23 năm trốn truy nã, thay đổi tên họ vẫn không thoát
Sau khi giết người, Trung đã lẩn trốn tỉnh khác sinh sống và thay tên đổi họ nhưng cuối cùng vẫn sa lưới.
Bị cáo Nguyễn Thành Trung tại phiên tòa sơ thẩm
Ngày 9.11, tại trụ sở UBND thị trấn Ea T’Ling (huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông), TAND tỉnh Đắk Nông mở phiên tòa lưu động xét xử sơ thẩm vụ án giết người, cướp tài sản xảy ra vào sáng 7.7.1993.
Theo HĐXX, năm 1993, Nguyễn Thành Trung (SN 1976, quê tỉnh Nam Định) cùng Đoàn Văn Thiện (SN 1977, cùng quê) đến làm việc cho gia đình bà Lương Thị Ngoan (SN 1966, ngụ xã Tâm Thắng, huyện Cư Jút). Ngày 7.7.1993, để có tiền về quê, lợi dụng lúc chồng bà Ngoan đi vắng, Trung và Thiện đã bàn bạc giết chết bà Ngoan, chiếm đoạt tài sản. Ngay sau đó, Trung và Thiện đã dùng tay bóp cổ bà Ngoan đến chết rồi lấy 1 chiếc tivi và 1 đầu cassette bỏ trốn. Ngày 12.2.2004, Thiện bị bắt và đến tháng 1.2016 thi hành án xong.
Video đang HOT
Riêng Trung, sau 23 năm lần trốn, dù thay tên đổi họ, ngày 20.7.2016, Phòng Cảnh sát truy nã tội phạm Công an tỉnh Đắk Nông đã bắt được Trung tại huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam. Lúc này Trung đã có vợ và 1 con.
Do thời điểm phạm tội, Trung chỉ mới 17 tuổi 6 tháng 4 ngày nên HĐXX đã tuyên phạt bị cáo Nguyễn Thành Trung 18 năm tù tội giết người và 4 năm tù về tội cướp tài sản. Tổng hình phạt là 18 năm tù. Ngoài ra, bị cáo phải bồi thường thiệt hại về tinh thần, chi phí mai táng cho gia đình nạn nhân tổng số tiền 72 triệu đồng.
Theo C. Nguyên (Người lao động)
Vụ nổ súng ở Đắk Nông: Địa phương chậm gỡ "ngòi nổ"
Bí thư Tỉnh ủy Đắk Nông Lê Diễn: "Xem xét trách nhiệm chính quyền địa phương".
Công an khám nghiệm hiện trường vụ nổ súng. Ảnh: Duy Hậu
Ngày 30.10, ông Ngô Xuân Lộc, Chánh Văn phòng UBND tỉnh Đắk Nông, cho biết UBND tỉnh đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ vụ việc nổ súng làm ba người chết, 16 người bị thương xảy ra trên địa bàn vào ngày 23.10. "Tỉnh cũng tiếp tục chỉ đạo cho các ngành, UBND huyện Tuy Đức tăng cường các biện pháp nhằm ổn định tình hình và ngăn ngừa các diễn biến phức tạp có thể xảy ra và phối hợp với các chính quyền địa phương có người chết trong vụ việc để thăm hỏi, động viên thân nhân, gia đình các nạn nhân" - ông Lộc thông tin.
147 hộ làm rẫy ở 514 ha đất rừng
Theo tìm hiểu của PV, ngày 13.12.2007, UBND tỉnh Đắk Nông cho Công ty TNHH Long Sơn (huyện Tuy Đức) thuê 1.079 ha đất và rừng tại tiểu khu 1535 (xã Quảng Trực, huyện Tuy Đức) đầu tư dự án nông lâm nghiệp cũng như quản lý, bảo vệ rừng. Trong số đó, rừng tự nhiên chiếm hơn 539 ha, số còn lại (540 ha) là đất không có rừng. Thời hạn được giao quyền sử dụng đất đến ngày 28.2.2008. UBND tỉnh cũng phê duyệt phương án hoạt động của Công ty Long Sơn như sau: Trồng 441,1 ha cao su; 62,2 ha rừng; 68,0 ha điều. Còn đối với diện tích 539 ha rừng tự nhiên, Công ty Long Sơn có trách nhiệm quản lý, bảo vệ theo quy định.
Tuy vậy, theo báo cáo ngày 24.10.2016 của UBND huyện Tuy Đức, đến nay công ty này chỉ mới trồng được 92,3 ha cao su. Trong khi đó, diện tích rừng được giao cho công ty đã bị tàn phá là 501,7 ha. Đối với diện tích rừng còn lại (khoảng 38 ha) chỉ là rừng nghèo kiệt. Hiện có 147 hộ dân đến từ nhiều địa phương đang làm rẫy trong khu vực hơn 514 ha đất rừng được giao cho Công ty Long Sơn. Trong đó số diện tích trồng điều (434,8 ha), cà phê (46,7 ha), cao su (29,3 ha) và hồ tiêu (3,3 ha)...
Thực tế, từ khi Công ty Long Sơn được giao đất đến nay thì giữa người dân và công ty này đã xảy ra nhiều tranh chấp. Mặc dù UBND huyện Tuy Đức có mời các bên đối thoại nhưng vụ việc vẫn chưa được giải quyết.
Công ty tự ý san ủi
Gần đây nhất, trong tháng 8 và tháng 9-2016, UBND tỉnh Đắk Nông đã hai lần có văn bản chỉ đạo UBND huyện Tuy Đức phối hợp với Công ty Long Sơn tiến hành rà soát, ngăn chặn người dân xâm lấn đất và giải quyết dứt điểm vụ việc.
Đến ngày 5.10, UBND huyện Tuy Đức đã tổ chức đối thoại với các hộ lấn chiếm đất của công ty Long Sơn. Tại cuộc đối thoại, các hộ dân đều yêu cầu công ty bồi thường về tài sản và công trình trên đất, cho dù là đất do người dân mới lấn chiếm. Nhiều hộ dân còn đề nghị thu hồi đất của Công ty Long Sơn và giao lại cho các hộ dân sản xuất... Tuy nhiên, Công ty Long Sơn không chịu mức bồi thường các hộ dân đưa ra và công ty này cũng cho rằng đất công ty đã bị người dân lấn chiếm.
Sáng 23.10, Công ty Long Sơn cho một nhóm công nhân đưa máy móc, thiết bị vào san ủi vườn điều của một người dân tại tiểu khu 1536 thuộc lâm phần do công ty quản lý. Nhiều người dân kéo đến ngăn cản, chống đối dẫn đến xô xát. Xung đột lên đến đỉnh điểm khi một số người dùng súng hoa cải tự chế bắn vào công nhân Công ty Long Sơn khiến ba người tử vong tại chỗ, nhiều người khác bị thương...
Trong hai ngày 29, 30.10, PV đã liên lạc với Chủ tịch huyện Tuy Đức để làm rõ quá trình xử lý mâu thuẫn giữa người dân và Công ty Long Sơn ra sao song chưa liên lạc được. Trong khi đó, trao đổi với PV, Bí thư Tỉnh ủy Đắk Nông Lê Diễn nhấn mạnh: "Công ty Long Sơn đã tự ý san ủi mà không báo chính quyền địa phương. Đây là vụ việc đặc biệt nghiêm trọng, Thường trực Tỉnh ủy đã giao chủ tịch UBND tỉnh, giám đốc công an tỉnh và các ngành liên quan khẩn trương rà soát, giải quyết dứt điểm các vụ việc tranh chấp giữa dân và doanh nghiệp, thực hiện các biện pháp để ổn định tình hình an ninh trật tự địa phương. Ngoài ra, tôi cũng đã chỉ đạo xem xét trách nhiệm lãnh đạo chính quyền địa phương để xảy ra vụ việc đau lòng này".
Theo Nguyễn Đức (Pháp luật TP.HCM)
Người đàn ông bị truy nã gắt gao vẫn lấy được vợ Bị truy nã toàn quốc về tội "giết người", Nguyễn Huy Côi trốn khắp nơi nhưng vẫn lấy được vợ. Nguyễn Huy Côi tại cơ quan công an. Ảnh: Đ.H Ngày 12.10, Phòng Cảnh sát truy nã - PC52 (Công an TP.Đà Nẵng) cho biết vừa phối hợp với Công an tỉnh Lào Cai và Công an phường Hòa Thuận Đông xác minh,...