230 nhà lãnh đạo trên thế giới viết ‘tâm thư’ hối thúc G20 ứng phó với dịch COVID-19
Ngày 2/6, một nhóm nhà lãnh đạo đã mãn nhiệm và đương nhiệm của nhiều nước trên thế giới đã kêu gọi Nhóm các nước phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) triệu tập Hội nghị thượng đỉnh khẩn cấp để giải quyết những vấn đề xoay quanh đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 và đưa ra giải pháp ứng phó có sự phối hợp chặt chẽ giữa các nước.
Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân COVID-19 tới bệnh viện ở Breves, trên đảo Marajo, bang Para, Brazil ngày 25/5/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Lời kêu gọi này được đề cập trong một bức thư có chữ ký của trên 230 nhà lãnh đạo đã mãn nhiệm, các chuyên gia y tế, chuyên gia kinh tế hàng đầu thế giới. Cựu Thủ tướng Anh Tony Blair, cựu Thủ tướng Gordon Brown, cựu Thủ tướng New Zealand Helen Clark và cựu Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon cũng tham gia ký vào bức thư, trong đó có nội dung kêu gọi G20 cần phải đưa ra một kế hoạch trị giá hàng nghìn tỷ USD để tháo gỡ những khó khăn từ cuộc khủng hoảng dịch COVID-19.
Nhấn mạnh đến việc những nước nghèo hơn chịu ảnh hưởng nặng nề hơn cả của đại dịch này, các nhà lãnh đạo, các chuyên gia đề nghị các nước phát triển giảm nợ cho 76 quốc gia, tăng gấp 2 lần quỹ hỗ trợ khẩn cấp và đóng góp hàng tỷ USD cho công tác nghiên cứu và phát triển vaccine phòng COVID-19.
Bức thư nhấn mạnh: “Đây là thời điểm đúng đắn để các nhà lãnh đạo G20 tiến hành hội nghị lần 2… để thống nhất về giải pháp ứng phó có sự hợp tác mãnh mẽ hơn đối với các vấn đề khẩn cấp về y tế, kinh tế và xã hội.
Video đang HOT
Bức thư cũng nhấn mạnh tính cấp thiết G20 có hành động nhanh chóng, nếu không, tình trạng suy thoái do đại dịch COVID-19 sẽ chỉ sâu rộng hơn, gây tổn hại cho tất cả các nền kinh tế, những người và đất nước có hoàn cảnh đói nghèo nhất và bần cùng nhất.
Trong thư, nhóm trên cũng đề cập đến việc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) ước tính các nước đang phát triển sẽ cần tới 2.500 tỷ USD để vượt qua khủng hoảng. Tuy nhiên, đến nay mới chỉ có một phần nhỏ trong số đó được giải ngân. Do đó, nhóm này kêu gọi G20 cần thúc đẩy để gói cứu trợ này sớm được giải ngân.
Để làm được điều này, IMF, WB và các ngân hàng phát triển trong khu vực tăng tỷ lệ cho vay và mức trần cho vay. Ngoài ra, nhóm cũng kêu gọi hành động chống trốn thuế với các biện pháp trừng phạt các nước vi phạm luật định.
Bên cạnh đó, nhóm trên cũng hối thúc sự hợp tác toàn cầu trong công tác nghiên cứu và phát triển vaccine để đảm bảo vaccine được phân phối miễn phí trên toàn thế giới với tốc độ nhanh nhất có thể.
G20 đã tiến hành hội nghị thượng đỉnh khẩn cấp theo hình thức trực tuyến vào tháng 3 vừa qua. Theo kế hoạch, hội nghị thượng đỉnh tiếp theo sẽ diễn ra vào tháng 11/2020.
Mỹ gửi 2 triệu liều thuốc trị sốt rét hỗ trợ Brazil chống COVID-19
Bất chấp cảnh báo, Mỹ vừa cung cấp 2 triệu liều thuốc sốt rét cho Brazil nhằm hỗ trợ điều trị dịch Covid-19 đang bùng phát nhanh ở nước này.
"Mỹ và Brazil đoàn kết trong cuộc chiến chống lại dịch Covid-19. Chúng tôi thông báo, Chính phủ Mỹ đã cung cấp 2 triệu liều hydroxychloroquine (HCQ) cho người dân Brazil", thông báo của Nhà Trắng cho hay.
Mỹ gửi 2 triệu liều thuốc trị sốt rét để hỗ trợ Brazil chống Covid-19. (Ảnh minh họa)
"HCQ sẽ được sử dụng như một phương pháp dự phòng để giúp bảo vệ các y, bác sĩ và chuyên gia chăm sóc sức khỏe của Brazil chống lại virus. Loại thuốc này cũng sẽ được sử dụng như một liệu pháp để điều trị cho những người Brazil bị nhiễm bệnh", Nhà Trắng cho biết thêm.
Theo Nhà Trắng, Mỹ và Brazil cũng sẽ tiến hành nỗ lực nghiên cứu chung bao gồm các thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có kiểm soát, đồng thời Mỹ cũng sẽ sớm gửi 1.000 máy thở đến Brazil.
Nhà Trắng cũng cho biết, thuốc HCQ được cả Tổng thống Mỹ Donald Trump và Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro sử dụng. Trước đó, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) dừng thử nghiệm loại thuốc này trên bệnh nhân Covid-19 vì những lo ngại về mức độ an toàn.
Mặc dù Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ đã đưa ra cảnh báo về việc sử dụng chống nCoV, chính Tổng thống Trump cho biết ông đang dùng thuốc HQC như một biện pháp phòng ngừa dịch bệnh.
Trong khi đó, Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro cho biết gần đây ông luôn có 1 hộp thuốc HQC để đề phòng trường hợp người mẹ 93 tuổi của ông cần nó.
Nhu cầu về thuốc HQC đã gia tăng khi ông Trump liên tục thúc đẩy việc sử dụng loại thuốc này để kháng virus corona chủng mới, mặc dù thiếu các bằng chứng khoa học.
Mỹ và Brazil là 2 ổ dịch lớn nhất trên thế giới. Mỹ hiện ghi nhận 1.836.719 người mắc Covid-19, với 106.176 ca thiệt mạng. Trong khi đó, có 514.849 trường hợp nhiễm bệnh tại Brazil, số người thiệt mạng ở nước này là 29.314./.
Gần 374.000 người chết do nCoV toàn cầu Thế giới ghi nhận gần 374.000 người chết trong gần 6,3 triệu ca nhiễm, tình hình dịch diễn biến phức tạp ở Nam Mỹ. 213 quốc gia và vùng lãnh thổ ghi nhận 6.258.733 ca nhiễm và 373.677 ca tử vong do nCoV, tăng lần lượt 110.215 và 3.205 trường hợp so với hôm qua. Tổng cộng 2.783.942 người đã bình phục. Mỹ,...