24 con tê tê được thả về tự nhiên
Qua hơn 5 tháng chăm sóc, 24 con tê tê được giải cứu khỏi hoạt động buôn bán động vật hoang dã đã được thả về tự nhiên.
Sau hành trình gần 1.000 km trên xe chở khách, ngày 22/11 hơn 20 cán bộ bảo tồn đã đưa 24 con tê tê đến nơi tái thả. Trong đó, 11 con do Chi cục Kiểm lâm huyện Yên Thủy (Hòa Bình) bàn giao tháng 5 và 13 con do Chi cục Kiểm lâm Ninh Bình bàn giao vào tháng 6, 8, 9/2015.
Trước đó, tại thời điểm cứu hộ, tê tê bị nhét vào các túi lưới và bị ép ăn hỗn hợp bột ngô, bột đá nên rất yếu. Sau hơn 5 tháng phục hồi tại trung tâm, loài động vật quý hiếm này đã hoàn toàn khỏe mạnh để trở về tự nhiên.
Sức khỏe của chúng ổn định và được ăn uống trước khi vận chuyển đi bộ 2 km xuyên rừng đến 4 địa điểm tái thả. Công việc này thực hiện vào buổi tối vì tê tê hoạt động vào ban đêm và sống đơn lẻ, mỗi cá thể được thả cách nhau ít nhất 300 mét.
Con tê tê được tái thả về tự nhiên. Ảnh: SVW.
“Chúng tôi đã kiểm tra sức khỏe tất cả tê tê trước khi thả vào tự nhiên. Tôi tin rằng chúng hoàn toàn thích nghi với điều kiện sống mới”, bà Heidi Quine, Cố vấn Kỹ thuật của Trung tâm nghiên cứu và bảo tồn động vật hoang dã (SVW) và Chương trình Bảo tồn thú ăn thịt và tê tê (CPCP) cho biết.
Video đang HOT
Liên quan đến những con tê tê được cứu hộ từ Thanh Hóa và Ninh Bình đang sống mòn tại trung tâm cứu hộ, ôngTrần Quang Phương, quản lý chương trình CPCP cho biết, số tê tê được tịch thu từ tỉnh Thanh Hóa vẫn đang chăm sóc tại trung tâm ba tháng nay do những vướng mắc về luật.
Đây là lần thứ hai tổ chức bảo tồn tái thả số lượng lớn tê tê cứu hộ từ buôn bán trái phép về tự nhiên. Trước đó tháng 6/2015, 35 cá thể tê tê Java (Manis javanica) đã được thả.
Tê tê là động vật hoang dã được xếp vào danh sách loài nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ. Mọi hành vi săn bắt, buôn bán và tiêu thụ sản phẩm từ tê tê đều bị coi là vi phạm pháp luật và bị xử lý hình sự.
Hương Thu
Theo VNE
"Thần dược" vảy tê tê: Đại gia đốt tiền theo tin đồn
Mới đây nhất, cục Điều tra chống buôn lậu (Tổng cục Hải quan) cùng các lực lượng chức năng khám xét container số hiệu WHLU191192 đang nằm tại cảng Tiên Sa (TP.Đà Nẵng) phát hiện hơn 220 bao chứa ngà voi và vảy tê tê núp bóng trong các bao hàng đậu đỏ.
Trao đổi với PV vào sáng 31/8, đại diện cục Điều tra chống buôn lậu xác nhận đang tiếp tục điều tra làm rõ nguồn gốc và chủ nhân của lô hàng trên. Thế nhưng, những lời đồn về tác dụng chữa bệnh thần kỳ của vảy tê tê như: Chữa ung thư, tiểu đường, bổ thận tráng dương... đang khiến cho nhiều người sẵn sàng bỏ cả "núi tiền" để săn lùng về dùng. Nó đã đẩy loài động vật trên vào con đường tuyệt chủng. Tuy nhiên, công dụng của loại "thần dược" này lại không phải như vậy.
Bỏ tiền triệu mua tin đồn
Hiện nay, tác dụng của vảy tê tê đang được bao phủ bởi lớp lớp tin đồn khiến cho nhiều người mắc lừa và sẵn sàng bỏ tiền triệu để mua về với hy vọng có thể chữa khỏi bệnh. Nhiều người coi vảy tê tê là "thần dược" có thể chữa bệnh ung thư, tiểu đường, các khối u, tăng cường bản lĩnh đàn ông... khiến giá mặt hàng này cao ngất ngưởng. Theo tìm hiểu của PV báo ĐS&PL, mặt hàng vảy tê tê tại TP.HCM có mức giá khá cao so với thời gian trước đây do nguồn cung khan hiếm. Những người có nhu cầu mua loại "thần dược" này để chữa bệnh phải đặt hàng trước từ các đầu nậu.
Vảy tê tê được nhiều người tìm mua để chữa bệnh.
Tiết lộ thông tin với PV, một đầu nậu chuyên mua bán tê tê tại các tỉnh phía Nam có biệt danh là B. "tê tê" cho hay: "Gần 1 năm trở lại đây, mặt hàng tê tê tại TP.HCM và các tỉnh phía Nam vô cùng khan hiếm do nguồn cung ít và các cơ quan chức năng siết chặt việc quản lý. Hiện tại một con tê tê nặng khoảng 4kg có giá khoảng 7-8 triệu đồng/con, còn vảy của nó cũng có giá không dưới 6 triệu đồng/kg. Nếu khách hàng mua một con tê tê sống, nặng khoảng 4kg thì phải trả tổng số tiền từ 13 tới 14 triệu đồng". Khi hỏi về những loại tê tê được bán trên thị trường hiện nay có nguồn gốc trong nước hay nhập từ nước ngoài, thì B. tê tê cho biết: "Hàng tại TP.HCM và các tỉnh phía Nam chủ yếu nhập từ Campuchia và các nước châu Phi về. Tiếp cận nguồn hàng này chủ yếu là các đầu nậu lớn, sau đó sẽ phân phối cho các cấp dưới để bán cho người dân".
Mặc dù buôn bán mặt hàng này nhưng chủ đầu nậu trên cũng rất mơ hồ về tác dụng của vảy tê tê, B. "tê tê" bày tỏ: "Hiện nay, những người tìm mua vảy tê tê chủ yếu dùng để chữa bệnh, đặc biệt là các bệnh nan y. Tôi không rõ công dụng của vảy tê tê thế nào nhưng do thấy nhu cầu lớn nên tôi mới tìm cách nhập về để kinh doanh".
Tiếp tục tìm đến những cửa hàng bán dược liệu trên địa bàn TP.HCM, PV ghi nhận tình hình kinh doanh mặt hàng này khá nhộn nhịp. Tại một cửa hàng chuyên cung cấp mặt hàng vảy tê tê tại Q.5, TP.HCM, bà chủ tên L. tiết lộ: "Tại cửa hàng của tôi, vảy tê tê đã qua sơ chế được chiên chín có giá 8-9 triệu đồng/kg, còn vảy tê tê thô chưa qua chế biến có giá 12-13 triệu đồng/kg". Trong khi đó, tại một cửa hàng dược liệu tại quận 10 (TP.HCM) thì giá vảy tê tê cao hơn một chút". Ông chủ cửa hàng tên Bảo nói: "Vảy tê tê chiên chín có giá 10 triệu đồng/kg, chưa chiên có giá 13 - 14 triệu đồng/kg. Muốn mua bao nhiêu chúng tôi đều có sẵn".
Thực tế trên đã phần nào cho thấy, mặc dù bị kiểm soát rất chặt chẽ trong việc vận chuyển, buôn bán nhưng vảy tê tê vẫn được các tay buôn săn lùng ráo riết. Chỉ tính trong vòng tháng 8/2015, cơ quan chức năng đã bắt giữ hai vụ vận chuyển vảy tê tê với số lượng lớn. Ngày 15/8/2015, chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất (TP.HCM) đã bắt giữ lô hàng 42,2kg vảy tê tê. Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất xác định lô hàng này có nguồn gốc từ Nigeria, qua Thổ Nhĩ Kỳ rồi nhập về Việt Nam. Lô hàng vảy tê tê này được khai báo là đồ dùng cá nhân nhưng hiện tại vẫn chưa xác minh được ai là chủ của lô hàng này.
Chỉ chữa được tắc tia sữa, vết lở loét, mụn nhọt
Trước những thông tin gây hoang mang dư luận về công dụng của vảy tê tê, PV đã có cuộc trao đổi với các bên liên quan nhằm đi tìm sự thật đằng sau những lời quảng cáo có cánh về loại "thần dược" này. Ông Nguyễn Xuân Lưu, Chi cục trưởng chi cục Kiểm lâm TP.HCM phân tích: "Tê tê là động vật nằm trong danh mục bị cấm mua bán, kinh doanh. Tê tê còn là động vật hoang dã, đặc biệt quý hiếm, có nguy cơ bị tuyệt chủng. Thời gian qua, nhu cầu mua bán, kinh doanh về vảy tê tê là rất lớn. Tôi khẳng định rằng, vảy tê tê và các thứ liên quan đến tê tê không có tác dụng chữa bệnh, đặc biệt là bệnh ung thư như lời đồn thổi. Những thông tin đồn thổi do các đối tượng buôn bán tung ra để trục lợi".
Trao đổi về đặc tính của vảy tê tê trong đông y, lương y Vũ Quốc Trung (chủ trì phòng chẩn trị Y học cổ truyền chùa Cảm Ứng, Hà Nội) phân tích: "Trong y học cổ truyền, vảy tê tê có tên thuốc là xuyên sơn giáp, vị mặn, mùi hơi tanh, tính hơi lạnh, không độc, có tác dụng vào hai kinh can và vị, có tác dụng giải độc, tiêu viêm, giảm đau, lợi sữa... Vì thế tác dụng chính của vảy tê tê chỉ là chữa tắc tia sữa, chữa vết lở loét, mụn nhọt. Ngoài ra không có tác dụng gì khác cả. Tuy nhiên, với những căn bệnh trên thì có nhiều thuốc chữa được tốt hơn vảy tê tê. Ví dụ chữa tắc tia sữa thì có thể dùng các thuốc như bồ công anh, bạch truật... để thay thế. Do đó bỏ tiền triệu để mua vảy tê tê chữa bách bệnh là không cần thiết. Đối với những bệnh nan y thì vảy tê tê hoàn toàn không có tác dụng".
Là một chuyên gia nghiên cứu nhiều năm về tê tê, thạc sỹ Nguyễn Tấn Thanh, chuyên gia động vật học tại TP.HCM khẳng định: "Thực tế cho thấy, y học hiện đại không hề dùng sừng, vảy, thịt tê tê làm thuốc chữa bệnh. Bên cạnh đó, cũng không có chứng cứ khoa học nào chứng minh vảy tê tê, đặc biệt là sừng tê tê chữa được bệnh ung thư. Qua báo ĐS&PL, tôi xin khẳng định các "thần dược" như vảy tê tê, sừng tê tê, cao hổ cốt... chỉ là những lời đồn đại, truyền miệng mà thôi".
Trong khi đó, Giáo sư Nguyễn Lân Dũng, chuyên gia trong lĩnh vực sinh học cho rằng: "Thực chất những lời đồn đại trên có thể bắt nguồn từ phường buôn động vật hoang dã. Chúng đơm đặt thái quá nhằm nâng giá trị của con vật. Càng có nhiều người "thần tượng" tê tê thì loài này càng lên giá, giá thị trường mỗi con tê tê lên đến hơn 10 triệu đồng trong khi mua tại rừng từ cánh phường săn chỉ chưa đến 2 triệu đồng. Chính lợi nhuận kếch sù ấy đã thúc đẩy cánh phường săn, dân buôn tích cực săn lùng, phịa đủ thứ chuyện ly kỳ về sức mạnh của loài tê tê để dễ bề dụ khách. Sách đỏ Việt Nam hiện xếp tê tê vào nhóm V (nhóm động vật nguy cấp, có nguy cơ tuyệt chủng). Vì thế buôn bán động vật này là hành vi vi phạm pháp luật".
Dùng móng lợn giả làm vảy tê tê Theo chia sẻ của lương y Vũ Quốc Trung thì trên thị trường hiện nay, tỉ lệ người mua phải vảy tê tê giả là rất cao. "Tôi đảm bảo hầu hết người mua đều sẽ mua phải hàng chất lượng thấp chứ không có hàng thật. Bởi lẽ hiện nay nhiều đối tượng hay dùng móng lợn, nướng lên trông rất giống với vảy tê tê. Hơn nữa, móng lợn cũng có tác dụng lợi sữa nên người tiêu dùng chắc chắn không thể phát hiện ra nếu tỉ lệ pha trộn phù hợp", lương y Trung nói.
Theo_VietNamNet
Thả tê tê được gắn thiết bị theo dõi về tự nhiên - Mục đích của việc gắn thiết bị theo dõi là nhằm quan sát sự di chuyển, đánh giá tiến độ tái hòa nhập của tê tê trong tự nhiên và phòng ngừa mắc bẫy hoặc bị săn bắt của kẻ xấu. Nhân viên SVW gắn thiết bị vô tuyến điện lên động vật để theo dõi quá trình tái hòa nhập thiên...