24 giờ kinh hoàng ở thành phố Culiacan
Ngày 5/1/2023, quân đội Mexico đã bắt giữ Ovidio Guzman, con trai của trùm ma túy Joaquin “El Chapo” Guzman, kẻ cầm đầu mạng lưới buôn bán fentanyl hàng đầu trên thế giới.
Việc bắt Ovidio đã dẫn đến những cuộc chạm súng kinh hoàng giữa quân đội và các thành viên băng nhóm Sinaloa, kéo dài suốt 24 giờ…
Hàng chục binh sĩ thương vong trong vụ bắt con trai trùm ma túy Mexico
Cuộc chạm súng
Ovidio Guzman bị bắt lần đầu tiên vào ngày 17/10/2019 tại thành phố Culiacan nhưng chỉ mấy hôm sau, các tay súng Sinaloa trung thành với hắn ta đã giành quyền kiểm soát phần lớn thành phố, khiến Tổng thống Andres Manuel Lopez Obrador phải ra lệnh thả hắn ta vì Sinaloa đe dọa sẽ tàn sát con tin, là gia đình của những sĩ quan cảnh sát. Đây được xem như một thất bại cay đắng của ông Obrador, người đã nhậm chức vào năm 2018 với cam kết chấm dứt “cuộc chiến chống ma túy” đồng thời nó còn là dấu hiệu đáng lo ngại đối với Chính phủ Mỹ vì qua việc Ovidio “sổng chuồng”, họ nghi ngờ quyết tâm của Obrador, rằng ông này không dám đối đầu với những tập đoàn ma túy vừa lắm tiền, vừa mạnh mẽ.
Một xe chở suất ăn hàng không bị Sinaloa đốt khi đi vào dân bay Culiacan.
Năm nay 32 tuổi, Ovidio là một trong số 5 con trai của El Chapo, kẻ đã đảm nhận vai trò lãnh đạo băng nhóm Sinaloa kể từ khi El Chapo bị bắt và bị dẫn độ về Mỹ năm 2017. Từ lâu, Sinaloa là đầu nậu hàng đầu tuồn cocaine, heroin, methamphetamine, cần sa, và fentanyl vào Mỹ thông qua biên giới Tây Nam Mexico, Mỹ. Theo Cục Quản lý thực thi ma túy Mỹ, số ca tử vong do sử dụng ma túy quá liều ở Mỹ lên tới 186.000 người vào năm 2022, mức cao nhất từ trước đến nay, phần lớn ở trong độ tuổi 18 đến 49 và 2/3 là do fentanyl.
Video đang HOT
4h 40 phút sáng ngày 5/3, sau khi nhận được tin tình báo rằng “El Raton”, nghĩa là “Chuột” trong tiếng Tây Ban Nha, mật danh dùng để chỉ Ovidio, có mặt trong một đoàn gồm 25 xe bọc thép, từ phía Bắc Culiacan đi về phía Nam, 900 binh sĩ thuộc quân đội, lực lượng an ninh quốc gia và cảnh sát Mexico đã được huy động để tham gia vụ chặn bắt. Khi đoàn xe đến ngôi làng đánh cá Jesus Maria rồi trước những chướng ngại vật do cảnh sát lập ra trên đường, những kẻ trong xe bọc thép lập tức nổ súng tấn công. Để ngăn chặn, quân đội phải sử dụng đại liên 12,7mm và thậm chí trực thăng Black Hawk MH 60 cũng đã phải bắn cháy một số xe bọc thép. Một cảnh sát có mặt tại hiện trường nói với trang tin Inside Politics: “Khi các thành viên Sinaloa rút vào cố thủ trong một ngôi nhà, trực thăng tiếp tục xạ kích bằng súng Minigun 6 nòng, mỗi phút bắn ra 6.000 viên đạn. Những viên đạn lửa xé toạc bầu trời trước bình minh”. Cuộc giao tranh kéo dài hơn 1 giờ với kết quả 2 binh sĩ thiệt mạng, 18 nhân viên an ninh bị thương. Về phía Sinaloa, con số thương vong không được công bố.
6 giờ sáng, tiếng súng tạm ngưng mà lý do là phía Sinaloa hết đạn. Lục soát những chiếc xe còn lại, lực lượng an ninh bắt được Ovidio khi ấy mặc áo giáp bằng sợi kelva, nửa nằm nửa ngồi trên sàn xe. Một sĩ quan an ninh quốc gia cho biết “mặt Ovidio tái mét. Có lẽ hắn không ngờ chúng tôi lại biết về chuyến đi này mặc dù hộ tống hắn là một lực lượng hùng hậu, có cả súng phóng lựu. Người Mỹ đã treo giải 5 triệu USD cho cái đầu của hắn”.
Các tay súng Sinaloa chiếm một khu thương mại ở Culiacan.
24 giờ kinh hoàng
Ngay sau khi thông tin về việc giao tranh giữa đoàn xe chở Ovidio và quân đội chính phủ loan ra, băng nhóm Sinaloa ở Culiacan lập tức mở cuộc phản công báo thù. Chỉ khoảng 1 tiếng, chúng đã dựng xong các chướng ngại vật bằng xe hơi, bàn bằng thép dùng trong các văn phòng, tủ lạnh cũ, lốp xe… ở 19 khu vực bên trong thành phố Culiacan. Mỗi khu vực có từ 20 đến 30 tay súng. Song song với những việc đó, thành viên Sinaloa đốt cháy nhiều xe bus, xe chở hàng và xe cá nhân để quân đội Mexico mất khả năng xác định các vị trí của Sinaloa. Chưa hết, một nhóm khác tấn công vào sân bay Culiacan, bắn vào đài kiểm soát không lưu và những máy bay đang nằm trên bãi đỗ.
Một hành khách chuẩn bị đáp chuyến bay của Hãng hàng không Aero Mexico từ Culiacan đến Mexico City kể lại: “Chúng tôi nằm dài trên sàn nhà và trên các lối đi. Nhìn ra bên ngoài, một chiếc máy bay đang bốc cháy. Quân Sinaloa vũ trang bằng tiểu liên AK và súng phóng lựu RPG-7, bắn tứ tung”.
Marcos Vizcarra, phóng viên của trang tin Mỹ Latin ngày nay nói tiếp: “Lúc cuộc tấn công diễn ra, tôi đang ở một khách sạn bên ngoài sân bay chờ đến giờ khởi hành. Các tay súng Sinaloa bao vây khách sạn, yêu cầu tất cả những ai có xe hơi phải giao chìa khóa cho họ. Nhiều tiếng khóc, tiếng la hét vang lên. Lúc 2 tay súng Sinaloa xông vào phòng tôi, tôi nói tôi chẳng có gì cả, tôi chỉ đang chờ đến giờ bay về Mexico City. Một gã hỏi tôi đến Culiacan làm gì? Tôi nói tôi là nhân viên tiếp thị của một công ty nông, ngư cụ, đến để bán động cơ cho các thuyền đánh cá”.
Bạo lực ở Culiacan khiến người ta nhớ đến ngày 17/10/2019 hay còn được gọi là “Thứ Năm đen tối”. Khi ấy, quân đội Mexico lần đầu tiên đã bắt được Ovidio nhưng họ gặp khó khăn vì không có lệnh khám xét chỗ ở của hắn.Phải mất nhiều tiếng lệnh này mới được đưa đến nhưng cũng đủ thời gian cho hàng trăm tay súng Sinaloa tràn vào thành phố với vũ khí hạng nặng, bắn và đốt cháy nhà cửa,siêu thị, xe cộ đồng thời bắt một số gia đình của các sĩ quan cảnh sát làm con tin. Khi bạo động lan rộng, Tổng thống Obrador đã đưa ra một quyết định không những làm đất nước Mexico ngạc nhiên mà cả nước Mỹ và Văn phòng Liên hợp quốc về ma túy và tội phạm (UNODC) cũng kinh ngạc: Thả Olividio. Nó bắt nguồn từ việc lúc lên nắm quyền, ông Obrador đã chỉ trích gay gắt những chiến dịch bài trừ ma túy do người Mỹ chủ xướng nhằm bắt giữ những kẻ cầm đầu. Theo ông Obrador, đường lối của ông thiên về ủng hộ các chương trình xã hội nhằm thu hút thanh thiếu niên tránh xa những băng nhóm tội phạm có tổ chức. Chính phủ của ông tuyên bố chính sách ấy đã đảo ngược tình trạng gia tăng bạo lực nhưng sự thật lại không phải vậy. Trung bình cứ mỗi ngày, Mexico lại xảy ra 37 vụ giết người liên quan đến ma túy.
Trở lại với 24 giờ kinh hoàng ở Culiacan, doanh nhân Alvaro Arandas lúc đang ở quầy làm thủ tục tại sân bay quốc tế Culiacan để đáp chuyến bay đến thành phố San Luis Potosi ở phía Đông Mexico thì nghe tiếng súng nổ. Ông nói: “Không biết Sinaloa vào sân bay từ lúc nào. Tôi chỉ thấy họ xuất hiện với tiểu liên AK trên tay, bắn bừa bãi lên trần nhà nhằm uy hiếp hành khách. Tôi lao ra phía sau quầy làm thủ tục, cố gắng nép mình xuống cạnh chiếc bàn cân hành lý. Nhiều người khác vứt bỏ va li, túi xách, cố gắng tìm cách thoát thân”.
Theo CIA, một phần trong kế hoạch của băng nhóm Silaloa là chiếm giữ sân bay Culiacan rồi cướp máy bay để đưa Ovidio trốn ra nước ngoài vì đến trưa, chúng vẫn không biết Ovidio đã bị bắt. Nhiều nhân chứng nói rằng thành viên Sinaloa bắn cả vào máy bay quân sự lẫn dân sự, trong đó có những chiếc đang lượn vòng chờ hạ cánh. Ông Luis Cresencio Sandoval, Bộ trưởng Quốc phòng Mexico nói với các phóng viên: “Hai máy bay của lực lượng không quân đã phải hạ cánh khẩn cấp sau khi trúng đạn, 1 máy bay dân sự bốc cháy”. Không khí hoảng loạn bao trùm khắp nơi, nhất là khi quân đội và lực lượng an ninh tiến vào rồi đấu súng với các thành viên Sinaloa. Cuộc đấu súng kéo dài đến mờ sáng ngày 6/1 đã khiến hơn 1.000 hành khách không có lối thoát. Chỉ đến khi quân đội chiếm lại sân bay với thiệt hại 10 sĩ quan, binh lính chết, 39 người khác bị thương, 19 thành viên Sinaloa chết thì trật tự mới được vãn hồi. May mắn là toàn bộ hành khách đều bình an vô sự.
Bên trong thành phố Culiacan, tình hình cũng phức tạp không kém. Lửa từ những chiếc xe bị đốt tỏa khói đen bao trùm nhiều khu vực. Các tay súng Sinaloa ẩn mình sau những chướng ngại vật xả đạn liên hồi khi quân đội xuất hiện. Alvarez, phi công trực thăng MH-60 nói: “Khói đen che phủ mục tiêu khiến chúng tôi rất khó bắn, chưa kể không rõ bọn Sinaloa có bắt người dân làm con tin hay không”. Một trung úy thuộc Lực lượng Vệ binh quốc gia Mexico kể lại rằng để vượt qua 6 mét chiều dài từ vị trí của anh đến công sự của bọn Sinaloa, 6 người lính do anh chỉ huy đã phải mất hơn 1 tiếng vì mặc dù chúng chỉ có 3 người nhưng sức mạnh của chúng là một khẩu đại liên 50, bắn như vãi đạn. Anh nói: “Để tiêu diệt chúng, lính của tôi phải dùng đến lựu đạn”.
Đến chiều 6/1, bạo lực dường như đã lắng xuống ở Culiacan.Những con đường trong thành phố đã lác đác người qua lại. Các đội an ninh yêu cầu tất cả xe hơi phải hạ cửa kính xuống nếu nó được dán tấm cách nhiệt tối màu nhằm phát hiện thành viên Sinaloa bỏ trốn, đồng thời cảnh báo về sự trả thù nhắm vào gia đình của các viên chức an ninh, cảnh sát bởi lẽ sau vụ bắt giữ Ovidio hồi năm 2019 thì chỉ trong 1 năm sau đó, tháng 10/2019 – 10/2020, đã có 26.000 vụ giết người xảy ra liên quan đến Ovidio. Joaquin, giảng viên một trường đại học ở Culiacan nói: “Tôi không biết sự yên tĩnh sẽ kéo dài trong bao lâu. Mọi người ở đây đều lo sợ về cuộc đấu tranh quyền lực giành thị phần ma túy giữa băng nhóm Sinaloa đang suy yếu và đối thủ của nó là băng nhóm Jalisco…”.
Ông Carlos Redido, nhà phân tích chính trị của trang tin Latin America Today thì cho rằng sắp tới, một cuộc đọ sức giữa 4 người con trai còn lại của ông trùm Joaquín “El Chapo” Guzman, những kẻ được biết dưới cái tên chung “Los Chapitos” sẽ rất gay gắt bởi lẽ nếu Ovidio được ông trùm Guzman đưa lên vị trí cầm đầu sau khi Guzman bị bắt thì giờ đây khi Ovidio sa lưới, 4 người con sẽ phải tự khẳng định vị trí của mình, nhất là trong bối cảnh băng nhóm Jalisco đang có kế hoạch thâu tóm quyền lực của Sinaloa.
Với cách nhà phân tích thuộc Bộ Ngoại giao Mỹ, vụ bắt giữ Ovidio dường như diễn ra đúng lúc để xoa dịu Tổng thống Biden trước hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Mexico, là một phần trong chiến lược tiêu diệt nguồn cung ma túy đến từ quốc gia này nhưng Roberto Velasco, một quan chức cao cấp của Bộ Ngoại giao Mexico cho biết trong một cuộc phỏng vấn: “Chúng tôi không chọn ngày để bắt giữ Olivdio trước thềm hội nghị thượng đỉnh. Nó chỉ là sự trùng hợp”.
Chỉ 1 tiếng sau khi bị bắt, Ovidio được đưa lên trực thăng đến một nơi giam giữ bí mật. Một quan chức Cục Phòng chống ma túy Mỹ (DEA) nói rằng, nếu Ovidiao bị dẫn độ sang Mỹ, hắn ta có thể cung cấp thông tin tình báo quan trọng về buôn bán fentanyl, kể cả của băng nhóm Sinaloa và các băng nhóm khác. Những thông tin ấy bao gồm vị trí nhà xưởng sản xuất, phương tiện vận chuyển, người giao hàng và nhận hàng ở Mỹ, phương thức thanh toán tiền mua bán ma túy… “Nhưng nếu Chính quyền Mexico giữ Ovidio ở lại để xét xử, anh ta sẽ tiếp tục công việc kinh doanh ngay cả ở sau song sắt cùng các bước tường kiên cố của nhà giam…”
Đức: Sẽ truy quét các đối tượng liên quan đến phong trào cực hữu 'Reichsbrger'
Chính phủ Đức dự kiến sẽ tiến hành thêm các vụ bắt giữ và truy quét trong những ngày tới liên quan tổ chức khủng bố cực hữu "Reichsbrger" bị cáo buộc đang âm mưu xây dựng lực lượng quân đội và chống phá nhà nước.
Cảnh sát làm nhiệm vụ tại khu vực giữa Wiedersdorf và Landsberg, gần Halle, miền đông nước Đức. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Trao đổi với báo giới ngày 8/12, ông George Maier, người đứng đầu cơ quan nội vụ bang Thuringia, miền Đông nước Đức, cho biết 25 thành viên và những người ủng hộ nhóm "Reichsbrger" đã bị bắt giữ trong các cuộc đột kích với sự tham gia của khoảng 3.000 nhân viên an ninh - điều mà ông mô tả là "chưa từng có trong lịch sử hiện đại của Đức". Ông nhận định: "Dựa vào kinh nghiệm của tôi, thường có một đợt bắt giữ thứ hai".
Cùng ngày, người đứng đầu Văn phòng cảnh sát liên bang Holger Muench cho biết số nghi phạm trong vụ việc này hiện là 54 và con số này có thể tiếp tục tăng. Trong các cuộc đột kích, cảnh sát đã tìm thấy các thiết bị như áo chống đạn, súng trường và đạn dược, cũng như các bằng chứng về việc tuyển mộ và kế hoạch thành lập cái gọi là "bộ chỉ huy bảo vệ đất nước". Ông cho biết những đối tượng tham gia tổ chức này thuộc nhiều thành phần, trong đó có những đối tượng cuồng tín, một số đối tượng có nhiều tiền, số khác sở hữu vũ khí. Ngoài ra, lực lượng an ninh cũng phát hiện một bản kế hoạch thực hiện các cuộc tấn công và mở rộng tổ chức này.
Trước đó, các công tố viên xác nhận lực lượng an ninh Đức đã đột kích và bắt giữ 25 phần tử Reichsbrger bị tình nghi lên kế hoạch tấn công tòa nhà Quốc hội Đức, để từ đó khởi đầu cho làn sóng tấn công với ý đồ tạo dựng những điều kiện tương tự nội chiến ở Đức. Các nghi phạm bị cáo buộc thành lập một nhóm khủng bố, âm mưu lật đổ trật tự hiến pháp hiện hành ở Đức. Ngoài ra, Reichsbrger còn bị cáo buộc lên kế hoạch tấn công lưới điện quốc gia, lật đổ chính phủ liên bang và giành quyền lãnh đạo đất nước bằng vũ lực.
Do số lượng lớn thành viên là những cựu binh sĩ xuất thân từ các lực lượng vũ trang Đức, trong đó có các lực lượng đặc nhiệm, nên Reichsbrger bị coi là tổ chức đặc biệt nguy hiểm.
Argentina bắt giữ thủ lĩnh một trong những tổ chức tội phạm hình sự lớn nhất thế giới Cơ quan an ninh Argentina ngày 31/10 thông báo cảnh sát nước này vừa bắt giữ Carmine Alfonso Maiorano, 68 tuổi, người Italy. Đây là tên tội phạm khét tiếng bị nhiều nước cáo buộc tội buôn lậu ma túy và vũ khí. Cảnh sát hộ tống Carmine Alfonso Maiorano sau khi anh ta bị giam giữ ở Guernica, Argentina, ngày 31/10/2022. Ảnh:...