24 chiến hạm Indonesia diễn tập trên Biển Đông
Hải quân Indonesia tổ chức diễn tập gần quần đảo Natuna ngày 21-24/7, động thái có thể nhằm phô diễn sức mạnh trước yêu sách chủ quyền của Trung Quốc.
24 chiến hạm hải quân Indonesia, trong đó có hai khu trục hạm và 4 hộ vệ hạm, hồi giữa tuần tham gia cuộc diễn tập 4 ngày gần quần đảo Natuna, phía nam Biển Đông. Đợt diễn tập trên biển này được tiến hành đồng thời với hoạt động huấn luyện trên đất liền, hải quân Indonesia cho biết trong thông cáo hôm qua.
“Khả năng sẵn sàng chiến đấu của quân đội không bị ảnh hưởng ngay cả khi Covid-19 đang hoành hành”, chuẩn đô đốc Ahmadi Heri Purwono, người đứng đầu Bộ tư lệnh Hạm đội 1 hải quân Indonesia, cho biết.
Vùng đặc quyền kinh tế của Indonesia xung quanh quần đảo Natuna chồng lấn với “đường 9 đoạn” Trung Quốc đơn phương vẽ ra trên Biển Đông nhằm đòi yêu sách chủ quyền phi lý với phần lớn diện tích khu vực. Các tàu đánh cá được tàu công vụ Trung Quốc hộ tống nhiều lần hoạt động trong khu vực gần quần đảo Natuna, khiến giới chức Indonesia lo ngại.
Cuộc diễn tập gần Natuna nhằm xây dựng các phương án và năng lực chiến lược nhằm bảo vệ quần đảo này, hải quân Indonesia cho biết trong thông cáo.
Video đang HOT
Binh sĩ hải quân Indonesia đứng trước tàu tuần tra KRI Layaran tại cảng Batu Ampar, Batam, quần đảo Riau, tháng 1/2017. Ảnh: Jakarta Post.
Phái đoàn thường trực Indonesia hồi tháng 5 gửi thư cho Tổng thư ký Antonio Guterres và bộ phận phụ trách Các vấn đề về Biển và Luật Biển Liên Hợp Quốc để bác yêu sách “đường 9 đoạn” của Trung Quốc. Trong những lá thư được gửi hồi tháng 6, Indonesia tuyên bố “thẳng thừng từ chối” đề nghị đàm phán của Trung Quốc về cái gọi là “yêu sách chồng lấn”.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo khi ra tuyên bố ngày 13/7 bác hầu hết yêu sách của Trung Quốc tại Biển Đông đã khẳng định quần đảo Natuna là khu vực “nằm ngoài phạm vi tài phán của Trung Quốc”.
Australia hôm 23/7 cũng đệ trình công hàm lên Liên Hợp Quốc, khẳng định “không có cơ sở pháp lý đối với các yêu sách của Trung Quốc về lãnh thổ và hàng hải ở Biển Đông”, bác bỏ các yêu sách của Trung Quốc đối với quyền lịch sử, các quyền và lợi ích hàng hải được thiết lập trong “quá trình thực hiện lịch sử lâu dài ở Biển Đông”.
Trung Quốc gần đây triển khai nhiều hoạt động quyết liệt sau Covid-19 nhằm gây áp lực cho các quốc gia, vùng lãnh thổ xung quanh. Tại Biển Đông, Trung Quốc triển khai loạt hoạt động gây hấn như điều tàu khảo sát địa chất Hải Dương 8 đi vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam rồi bám theo tàu khoan của Malaysia, cho tàu hải cảnh đâm chìm tàu cá của Việt Nam, tập trận trái phép ở quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Mỹ điều nhiều tàu sân bay cùng chiến hạm tới diễn tập tại Biển Đông và khu vực xung quanh, một số quốc gia như Nhật Bản và Australia cũng cử tàu chiến tới tham gia. Các oanh tạc cơ B-1B Lancer và B-52 đã thực hiện nhiệm vụ tại Biển Đông, một số trinh sát cơ và máy bay không người lái cũng hoạt động trong khu vực.
Indonesia từ chối đàm phán với Trung Quốc về vấn đề Biển Đông
Tổng vụ trưởng Vụ Luật pháp và Điều ước quốc tế, BNG Indonesia nói, Indonesia không tham gia bất kỳ cuộc đàm phán nào về phân định ranh giới trên biển.
Ngày hôm qua (5/6), trước lời đề nghị đàm phán từ Trung Quốc về vấn đề Biển Đông, Chính phủ Indonesia đã thẳng thừng từ chối và giữ nguyên quan điểm của nước này khi bác bỏ các yêu sách của Trung Quốc trên Biển Đông.
Tổng thống Indonesia trên boong tàu Hải quân Indonesia sau khi chủ trì cuộc họp nội các hạn chế ở vùng biển quần đảo Natuna thuộc tỉnh Quần đảo Riau (Nguồn: Kompas.com).
Đáp trả việc Indonesia gửi công hàm lên Liên Hợp Quốc ngày 26/5 bác bỏ những yêu sách của Trung Quốc trên Biển Đông, ngày 2/6, chính phủ Trung Quốc cũng đã gửi một công hàm tới Tổng thư ký Liên Hợp Quốc, ông Antonio Guterres để bác bỏ nội dung công hàm trên của Indonesia.
Theo đó, chính phủ Trung Quốc thừa nhận, Indonesia và Trung Quốc không có tranh chấp lãnh thổ, tuy nhiên hai nước này có những tuyên bố chủ quyền chồng chéo ở một vài khu vực trên Biển Đông. Phía Trung Quốc tuyên bố sẵn sàng giải quyết các yêu sách chủ quyền chồng chéo thông qua đàm phán với Indonesia. Trung Quốc muốn hợp tác với Indonesia để duy trì hòa bình và ổn định trên Biển Đông.
Trước lời đề nghị đàm phán của Trung Quốc, ông Damos Agusman, Tổng vụ trưởng Vụ Luật pháp và Điều ước quốc tế, Bộ Ngoại giao Indonesia cho rằng, "dựa trên Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982, Indonesia không có tuyên bố chủ quyền chồng chéo với Trung Quốc nên không tham gia bất kỳ cuộc đàm phán nào về phân định ranh giới trên biển".
Ông cũng nhấn mạnh, trong tuyên bố chính thức của Bộ Ngoại giao Indonesia vào đầu tháng 1 năm 2020, Indonesia đã khẳng định không có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc trên Biển Đông. Vào thời điểm đó, Bộ Ngoại giao Indonesia cũng đã bác bỏ thuật ngữ về "vùng biển liên quan" của Trung Quốc.
Bộ Ngoại giao Indonesia khẳng định, các yêu sách của nước này đối với Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Indonesia với lý do ngư dân Trung Quốc hoạt động lâu nay ở các vùng biển này là "đơn phương, không có cơ sở pháp lý và chưa bao giờ được Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982 công nhận".
Cũng trong một cuộc họp báo tại Jakarta ngày hôm qua, Ngoại trưởng Indonesia, bà Retno Marsudi tái khẳng định quan điểm nhất quán của Indonesia về vấn đề Biển Đông và với các yêu sách của Trung Quốc có thể ảnh hưởng tới Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của nước này. Indonesia nhấn mạnh, nước này tuân thủ Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982, Công ước đã có 168 quốc gia thành viên đã tham gia, bao gồm cả Trung Quốc.
Trong khi đó, nhà nghiên cứu luật biển quốc tế từ Đại học Gajah Mada Indonesia, ông I Made Andi Arsana cho rằng, lời kêu gọi đàm phán của Trung Quốc là phi logic. Theo ông, những tuyên bố của Indonesia là dựa trên luật pháp quốc tế, trong khi những tuyên bố của Trung Quốc là dựa trên cơ sở của chính họ đề ra. Do vậy, việc Indonesia tiếp tục bác bỏ các yêu sách của Trung Quốc trên Biển Đông là chính xác.
Đồng ý kiến với ông I Made, Chuyên gia quan hệ quốc tế của Đại học Indonesia, ông Hikmahanto Juwana cũng cho rằng, sự phản kháng của Trung Quốc là có thể dự đoán được vì Trung Quốc chưa bao giờ công nhận phán quyết của Tòa trọng tài và Indonesia không có lí do gì để phải đàm phán với Trung Quốc.
Trước đó, ngày 26/5, nối tiếp các bước đi ngoại giao gần đây của các quốc gia thành viên ASEAN, liên quan đến việc bác bỏ yêu sách của Trung Quốc trên Biển Đông, Indonesia đã gửi một công hàm lên Liên Hợp Quốc, nêu rõ sự ủng hộ của chính phủ nước này đối với phán quyết năm 2016 của Tòa Trọng tài thường trực ở La-Hay, khi tòa án đứng về phía Philippines trong vụ kiện với Trung Quốc. Công hàm tái khẳng định "yêu sách của Trung Quốc về "đường 9 đoạn" là thiếu cơ sở pháp lý và vi phạm nghiêm trọng Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982".
Liên hợp quốc gia hạn hoạt động của phái bộ tại Yemen Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) ngày 14/7 đã thông qua nghị quyết gia hạn thời gian hoạt động phái bộ hỗ trợ của LHQ tại Hodeidah của Yemen (UNMHA) thêm 12 tháng đến ngày 15/7/2021. Các lực lượng ủng hộ Chính phủ Yemen làm nhiệm vụ tại khu vực al-Durayhimi, Hodeidah. Ảnh: AFP/TTXVN Theo phóng viên TTXVN tại Mỹ,...