23 tuần đã `bị đẻ`, bé trai chỉ nặng vỏn vẹn 4 lạng, dài đúng bằng bàn tay bố
Các bác sĩ lo sợ rằng bé trai sẽ không thể có đủ bộ phận cơ thể và không tự thở được, tuy nhiên điều kỳ diệu đã xảy ra.
Mới đây, vợ chồng chị Ellonn Smartt và anh Jordan Morrow, cùng 25 tuổi, sống tại thành phố Des Moines, bang Iowa, Mỹ, đã chào đón một cậu con trai đến với gia đình. Tuy nhiên, mọi chuyện không được may mắn bởi bé trai Jaden đã chào đời rất sớm, khi mới 23 tuần tuổi.
Chị Ellonn đã chuyển dạ và vỡ ối sớm khi thai nhi mới 23 tuần, sau đó được đưa vào bệnh viện cấp cứu. Các bác sĩ nhanh chóng tiến hành ca sinh mổ với hàng loạt lo ngại rằng đứa trẻ có thể không giữ được tính mạng vì sinh non. “Họ nói rằng cơ hội thằng bé sống sót là rất thấp. Khoảnh khắc đó tôi đã sụp đổ. Tôi vô cùng đau lòng”, chị Ellonn nhớ lại.
Vợ chồng chị Ellonn và anh Jordan.
Bé trai Jaden đã chào đời với kích thước cơ thể vô cùng nhỏ bé. Cậu bé chỉ nặng sấp xỉ 0,4 kg, bằng 1/9 cân nặng trung bình của một đứa trẻ sơ sinh nam. Jaden chỉ dài đúng bằng bàn tay của bố, làn da mỏng manh tới mức dường như có thể nhìn thấu các bộ phận bên trong cơ thể.
Các bác sĩ tại bệnh viện đã lo ngại rằng việc sinh non có thể khiến các bộ phận trong cơ thể của bé Jaden chưa hình thành hoàn thiện, chức năng chân tay không có và không thể tự thở được. Nhưng may mắn thay, Jaden đã kịp hình thành đầy đủ bộ phận. Cậu bé cũng có thể tự cử động tay chân và hít thở bằng phổi dù rất yếu. Ngay sau khi chào đời, Jaden đã đòi ti sữa mẹ. Các bác sĩ cho rằng đây là một điều vô cùng kỳ diệu và kỳ tích.
Bé Jaden chỉ nặng vỏn vẹn 4 lạng lúc chào đời.
Ngay sau đó, bé Jaden được đặt vào lồng ấp chuyên dụng dành cho trẻ sơ sinh và đặt các thiết bị y tế để duy trì sự sống. Chị Ellonn chia sẻ: “Cánh tay và ngón chân thằng bé đã cử động và con đang cố gắng tự thở. Thằng bé là phép màu của chúng tôi”.
Chị Ellonn và anh Jordan không thể bế con vì cách ly nhưng họ luôn tới thăm con mỗi ngày, nhìn con qua lồng kính và âm thầm cổ vũ. Các bác sĩ cũng hy vọng rằng bé trai Jaden sẽ chiến đấu thật mạnh mẽ. Nếu tình hình tiến triển tốt, cậu bé có thể về nhà vào ngày 6/11 năm nay.
Video đang HOT
Bé Jaden vẫn đang được điều trị tích cực tại bệnh viện.
Chia sẻ về hành trình chống lại tử thần của con trai mình, chị Ellonn viết trên mạng xã hội Facebook rằng bé Jaden đã phải trải qua 14 lần truyền máu trong tuần đầu tiên của cuộc đời mình. “Mỗi ngày đều là một cuộc đấu tranh”, chị Ellonn nói. Đó chắc hẳn là khoảng thời gian vô cùng đau đớn và lo sợ của vợ chồng chị Ellonn nhưng bé Jaden đã rất mạnh mẽ.
Bé Jaden cũng gặp phải một số sự nhiễm trùng nhưng các bác sĩ nói rằng ham muốn được sống của cậu bé rất mãnh liệt. Giờ đây, cơ hội sống của Jaden đang dần dần tăng lên.
Chị Ellonn và anh Jordan hiện đang kêu gọi sự quyên góp, giúp đỡ từ cư dân mạng để giúp con trai mình vượt qua quãng thời gian khó khăn nhất cuộc đời.
Theo Evavn/phununews
Nguyên nhân suy dinh dưỡng ở trẻ em và cách khắc phục
Suy dinh dưỡng, dưới bất kỳ hình thức nào đều đe dọa nghiêm trọng sức khỏe con người và là nguyên nhân chính dẫn đến bệnh tật và tử vong sớm cho phụ nữ và trẻ em.
Suy dinh dưỡng là tình trạng cơ thể thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết. Suy dinh dưỡng có thể xảy ra ở trẻ em từ khi còn trong bào thai cho đến người đã trưởng thành. Trong đó, tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình phát triển và tăng trưởng bình thường của trẻ. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, trong đó có nhiều nguyên nhân chủ quan xuất phát từ cha, mẹ của trẻ trong cách chăm sóc cũng như trong chế độ bổ sung dinh dưỡng hàng ngày cho trẻ ngay khi còn trong bụng mẹ và những năm tháng đầu đời.
Thiếu dinh dưỡng là nguyên nhân của 11% gánh nặng bệnh tật toàn cầu, dẫn đến ốm đau lâu dài và tàn tật, cũng như những hậu quả về giáo dục và phát triển. Thiếu dinh dưỡng, trong đó có thiếu vitamin, góp phần gây ra 1/3 số ca tử vong trẻ em và ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển lành mạnh và năng suất lao động trong suốt cuộc đời.
Nguyên nhân suy dinh dưỡng ở trẻ
Nguyên nhân chính của tình trạng thiếu dinh dưỡng là chế độ ăn thiếu vitamin và khoáng chất, dẫn đễn thiếu hụt vi chất dinh dưỡng, suy dinh dưỡng mẹ cùng với chăm sóc trẻ chưa đầy đủ và bệnh tật. Giá cả thực phẩm tăng, thiếu hụt thực phẩm ở những khu vực có xung đột và thiên tai cũng có thể khiến nhiều gia đình không đủ thực phẩm và thực phẩm phù hợp, dẫn đến suy dinh dưỡng.
Trẻ sinh non
Trẻ sinh non cơ thể thường yếu, hoạt động của hệ tiêu hóa kém làm cho tỉ lệ trẻ dễ dàng bị suy dinh dưỡng nhiều hơn.
Chế độ dinh dưỡng thiếu hụt
Thiếu chất dinh dưỡng là nguyên nhân chính dẫn đến trẻ bị suy dinh dưỡng. Một phần do các mẹ thiếu hiểu biết cách chăm con như cho bé cai sữa sớm, cho bé ăn không đủ chất sau khi cai sữa. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, các bà mẹ đang cho con bú nên cai sữa khi trẻ đã được 18 đến 24 tháng tuổi. Chế độ ăn dặm nghèo nàn, ko có đủ các chất dinh dưỡng cho bé hoạt động cả một ngày.
Trẻ đang mắc một số bệnh nhiễm trùng
Nếu bé nhà bạn thường xuyên mắc các bệnh nhiễm trùng, là do bé bị yếu, hay sử dụng kháng sinh thường xuyên, gây tiêu hóa kém, không hấp thụ được dưỡng chất, làm bé bị suy dinh dưỡng, tình trạng lười ăn càng ngày càng kéo dài sẽ dẫn đến suy dinh dưỡng nặng. Vì thế cần có chế độ chăm sóc đặc biệt dành cho các bé để hạn chế tình trạng thiếu hụt suy dinh dưỡng gây ra.
Cách phòng tránh suy dinh dưỡng ở trẻ
Đảm bảo đầy đủ dưỡng chất cho trẻ
Vấn đề này không được đặt lên hàng đầu trong giai đoạn hiện nay ở các thành phố lớn. Tuy nhiên tại các vùng ngọai thành, vùng ven và nông thôn đây vẫn còn là vấn đề nghiêm trọng đe dọa đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ em.
Trẻ nên bú sữa mẹ sau sinh
Cho trẻ bú mẹ ngay sau sinh và kéo dài 18-24 tháng : Sữa mẹ luôn là thức ăn đầu đời hoàn hảo nhất cho trẻ sơ sinh và là thức ăn tốt, đựoc trẻ chấp nhận trong giai đọan sau. Sữa mẹ, ngoài cung cấp chất dinh dưỡng còn cung cấp các yếu tố chống lại bệnh tật, bảo vệ trẻ khỏi các bệnh lý nhiễm trùng.
Cân bằng bữa ăn hợp lý cho trẻ
Tập cho trẻ ăn dặm khi bắt đầu 4-6 tháng tuổi. Cho trẻ ăn đầy đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng (bột đường, đạm, béo), không kiêng khem, và duy trì sữa mẹ trong thời gian dưới 2 tuổi. Nếu không có sữa mẹ đủ, lựa chọn loại sữa thay thế phù hợp.
Nên vệ sinh an toàn thực phẩm
Là vấn đề quan trọng hàng đầu trong việc bảo vệ trẻ tránh các bệnh nhiễm trùng đường ruột, giun sán... Chọn lựa thực phẩm tươi cho trẻ, tránh bảo quản dài ngày trừ trường hợp có tủ cấp đông đúng quy cách, hạn chế cho trẻ dùng các thực phẩm chế biến sẵn, đóng hộp, nấu nướng thức ăn chín kỹ.
Phòng và điều trị bệnh
Điều trị triệt để các bệnh lý nhiễm trùng hô hấp, tiêu chảy... không cần lạm dụng kháng sinh mà chỉ dùng KS đủ liều, đủ thời gian, chăm sóc dinh duỡng tích cực trong thời gian bệnh và phục hồi dinh dưỡng sau thời gian bệnh.
Cách điều trị trẻ suy dinh dưỡng
- Tăng năng lượng khẩu phần cho bữa ăn hàng ngày nếu trẻ không thể ăn đủ
- Cho ăn nhiều món trong cùng một bữa để trẻ ăn đến no căng dạ dày
- Tăng số lần ăn trong ngày nếu trẻ không thể ăn nhiều trong một lần.
- Cho ăn càng đặc càng tốt, sử dụng các loại bột mộng để làm lỏng thức ăn đặc nhưng vẫn đảm bảo độ đậm đặc của thức ăn
- Tăng thức ăn giàu năng lượng : thêm dầu mỡ vào thức ăn của trẻ, dùng các loại thực phẩm cao năng lượng.
- Cho ăn tăng cường sau bệnh : Tăng bữa, tăng thức ăn, cho trẻ ăn bất cứ thứ gì trẻ lựa họn
Lưu ý: Theo dõi biểu đồ tăng trưởng cho trẻ hàng tháng : Nhằm phát hiện sớm tình trạng suy dinh dưỡng hoặc các nguy cơ nếu có và can thiệp sớm.
Trúc Chi t/h
Theo phununews
Trẻ em bị suy dinh dưỡng có thể thấp hơn từ 5-10cm khi trưởng thành Từ năm 2014 đến nay, tỷ lệ trẻ sinh non, nhẹ cân, suy dinh dưỡng ở Việt Nam đang tăng nhẹ từ 5,1% (năm 2011) lên 5,7% (năm 2013) và 6,2% (2018). Trẻ em trong giờ ra chơi. (Ảnh: Nguyễn Thành/TTXVN) Phó giáo sư Nguyễn Thị Lâm - Nguyên Phó Viện trưởng Viện dinh dưỡng Quốc gia Việt Nam cho biết tỷ lệ...