23 năm tù cho kẻ lừa bán bán đất “ma” cho 25 người
Để tạo niềm tin cho những người có nhu cầu mua đất, Thảo đã làm giả nhiều hồ sơ, giấy tờ để chứng minh việc sở hữu các lô đất và đề nghị khách hàng nộp trước tiền cọc để Thảo nộp thuế đất, nộp tiền làm sổ đỏ…
Ngày 24/3, TAND TP Đà Nẵng mở phiên tòa xét xử sơ thẩm đối với bị cáo Lê Uyên Thảo (SN 1976, trú phường Hòa Khánh Nam, quận Liên Chiểu) về các tội “ Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức”.
Theo cáo trạng, do cần tiền để trả nợ và tiêu xài cá nhân, từ ngày 19/4/2011 đến 14/6/2021, Lê Uyên Thảo rao bán nhiều lô đất trên địa bàn quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng. Để tạo niềm tin cho những người có nhu cầu mua đất, Thảo đã làm giả nhiều hồ sơ, giấy tờ để chứng minh việc sở hữu các lô đất và đề nghị khách hàng nộp trước tiền cọc để Thảo nộp thuế đất, nộp tiền làm sổ đỏ…
Bị cáo Lê Uyên Thảo tại phiên xét xử ngày 24/3.
Lê Uyên Thảo khai đã cung cấp thông tin của những người đã đặt cọc mua đất cho đối tượng Đ.T.H.T để làm giả 8 tài liệu gồm đơn xin giao đất để xây dựng nhà ở, sơ đồ vị trí khu đất xin giao để xây dựng nhà ở, biên lai thu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp và giao cho khách hàng để tạo lòng tin. Vì vậy, đã có 25 người nộp tiền và bị Thảo chiếm đoạt hơn 7,5 tỷ đồng. Theo HĐXX, do Đ.T.H.T đã đi khỏi địa phương, Cơ quan điều tra chưa làm việc được nên chưa đủ căn cứ để xử lý nên ra để tiếp tục điều tra, xác minh.
HĐXX nhận định Thảo phạm tội có tính chất chuyên nghiệp, vì vậy bị cáo phải chịu tình tiết tăng nặng hình sự.
Video đang HOT
Trong quá trình điều tra, Thảo tự nguyện khắc phục cho 5 bị hại tổng số tiền hơn 1,2 tỷ đồng, tác động gia đình khắc phục hậu quả số tiền 20 triệu đồng. Tại phiên tòa, Thảo thành khẩn khai nhận toàn bộ hành vi phạm tội
Sau khi xem xét, TAND TP Đà Nẵng đã tuyên phạt Lê Uyên Thảo mức án 18 năm tù về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và 5 năm tù về tội “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức”, tổng hợp hình phạt Thảo phải chấp hành là 23 năm tù. Tuyên buộc bị cáo Thảo tiếp tục bồi thường số tiền còn lại cho các bị hại.
Đà Lạt vẫn còn phòng dịp Tết Dương lịch
Theo khảo sát của phóng viên, du khách vẫn còn khá nhiều lựa chọn lưu trú ở Đà Lạt (Lâm Đồng) vào dịp Tết Dương lịch.
Đà Lạt (Lâm Đồng) luôn là điểm đến thu hút được sự quan tâm của nhiều du khách. Ảnh: Bích Phương.
Tìm kiếm trên các trang đặt phòng trung gian, du khách vẫn nhận được nhiều địa chỉ lưu trú tại Đà Lạt còn phòng trống dịp Tết Dương lịch. Các phòng có mức giá khá đa dạng, dao động từ vài trăm nghìn đồng đến vài triệu đồng tùy vào vị trí, không gian và dịch vụ.
Muốn lựa chọn nơi lưu trú cao cấp, du khách có thể tham khảo Hôtel Colline Dalat (4,2-7,8 triệu đồng/đêm), Dalat Palace Heritage Hotel (9-11,7 triệu đồng/đêm), Terracotta Hotel & Resort Dalat (4,5-5,3 triệu đồng/đêm), Cereja Hotel & Resort Dalat (4,3-5,1 triệu đồng/đêm),...
Hiện, trên địa bàn thành phố chỉ có 6 cơ sở được chính quyền địa phương công nhận là homestay. Du khách cũng có thể lưu ý thông tin này trước khi đặt phòng.
Là Nhà Homestay, một trong 6 homestay được thành phố Đà Lạt công nhận, thông báo vẫn còn phòng cho 2 khách từ 31/12 đến 2/1/2023. Mức giá cơ sở này áp dụng cho kỳ nghỉ Tết Dương lịch là 900.000 đồng/đêm. Ngoài ra, homestay cũng còn phòng cho nhóm khách 4 người trong cùng thời gian.
Một homestay khác trong danh sách trên là Đợi Một Người thông báo đã hết phòng cho 2 khách vào ngày 31/12. Cơ sở lưu trú này chỉ còn nhận khách vào hai ngày 1/1/2023 và 2/1/2023. Tuy nhiên, lượng đặt phòng cũng đang tăng nhanh trong những ngày gần đây.
Nhiều điểm lưu trú đã kín phòng ngày đầu kỳ nghỉ Tết. Ảnh: Đợi Một Người.
Khi liên hệ với Banla Boutique Hotel, một khách sạn khá nổi tiếng ở Đà Lạt thời gian gần đây, phóng viên nhận được câu trả lời chỉ còn một phòng trống cho 2 khách nếu lưu trú trong khoảng thời gian từ 31/12 đến 2/1/2023. Mức giá cho hạng phòng này trong dịp Tết Dương lịch là 1,2 triệu đồng/đêm, đã bao gồm bữa sáng và trái cây miễn phí tại quầy bar.
Đại diện một số điểm lưu trú cho biết nhu cầu du lịch Đà Lạt vào dịp Tết Dương lịch khá cao. Năm nay còn đặc biệt hơn khi thành phố tổ chức nhiều chương trình, lễ hội xuyên suốt từ những ngày cuối năm.
Để tránh tình trạng "cháy phòng", đại diện các đơn vị này cũng khuyến khích khách hàng đặt phòng từ sớm. Nếu sát ngày mới liên hệ có thể sẽ không còn phòng trống hoặc không có phòng đúng như mong muốn.
Phố núi là điểm đến yêu thích của nhiều du khách và thường xuyên "quá tải" vào các dịp lễ, Tết. Đây cũng là thời điểm kẻ xấu lợi dụng thực hiện hành vi lừa đảo.
Vào mùa du lịch hè cao điểm vừa qua, Đà Lạt xuất hiện một số trường hợp du khách bị lừa đảo, mất tiền cọc thuê villa, homestay.
Kẻ lừa đảo thường sử dụng trang mạng xã hội có lượt tương tác cao với hàng chục nghìn lượt thích, sử dụng hình ảnh của cơ sở lưu trú khác để tăng độ uy tín. Du khách nếu không kiểm tra kỹ dễ dàng rơi vào bẫy. Sau khi nhận tiền cọc của khách, chúng chặn liên lạc.
Trước đó, trao đổi với Zing, ông Lê Anh Kiệt, Trưởng phòng Văn hóa Thông tin thành phố, khuyến cáo du khách cần cẩn trọng, tìm hiểu rõ về cơ sở lưu trú, có thể xin kiểm tra giấy phép kinh doanh trước khi quyết định đến ở hoặc đặt cọc để tránh sập bẫy nhóm lừa đảo.
Du học sinh Việt Nam tại Hàn Quốc: Nhà bán hầm là 'ác mộng', làm xuyên mùa hè để đủ tiền phòng và học phí 'Đặc trưng của việc thuê nhà bên Hàn là tiền cọc nhà rất cao, nên nhiều khi nhà rất ổn, giá thuê tốt nhưng tiền cọc cao quá cũng không thuê nổi' - chị Ngọc Vy, 28 tuổi, hiện đang học tập và làm việc tại Seoul cho biết. Du học Hàn Quốc hiện là mục tiêu của nhiều bạn trẻ Việt Nam....