kondo đưa ra. Nhiều bạn trẻ, có cả fan của cô gái này cũng tỏ ra ngán ngẩm vì muốn ủng hộ mà cũng lực bất tòng tâm do điều kiện tài chính không cho phép.
Trước sự thắc mắc và tranh cãi của người tiêu dùng, Marie Kondo tuyên bố: "Triết lý của tôi không yêu cầu các bạn nhất định phải ném đi toàn bộ những thứ trong nhà, mà là nâng cao nhận thức về những gì khiến bạn vui vẻ".
"Một khi bạn đã dọn dẹp xong, ngôi nhà luôn có chỗ để chào đón những món đồ mới, con người và trải nghiệm ý nghĩa trong cuộc đời bạn".
Hiện tại, các sản phẩm của Konmari.com mới chỉ ship hàng trong khu vực nước Mỹ. Trước đó Kondo đã kí hợp đồng hợp tác với nền tảng thương mại điện tử lớn nhất Nhật Bản Rakuten.
Theo Helino
Chỉ với bức ảnh 'khoe' bạn cùng bàn, cô nàng này ngay lập tức được cư dân mạng rần rần truy tìm 'info' Chắc chắn trong chúng ta, ai cũng từng có cho riêng mình một đứa bạn cùng bàn thuở còn cắp sách đến trường. Thời đi học, bạn bè luôn là một phần không thể thiếu đối với các cô cậu học sinh. Đó có thể là những người bạn cùng khóa, cùng lớp, cùng sở thích hay cùng có chung một ước mơ...