222 ca phẫu thuật đã thực hiện thành công bằng robot
Sau 1 năm triển khai, có 222 ca phẫu thuật bằng robot được thực hiện thành công. Có 14 loại bệnh đã áp dụng phẫu thuật bằng robot như: Ung thư dạ dày, đại trực tràng, ung thư gan, nang ống mật chủ, ung thư tụy, điều trị sa sinh dục, cắt bàng quang tận gốc…
Các bác sĩ Bệnh viện Bình Dân đang vận hành robot phẫu thuật. Ảnh: TL
Sáng 28.10, Bệnh viện Bình Dân (TP.HCM) đã tổ chức “Lễ kỷ niệm năm đầu tiên triển khai phẫu thuật robot dành cho người lớn tại Việt Nam”. Được biết, Bệnh viện Bình Dân là bệnh viện đầu tiên áp dụng công nghệ tiên tiến này vào khám chữa bệnh.
TS. BS Nguyễn Vĩnh Hưng – Giám đốc Bệnh viện Bình Dân cho biết: “Sau khi phẫu thuật robot được thử nghiệm thành công, các bác sĩ trong bệnh viện rất phấn khởi, nhiều người muốn được đi học để về điều khiển robot phẫu thuật. Chúng tôi đã thành công bước đầu trong việc đưa kỹ thuật y học tiên tiến về Việt Nam. Phẫu thuật robot không phải dành riêng cho người có tiền mà kể cả những người dân nghèo, nông dân các tỉnh đều được tiếp cận”.
Theo PGS.TS.BS Tăng Chí Thượng – Phó Giám đốc Sở Y tế TP.HCM, phẫu thuật robot giải quyết được những hạn chế của phẫu thật mổ mở và nội soi cổ điển, đưa ngành phẫu thuật đến một đỉnh cao mới.
Video đang HOT
Hiện nay, phẫu thuật robot phổ biến tại các trung tâm phẫu thuật lớn ở Bắc Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore… và tạo nên cuộc cách mạng trong điều trị cho nhiều loại bệnh lý ngoại khoa phức tạp.
“Những nơi hẹp, bàn tay con người khó tiếp cận thì với cách xoay, nhỏ gọn, robot tiếp cận dễ dàng. Cộng với soi chiếu 3D giúp chúng tôi nhìn rõ từng chi tiết, vị trí cần phẫu thuật. Vết mổ đẹp hơn, không để lại sẹo. Người bệnh ít bị đau và nhanh chóng hồi phục hơn phẫu thuật truyền thống. Điều đó giúp bệnh nhân ít tốn thời gian, chi phí nằm viện”, BS Thượng nói.
Đại diện lãnh đạo UBND, Sở Y tế TP.HCM và các y, bác sĩ Bệnh viện Bình Dân dự lễ kỷ niệm năm đầu tiên triển khai phẫu thuật robot và đón nhận Huân chương Lao Động hạng Ba. Ảnh: Lý Tín
Trong 222 ca phẫu thuật sử dụng robot, bệnh nhân hoàn toàn khỏe mạnh, chưa có trường hợp nào biến chứng hoặc di chứng. Điều đó cho thấy, robot phẫu thuật có sự tối ưu hơn phẫu thuật truyền thống. Các bác sĩ cũng không lo ngại việc bị “tranh cơm” vì chính các bác sĩ là người điều khiển robot phẫu thuật.
Thời gian tới, Bệnh viện Bình Dân sẽ tiếp tục đưa các bác sĩ đi học điều khiển robot phẫu thuật nhằm giúp bệnh nhân tiếp cận nhiều hơn với công nghệ kỹ thuật cao.
Nhân dịp này, bà Nguyễn Thị Thu – Phó Chủ tịch UBND TP.HCM đã thay mặt lãnh đạo trao Huân chương Lao Động hạng Ba cho tập thể cán bộ y, bác sĩ của Bệnh viện Bình Dân.
TS.BS Nguyễn Vĩnh Hưng cho biết, Bệnh viện Bình Dân đã được bộ Y tế duyệt 14 chỉ định phẫu thuật bằng robot với chi phí ước tính 80 – 100 triệu đồng/ca. Phẫu thuật robot sẽ được quỹ BHYT thanh toán trong một số chỉ định, điều kiện và đối tượng tham gia BHYT với mức 30% – 40% giá dịch vụ kỹ thuật, phần còn lại bệnh nhân tự thanh toán.
Theo Danviet
Cho thôi việc nữ kế toán trường học chiếm đoạt hơn 300 triệu đồng
Tự ý lập hồ sơ nâng lương trước thời hạn cho 10 giáo viên, nữ kế toán trường học ở Nghệ An chiếm đoạt tiền chênh lệch.
Chiều 25.10, bà Trần Thị Ánh Tuyết, Phó chủ tịch huyện Nghi Lộc (Nghệ An) cho biết, Hội đồng kỷ luật của huyện đã cho thôi việc bà Nguyễn Thị Thu (41 tuổi), nguyên kế toán trường THCS xã Nghi Yên.
Kết quả xác minh cho thấy, tháng 6.2015 trường THCS Nghi Yên có 10 giáo viên được UBND huyện Nghi Lộc ký quyết định nâng bậc lương. Theo quy định đến tháng 6.2017, những người này mới tiếp tục được nâng lương.
Tuy nhiên, bà Thu đã tự lập danh sách nâng bậc lương 10 người này trước thời hạn. Bảng lương mới được bà Thu trình cho hiệu trưởng trường ký xác nhận và chuyển cho các cấp cao hơn. Đến tháng 6.2017, cơ quan chức năng phát hiện 10 người nói trên chưa đến kỳ hạn nâng lương.
Từ tháng 6.2015 đến 6.2017, bà Thu đã chiếm đoạt 296 triệu đồng từ tiền chênh lệch mức lương của 10 giáo viên. Ngoài ra, nữ kế toán còn chiếm 47 triệu đồng tiền học phí bù lương nhà trường đã thu của học sinh trong ba năm qua.
"Quyết định nâng bậc lương do phó chủ tịch huyện ký. Căn cứ vào đây, hàng năm nhà trường lập bảng lương đầu năm để các phòng ban ký xác nhận hoàn tất thủ tục. Kẽ hở là do hiệu trưởng và Phòng Nội vụ không kiểm tra kỹ hồ sơ", bà Tuyết giải thích.
Liên quan tới vụ việc, thầy Nguyễn Minh Sơn (Hiệu trưởng THCS Nghi Yên) bị hạ bậc lương và chuyển công tác. Ngoài ra, UBND huyện đang chỉ đạo làm rõ trách nhiệm của một số cán bộ Phòng Nội vụ và phòng liên quan.
Theo Hải Bình (VnExpress)
Người phụ nữ mất tích bí ẩn khi đi giao hàng cho khách Nhận được tin khách từ Đắk Lắk xuống nhận hàng, chị Liên xin phép chủ quán ra trạm xe buýt cách nơi làm việc khoảng 100m để giao hàng. Tuy nhiên, sau đó chị này không quay trở lại quán làm việc và mất liên lạc luôn với gia đình suốt 1 tuần nay. Chiều 23/9, chị Nguyễn Thị Thu (SN 1982) cho...