2/3 dân số Mỹ “sống trong sợ hãi” vì Ebola
Trong một cuộc khảo sát gần đây, có đến 2/3 người Mỹ thừa nhận lo sợ trước dịch bệnh Ebola đã lây lan sang Hoa Kỳ khiến 2 nhân viên y tế bị lây nhiễm, trong đó có một người gốc Việt.
Trong bài viết đăng trên CNN, tác giả Mel Robbins “mỉa mai” chứng sợ hãi quá độ của nước Mỹ trước Ebola. Bà Robbins dẫn một khảo sát của tờ Washington Post và ABC News cho biết, 2/3 người Mỹ được khảo sát đang sống trong lo sợ dịch Ebola sẽ lan rộng tại nước này.
Theo đó, đa số người Mỹ ủng hộ việc giới hạn nhập cảnh vào Hoa Kỳ đối với người dân đến từ các nước Tây Phi. Mức độ lo lắng của người Mỹ theo khảo sát này ngang bằng nỗi sợ nhiễm cúm gia cầm vào năm 2006, và vượt qua dịch SARS hồi năm 2003.
Virus “sợ Ebola” đang lan truyền khắp nước Mỹ
Bà Robbins bình luận hội chứng sợ-Ebola như là một loại virus đang lan nhanh, “nó có thể truyền nhiễm thông qua trò chuyện, thâm nhập bộ não con người theo đường tai. Virus này nguy hiểm đến độ nó có thể phát tán chỉ bằng việc xem hình ảnh hoặc video về Ebola”.
Bệnh nhân Ebola nhận được sự giúp đỡ của các nhân viên y tế trong khu cách ly ở Tây Phi.
Theo bà Robbins, sợ hãi Ebola là một căn bệnh nguy hiểm bởi nó khiến con người không thể suy nghĩ một cách logic, quyết định thiếu chính xác và ảo tưởng. Đó là lý do nhiều người Mỹ muốn cấm hoàn toàn việc người từ Tây Phi nhập cảnh vào Mỹ, hoặc ám ảnh bởi chuyện Ebola có thể qua không khí đều là nạn nhân của vi-rút này.
“Không riêng gì người dân, “vi rút” sợ-Ebola lây lan cả đến các cơ quan, tổ chức. Navarro College, một trường cao đẳng cộng đồng nhỏ, đã dương tính với “vi rút” này và ngưng tiếp nhận sinh viên đến từ những quốc gia có người nhiễm Ebola”.
Mel Robbins cho biết Navarro College đã từ chối đơn xin học của sinh viên từ Nigeria, một quốc gia có dân số 174 triệu người so với 20 ca nhiễm Ebola được phát hiện. “Việc này được so sánh với một sự phân biệt chủng tộc sâu sắc”.
Bà nhận định hội chứng sợ-Ebola ở cấp độ tổ chức là “đặc biệt nguy hiểm” bởi nó kéo theo sự phân biệt đối xử trên diện rộng. Robbins dẫn lời mẹ của bà: “nước Mỹ có một người chết vì Ebola, và chuyện đó mới kinh khủng làm sao.
Video đang HOT
Mel Robbins cũng kêu gọi người Mỹ thay vì “sống trong sợ hãi” về việc Ebola sẽ bùng phát ở đây, hãy “suy nghĩ trên phương diện toàn cầu”, rằng “ thế giới cần nước Mỹ giúp đỡ” và việc Ebola lan rộng tại các nước Tây Phi là do những bất ổn chính trị cộng với cơ sở vật chất thiếu thốn (không như nước Mỹ).
Nữ y tác gốc Việt Nina Phạm là người đầu tiên nhiễm virus Ebola ở Mỹ.
Cuối cùng, Mel Robbins nhắc nhở mọi người, trong lúc đang ở Mỹ và tìm cách giúp đỡ châu Phi chống chọi với Ebola, “cẩn thận không thì “dính” cúm”.
Ảnh hưởng đến cả châu lục
Theo các chuyên gia, nỗi sợ hãi virus Ebola đang lan truyền trong xã hội Mỹ và cả phương Tây sẽ đem đến những tác động tiêu cực đến toàn bộ châu Phi. “Tôi thấy sự hoảng loạn và sợ hãi còn lây lan mạnh hơn bệnh dịch” – nhà kinh tế Carlos Lopes tới từ Guinea-Bissau, người đang lãnh đạo Hội đồng Kinh tế LHQ về châu Phi nhận xét.
Với việc một số chính trị gia Mỹ kêu gọi cách ly châu Phi, sau khi một du khách Liberia mang bệnh Ebola tới Mỹ, Lopes cùng các nhà kinh tế, chính trị và lãnh đạo doanh nghiệp khác lo sợ khu vực Châu Phi Cận Sahara sẽ đối mặt với nạn “kỳ thị” liên quan tới Ebola.
Amber Vinson, nhân viên y tế thứ hai ở Texas bị nhiễm vi rút Ebola.
Trước đợt bùng dịch, châu Phi là điểm đến đầu tư và du lịch sáng sủa. Khu vực này, với quy mô dân số hơn 1 tỷ người và giàu tài nguyên thiên nhiên, đã bắt đầu được xem như môi trường hứa hẹn để phát triển kinh tế. Quá khứ nghèo đói, nhiều xung đột đã bắt đầu lùi lại phía sau và tương lai sáng sủa hiện dần ra trước mắt. Tuy nhiên bệnh dịch Ebola đã đe dọa cản trở tiến trình này.
Phản ứng sợ hãi khiến du khách hủy vé máy bay, hủy kế hoạch du lịch ở Tây Phi – nơi là tâm dịch Ebola. Các doanh nhân cũng sẽ ngán ngại khi tới đây làm ăn. Hàng loạt quyết định đầu tư sẽ bị đảo ngược, các biên giới bị đóng cửa, hoạt động giao thương đình trệ. Những điều này sẽ nhân lên gấp bội thiệt hại kinh tế mà đại dịch Ebola gây ra.
Tuần trước, Ngân hàng Thế giới cảnh báo rằng ngoài việc gây thiệt hại lớn về kinh tế cho 3 quốc gia bùng dịch là Sierra Leone, Liberia và Guinea (2 nước sau được dự báo giảm nửa tăng trưởng GDP), khu vực Tây Phi có thể chịu thiệt hại kinh tế tới 32 tỷ USD vì Ebola. Thiệt hại sẽ tăng lên tới 40 tỷ USD nếu dịch bệnh lan sang Nigeria, Bờ Biển Ngà và Senegal.
Theo Tri Thức
Người bí ẩn làm Mỹ rúng động về lỗ hổng chống Ebola
Truyền thông Mỹ tỏ ra sốc nặng và đang sôi sục trước những hình ảnh một người đàn ông, dường như là nhân viên y tế nước này, đã tiến rất gần tới một bệnh nhân Ebola mà không mặc đồ bảo hộ, bất chấp các khuyến cáo ngày càng riết róng của nhà chức trách.
Ảnh chụp từ clip
Sự việc được phát giác ngay trong chương trình phát sóng trực tiếp về quá trình vận chuyển nữ y tá Mỹ thứ 2 bị nhiễm Ebola. Khi các trực thăng đưa đội ngũ báo chí đổ về Love Field ở thành phố Dallas, Texas, Mỹ tối 15/10, để chứng kiến việc nữ y tá Amber Vinson được các nhân viên y tế đưa lên một máy bay riêng tới Atlanta, một người đàn ông xuất biệt nổi bật, khác biệt cả đám đông.
Cầm trên tay một bìa kẹp hồ sơ và trực tiếp chỉ đạo quá trình vận chuyển, người đàn ông nọ dường như là nhân vật duy nhất trên đường tarmac của sân bay không mặc trang phục bảo vệ, ngoài bộ đồ sơ vin chuẩn công sở thông thường. Điều kỳ quặc xảy ra bất chấp những người khác đều đang thực thi các biện pháp phòng ngừa cực điểm.
Hiện vẫn chưa rõ người đàn ông nói trên có lên chuyến bay chở y tá Vinson tới Atlanta hay không.
Mặc dù Ebola hiện vẫn chưa được coi là căn bệnh lây lan trong không khí, nhưng sự tiếp cận quá gần bệnh nhân Vinson và nhóm y tế chăm sóc cô trong tình trạng không bảo vệ như trên, đã làm dấy lên các lo ngại. Sự e sợ gia tăng khi người đàn ông chưa tiết lộ danh tính được phát hiện đã cầm một chiếc túi đựng rác độc hại từ tay một trong những nhân viên y tế mặc trang phục bảo hộ đầy đủ.
"Ông ấy cần được đưa vào theo dõi trên chiếc máy bay thứ hai để không thể lây nhiễm (virus) cho bất kỳ ai khác ở Atlanta. Điều này cần được kiểm soát. Tôi e sợ phải nghe thông tin vào tuần sau rằng, ông ấy sẽ là nạn nhân Ebola tiếp theo", phóng viên Dean Pitts viết trên website của hãng tin NBC ở Dallas.
Chi nhánh NBC ở Dallas Fort/Worth đã liên lạc với American Medical Response, công ty chuyên dịch vụ cứu thương đã vận chuyển y tá Vinson tới sân bay, và được trả lời rằng, người đàn ông trong bộ thường phục nhiều khả năng nhất là một thành viên của phi hành đoàn vận chuyển bệnh nhân tới chữa trị tại bệnh viện Đại học Emory ở Atlanta.
Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa bệnh dịch Mỹ (CDC) cũng như bệnh viện Texas Health Presbyterian hiện vẫn từ chối đưa ra bình luận về sự việc.
Trong khi đó, truyền thông xã hội tỏ ra sốc nặng trước người đàn ông được cư dân mạng đặt biệt dang là "người cầm kẹp bìa hồ sơ". Nhiều khán giả xem chương trình trực tiếp cũng điếng người khi chứng kiến những gì đã xảy ra, và coi hành động của người đàn ông nói trên là "dại dột" hay "điên rồ".
Người đàn ông bí ẩn nói trên một lần nữa cũng làm dấy lên những nghi ngờ về quy trình thực hiện các thủ tục y khoa của CDC khi điều trị bệnh nhân Ebola nhằm ngăn chặn dịch bùng phát trên đất Mỹ.
Nhiều người chỉ trích cáo buộc rằng, lỗ hổng bắt đầu khi bệnh nhân Thomas Eric Duncan, vốn nhiễm Ebola ở Liberia, ban đầu đã bị bệnh viện Texas Health Presbyterian từ chối tiếp nhận sau khi thông báo bị sốt cao. Bất chấp việc Duncan đã nói với các nhân viên y tế việc mình vừa trở về từ đất nước Tây Phi đang chịu sự hoành hành của dịch Ebola, anh không được kiểm tra việc nhiễm virus và thay vào đó được cho về nhà cùng rất nhiều thuốc kháng sinh.
Duncan đã trở về căn hộ của gia đình và tình trạng sức khỏe tiếp tục xấu đi trong nhiều ngày tiếp theo. Chỉ khi anh được đưa tới bệnh viện Texas Health Presbyterian lần thứ hai bằng xe cứu thương, các chuyên gia y tế mới phát hiện Duncan đã nhiễm Ebola.
Và trong những ngày đầu chữa trị cho Duncan, các y tá tại bệnh viện tiết lộ, họ không được chỉ dẫn bất kỳ thủ tục nào về cách mặc trang phục bảo hộ khi chăm sóc bệnh nhân Ebola. Sự bối rối đó bị quy là nguyên nhân khiến nữ y tá gốc Việt Nina Phạm, 26 tuổi bị nhiễm virus nguy hiểm chết người và thông báo cho bệnh viện khi nhận thấy mình bị sốt cao hôm 10/10.
Chỉ 4 ngày sau, người đồng nghiệp của Nina Phạm là Amber Vinson đã trở thành y tá thứ hai tại bệnh viện nhiễm Ebola và cũng là người Mỹ thứ hai mắc bệnh ngay trên đất của họ.
CDC hiện đang giám sát hơn 75 nhân viên y tế tại bệnh viện Texas Health Presbyterian, những người được xác định có tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với Duncan trong 11 ngày điều trị cho anh. Bệnh nhân Duncan đã qua đời vì Ebola tuần trước, hôm 8/10.
Vấn đề Ebola ngày càng nghiêm trọng đã buộc Tổng thống Mỹ Obama phải bất ngờ hủy một chuyến đi vận động tranh cử đã có kế hoạch từ trước hôm 15/10, để nhóm họp với Nội các. Sự thay đổi của Tổng thống Obama chỉ vài giờ trước khi chuyên cơ Air Force One dự kiến cất cánh theo kế hoạch, đã phản ánh sự thúc bách mà chính phủ của ông đang đối mặt, trước những quan ngại ngày càng tăng của công chúng Mỹ về nguy cơ lây lan virus Ebola.
Theo Vietnamnet
Cảnh báo sốc: Mỗi tuần có thể xuất hiện thêm 10.000 ca nhiễm Ebola WHO cũng rất lo ngại về sự tiếp tục lây lan của đại dịch trong bối cảnh hệ thống y tế lạc hậu ở các nước Tây Phi. Một nạn nhân nhiễm Ebola Tiến sĩ Bruce Aylward - trợ lý Tổng thư ký WHO đã cảnh báo: có thể có 10.000 trường hợp nhiễm mới Ebola mỗi tuần trong vòng 2 tháng tới,...