24 năm gắn bó với bệnh nhân tâm thần
Bác sĩ Lợi cùng các bác sĩ Bệnh viện Tâm thần trung ương 2 vẫn cần mẫn ngày đêm túc trực, điều trị triệu chứng, giải quyết tình huống cho bệnh nhân tâm thần, hướng đến ổn định sức khỏe, giúp họ được về với gia đình, hòa nhập cộng đồng.
BS Nguyễn Lợi thăm khám và trò chuyện với nữ bệnh nhân tâm thần vô gia cư – Ảnh: X.MAI
“Càng làm tôi càng thấy yêu nghề” – đó là bộc bạch của BS CKII Nguyễn Lợi, trưởng khoa hồi sức cấp cứu Bệnh viện Tâm thần trung ương 2 (TP Biên Hòa, Đồng Nai) với 24 năm gắn bó với bệnh nhân tâm thần.
Không đếm xuể khó khăn
Tại Bệnh viện Tâm thần trung ương 2, tần suất bác sĩ, điều dưỡng bị tấn công, hành hung như chuyện cơm bữa bởi bệnh nhân là đối tượng mắc vấn đề tâm thần – không kiểm soát hành vi và suy nghĩ của mình, đặc biệt đối với bệnh nhân mới nhập viện.
Riêng khoa hồi sức cấp cứu, khó khăn dường như gấp bội khi các bác sĩ phải giải quyết tình trạng sức khỏe bệnh nhân như một bác sĩ đa khoa, chuyên tâm thần. Cụ thể, ngoài điều trị tâm thần, các bác sĩ còn điều trị thêm các bệnh lý ngoại khoa, nội khoa khác.
Theo BS Lợi, quan trọng là phải tìm ra các nguyên nhân tiềm ẩn gây nên tâm thần hay bệnh lý kết hợp với tâm thần. Điều này đòi hỏi các bác sĩ phải luôn theo dõi sát sao người bệnh để phát hiện triệu chứng. Khó nhất là điều trị cho bệnh nhân kích động, chống cự, đập phá, thậm chí hành hung y bác sĩ ngay trong lúc cấp cứu.
Song dữ đến mấy cũng đến lúc dịu êm, bệnh nhân tâm thần cũng thế, họ cũng có những khoảng thời gian như người bình thường. “Điều hay ở bệnh nhân tâm thần là khi được thăm khám, trò chuyện thường xuyên thì những lúc bình thường họ rất tình cảm và quý chúng tôi như người nhà” – BS Lợi tâm sự.
Video đang HOT
Cần sự quan tâm nhiều hơn!
Lĩnh vực tâm thần học đã có từ rất lâu nhưng trên thực tế vẫn còn mới lạ. Đây cũng là căn nguyên tồn tại suy nghĩ bệnh nhân tâm thần chỉ là người điên vẫn hiện hữu trong xã hội. Để hiểu một cách tổng quát, BS Lợi cho hay sức khỏe tốt bao gồm trạng thái thoải mái về thể chất lẫn tinh thần.
Những biểu hiện tâm lý bất thường chỉ là một phần rất nhỏ trong cả kho thông tin cơ bản của bệnh tâm thần. Theo bảng phân loại của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), có đến hơn 300 rối loạn tâm thần do chấn thương sọ não hay viêm não, sử dụng rượu bia và ma túy, rối loạn lo âu, rối loạn lưỡng cực…
Tại khoa hồi sức cấp cứu ở bệnh viện này, ngoài tiếp nhận bệnh nhân tâm thần phân liệt, hậu quả của tai nạn giao thông thì bệnh tâm thần liên quan đến độc chất như rượu bia, ma túy nhiều nhất. Mỗi đêm trực, khoa tiếp nhận khoảng 10 ca bệnh thì có đến 6 ca là hậu quả từ rượu bia, ma túy.
Theo BS Lợi, mỗi bệnh nhân đều có những đặc điểm bệnh và khó khăn riêng. Vì thế, các bác sĩ tâm thần phải luôn “kề bên sát cánh” với bệnh nhân. Song song đó phải biết lắng nghe, thấu hiểu tâm lý bệnh nhân cũng như thân nhân mới có thể đem lại kết quả tốt.
Nghề bác sĩ tâm thần lắm gian truân nhưng với BS Lợi và toàn thể y bác sĩ Bệnh viện Tâm thần trung ương 2, chẳng có niềm vui nào sánh bằng khi sức khỏe tinh thần, thể chất bệnh nhân ổn định và họ được về với gia đình. Đây cũng chính là mong muốn và lý do “giữ chân” BS Lợi đến ngày hôm nay và trong tương lai.
Trò chuyện cùng bệnh nhân
Tại bệnh viện, một nữ bệnh nhân tâm thần 16 tuổi, vô danh, vô gia cư được các đoàn thể xã hội địa phương đưa đến bệnh viện từ tháng 7-2016 trong tình trạng chống đối, tiếp xúc hạn chế.
Dù biết bệnh nhân chẳng thể trả lời nhưng khi khám xong, BS Lợi cầm cánh tay phù nề của bệnh nhân hỏi: “Con đã ăn uống gì chưa?”. Cứ thế, đằng đẵng hơn 3 năm qua, BS Lợi cùng toàn thể y bác sĩ Bệnh viện Tâm thần trung ương 2 nhiệt tình điều trị, chăm sóc, trò chuyện cùng bệnh nhân vô danh này như người trong gia đình.
Theo tuoitre
Bệnh nghiện yêu là gì?
Nghiện tình yêu giống như nghiện chất hóa học, không thể ngưng sử dụng hay giảm liều lượng mỗi ngày.
Nghiện yêu (còn được gọi là bệnh lý tình yêu) là một tập hợp những hành vi đặc trưng bởi sự quan tâm không lành mạnh và quá mức đối với một hoặc nhiều bạn tình, theo P sychology today. Nghiện yêu khiến bạn bị chi phối bởi cảm xúc, thiếu kiểm soát hành vi và từ bỏ những mối quan tâm xung quanh khác.
Nghiện yêu còn dẫn đến những hành vi liều lĩnh, ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống hàng ngày của một người. Giống như những cơn nghiện khác, nghiện tình yêu gắn liền với cả niềm vui và đau khổ.
Cách đây nhiều thế kỷ, chứng nghiện tình yêu đã được Shakespeare nhắc đến qua câu nói nổi tiếng: "nếu bạn yêu và bị tổn thương, hãy yêu nhiều hơn; nếu bạn yêu nhiều hơn và bị tổn thương nhiều hơn, hãy yêu thêm cho đến khi không còn đau nữa".
Trên European Journal of Psychiatry tháng 1/2019, các nhà nghiên cứu Sanches và John thảo luận về hội chứng nghiện tình yêu ở số người có biểu hiện ham muốn yêu quá mức đồng thời đưa ra cách điều trị.
Nghiên cứu cho thấy tỷ lệ mắc bệnh nghiện tình yêu là 3-10%. Trong đó, nhóm sinh viên đại học chiếm đến 25%.
Tuy nhiên, cần phân biệt nghiện tình yêu với các bệnh lý khác, chẳng hạn như rối loạn nhân cách, rối loạn tâm thần, nghiện "yêu"; cuồng dâm, rối loạn ảo tưởng tinh thần. Người bị rối loạn ảo tưởng tinh thần thường nghĩ rằng một người khác, thường là người có địa vị cao đang yêu mình.
Ảnh: Health
Triệu chứng
Nghiện tình yêu có thể là một dạng rối loạn thể hiện bởi sự bốc đồng và ham muốn tìm kiếm sự mới lạ. Những người mắc chứng nghiện tình yêu trải qua trạng thái tương tự như những người đang yêu hoặc đang ở giai đoạn đầu của tình yêu lãng mạn mãnh liệt. Họ thường bị ám ảnh bởi những suy nghĩ mong muốn sở hữu người mình yêu.
Ngoài ra, cần phân biệt chứng nghiện yêu với tương tư trong tình yêu. Nghiện yêu giống như việc nghiện một chất hóa học và người nghiện không thể ngưng sử dụng hoặc giảm liều lượng mỗi ngày được.
Nghiện tình yêu có thể được xếp vào loại nghiện hành vi như nghiện cờ bạc. Người nghiện không cần sử dụng chất kích thích tâm lý, nhưng lại có những điểm giống với dạng nghiện chất. Ví dụ, một người trong giai đoạn đầu sử dụng ma túy, những người nghiện tình yêu có thể thoạt đầu sẽ cảm thấy vui, hài lòng và hưng phấn mãnh liệt. Sau đó, họ dần thích và bị phụ thuộc vào những cảm xúc này và tăng số lượng hành vi để đạt được hiệu quả cảm xúc như mong muốn.
Dấu hiệu nghiện tình yêu còn biểu hiện ở việc liên tục yêu mặc dù bản thân đã nỗ lực để kiểm soát hành vi. Họ thường tự hứa với bản thân sẽ không bao giờ yêu thêm một ai nữa nhưng ngay sau khi mối quan hệ kết thúc họ lại tìm người thay thế ngay lập tức.
Điều trị
John và Sanches đã nghiên cứu về phương pháp điều trị chứng nghiện tình yêu. Họ sử dụng cách can thiệp tâm lý xã hội. Những lời khuyên và sự giúp đỡ từ gia đình, bạn bè có thể hiệu quả trong việc khuyến khích các mối quan hệ lành mạnh hơn.
Ngoài ra, liệu pháp nhận thức hành vi và liệu pháp tâm lý cũng được các chuyên gia ứng dụng điều trị cho những bệnh nhân nghiện yêu.
Thùy An
Theo VNE
Bệnh nhân khô mắt được kê thuốc rối loạn cương dương Bị khô mắt nhưng được kê kem trị rối loạn cương dương, người phụ nữ ở Scotland bị tổn thương mắt do chất hóa học. Ảnh minh họa Theo BMJ, nữ bệnh nhân giấu tên ở Glasgow (Scotland) bị tổn thương mắt do chất hóa học với triệu chứng đau mắt, nhìn mờ, mí mắt đỏ và sưng. Nguyên nhân do cô được...