22 tuổi, tôi đã vô tình đánh rơi nhiều thứ trong cuộc sống của mình…
Tôi, cô gái 22 tuổi, cái tuổi tràn đầy sức sống với bao dự định, mơ ước cho tương lai. Tôi miệt mài đi tìm kiếm một công việc sau khi vừa mới rời khỏi cánh cổng trường đại học.
Nếu cho tôi chọn giữa con đường bằng phẳng và con đường gồ ghề thì tôi sẽ chọn con đường gồ ghề. (Ảnh minh họa)
Tôi, cô gái 22 tuổi, cái tuổi tràn đầy sức sống với bao dự định, mơ ước cho tương lai. Tôi miệt mài đi tìm kiếm một công việc sau khi vừa mới rời khỏi cánh cổng trường đại học. Tôi mong muốn có thể tìm cho mình một công việc phù hợp với bản thân, không cần một công việc nhàn hạ hay lương cao, chỉ cần là công việc mà tôi có thể phát huy được những gì mà tôi có. Nhưng cuộc sống mà, đâu có điều gì dễ dàng có được.
- Tuổi 22, Tôi chẳng có gì ngoài những bước chân vấp ngã, tự dặn lòng: Mình cần mạnh mẽ để bước tiếp.
22 tuổi có lẽ là cái tuổi ai rồi cũng phải trải qua cảm giác thất bại. Nó tựa như quy luật bất biến của tự nhiên.
Là cái tuổi mà những thời điểm khiến ta chật vật với con đường mới bước vào nghề, tự hỏi bản thân mình biết bao lần: Liệu mình đã chọn đúng con đường phải đi? Những ước mơ của thời còn cắp sách đến trường giờ trở thành những mộng ước đẹp chỉ để nhìn ngắm và rồi lẳng lặng bỏ đi, hoặc họa chăng chỉ có thể cất giữ.
Là cái tuổi mà tôi chẳng làm được gì ngoài những thất bại đủ kiểu trong cuộc sống của mình. Gia đình, bạn bè, một người thương, một công việc, một tương lai với những tham vọng của tuổi trẻ.
Nếu cho tôi chọn giữa con đường bằng phẳng và con đường gồ ghề thì tôi sẽ chọn con đường gồ ghề. Bởi những con đường bằng phẳng không cho tôi những trải nghiệm, kinh nghiệm sống thực sự, không khiến tôi rèn luyện cho mình ý chí kiên cường và không làm cho tôi cảm nhận được hết giá trị cuộc sống này.
Có người nhận xét tôi là một người có tham vọng, tôi thích làm nhiều thứ, tôi muốn tìm hiểu nhiều điều, muốn đi nhiều nơi bằng chính đôi chân và sức lực của mình, bằng chính đồng tiền của mình làm ra, tôi đã thất bại rất nhiều lần nhưng sau mỗi lần thất bại tôi lại tích lũy được thêm nhiều điều và tự nhìn nhận ra những nguyên nhân khiến tôi thất bại, đó là những bài học quý giá mà tôi nhận được, là lý do khiến tôi thêm yêu cuộc sống này.
22 tuổi, tôi đã vô tình đánh rơi nhiều thứ trong cuộc sống của mình.
Tôi đã cố gắng bận rộn để trở thành một người khác, để có thể tự lập và sống tốt hơn. Cho đến khi tôi nhìn lại mình thì cũng không khỏi buông một tiếng thở dài, rồi lặng im. Bạn bè cứ thế, người còn người mất, người đến người đi trong cuộc sống của tôi. Đôi lúc, tôi mệt mỏi, buông mình ngủ một giấc. Đôi lúc, tôi nhớ họ, nhưng rồi chẳng dám nhắn một cái tin. Những câu hỏi thăm sáo rỗng mà ngày đó chúng tôi từng nghĩ mình sẽ chẳng bao giờ làm điều đó. Giờ đây, tôi giật mình khi thấy mình chẳng khác bao người: “Mày sao rồi? Vẫn khỏe chứ?…” Chúng tôi thờ ơ lẫn nhau đến mức, cùng một câu hỏi, cùng một câu trả lời nhưng chẳng bao giờ nhớ nổi, cứ lặp đi lặp lại như một điều phải làm của những người bạn cũ. Từ “cũ” dội vào lòng chúng tôi những khoảng cách vô hình nhưng thật vô tình. Lặng.
22 tuổi, tôi nhận ra những đổi thay đến xót xa. Ngày trở về, gặp lại những người bạn cũ, lòng bất giác chùng xuống. Tôi khác, bạn khác, chúng ta đã không còn là mình của ngày xưa. Đôi khi, tôi giá mình có thể quay ngược về quá khứ, cho tôi một vé khứ hồi tìm lại những tình bạn trẻ thơ, những năm tháng còn cùng chúng bạn đến trường, đùa vui ríu rít dưới tán cây phượng ngày hè đỏ thắm, cùng nhau chơi những trò cút bắt trốn tìm, ô ăn quan hay những trò tạt lon với những nụ cười chẳng thể vui hơn…
Video đang HOT
22 tuổi, tôi nhận ra những đổi thay đến xót xa. (Ảnh minh họa)
Tôi ngậm ngùi, miệng nhoẻn cười nhưng lòng đầy tiếc nuối. Chúng ta ai cũng thay đổi, nhưng tôi hiểu được rằng: Cuộc sống phía trước còn đáng buồn hơn lúc này. Những người bạn đến trong cuộc sống của tôi, vội đến vội ra đi. Tôi hiểu những đoạn đường rẽ bước, vòng xoay với những ngã rẽ trong đời, còn mấy ai sẽ đi cùng tôi đến cuối con đường, và còn mấy ai để tôi bước vào con đường mà họ đang đi mãi về sau.
Khi tôi 22, tôi mỉm cười, mưa tạnh thì trời sẽ có nắng. Những tia nắng lạc quan của cuộc đời tôi, đủ đầy với những hơi ấm của tình yêu thương, của lòng can đảm và những thứ tha. Liệu tôi có thể hay không?
Tuy vậy, tôi vẫn là một cô gái, dù có mạnh mẽ hay tự lập thế nào thì cũng có lúc tôi thấy mệt mỏi, cũng có những nỗi buồn mà không thể nào kiểm soát được. Trước kia, mỗi khi buồn tôi không muốn ai biết, không muốn ai phải buồn theo mình, không muốn biểu lộ ra bên ngoài, không phải tôi không cần sự quan tâm, hỏi thăm hay bất cứ lời động viên nào cả, đơn giản việc che dấu cảm xúc, lẳng lặng cho mọi thứ trôi đi dường như đã trở thành thói quen mất rồi. Đôi khi rất buồn, muốn lên facebook mà than vãn rằng ” Tôi buồn lắm, muốn khóc lắm, giá như có ai hiểu tôi đang nghĩ gì”. Nhưng viết ra rồi lại xóa đi vì tôi sợ nếu nhiều người biết lại hỏi, lúc đó có khi tôi lại buồn hơn. Nên tôi chọn cách im lặng và tự giải quyết, rồi mọi chuyện sẽ ổn thôi.
Cuộc sống của chúng ta luôn là những cuộc chia ly không hồi kết, gặp gỡ- bên nhau và chia tay. Chỉ là chúng ta không thể nào hay biết thời điểm chính xác là khi nào. Cuối cùng chỉ còn học cách chấp nhận và rồi chia xa.
Có người đã từng nói với tôi: “Cuộc đời mỗi người giống như một cuốn sách, bất kể là ai, cũng có vài trang muốn xé đi trong đời.” Tôi cũng đã từng nghĩ như thế, nhưng khi tôi 22 tuổi tôi nhận ra rằng, tất cả, dù buồn hay vui, dù hạnh phúc hay đau khổ, tất thảy đều đẹp, đều đáng trở thành hồi ức trong lòng mình. Tôi không muốn một ngày mình sẽ vội lãng quên như chưa bao giờ ghi nhớ.
Tuổi 22, thay vì chán chường, bỏ mặc tất cả thì nên đối diện với thất bại. Cũng đừng sợ hãi thất bại, đừng bị ám ảnh bởi chúng, vì điều đó có thể khiến bản thân nhụt chí để rồi đổ vỡ niềm tin vào chính mình.
Nhưng càng lớn tôi càng mở lòng hơn, suy nghĩ tích cực hơn và cũng mong muốn nhiều hơn. Tôi thấy rằng có những việc một mình cố gắng là không bao giờ đủ. Cũng như có những nỗi buồn không thể một mình giải tỏa được. Buồn thì nên nói ra với người mà mình tin tưởng. Đối với tôi, khi buồn tôi không cần người đấy nghe tôi tâm sự về vấn đề tôi đang gặp phải, chỉ đơn giản là nghe hoặc cùng tôi kể lể, lải nhải về bất cứ chuyện trên trời dưới biển nào, miễn là được nói ra để tôi không còn thời gian nghĩ về chuyện buồn kia nữa. Trước cứ quan niệm,không phải chuyện gì cũng có thể giải quyết bằng nước mắt, khóc là yếu mềm nhưng giờ mới nhận ra rằng đôi khi những giọt nước mắt đó sẽ giúp tôi quên đi những phiền muộn, gột rửa những suy nghĩ vu vơ, lòng nhẹ hơn rất nhiều. Đôi lúc, tôi ước có ai đấy nói với tôi một câu: ” Cứ khóc thoải mái đi, khóc thật to vào”, tôi thèm được như vậy.
Nên chăng, hãy cứ xem thất bại là điều cần thiết trong cuộc sống. Hãy chấp nhận để đi qua thất bại một cách dễ dàng, cứ mỉm cười và xem đó như là học phí để có thêm kinh nghiệm nhằm tránh mắc sai lầm ở những lần sau. Chính những thất bại ấy sẽ dạy cho bản thân vô số điều mà khi cứ mãi thành công chưa chắc đã học được.
22 tuổi, hãy bước đi, yên tâm và thôi nuối tiếc. Chúng ta có thể sai lầm, thất bại và có quyền mỉm cười vì điều đó. Hãy yên tâm, thật yên trong tâm.
Theo blogtamsu
Tỷ phú "đánh rơi" nhiều tiền nhất trong năm 2016
Tỷ phú Carlos Slim đã có một năm đầy "vận hạn" khi ông trở thành người "đánh rơi" nhiều tiền nhất trong số 400 tỷ phú giàu nhất thế giới.
Năm 2015, không một tỷ phú nào mất nhiều tiền như "trùm" viễn thông người Mexico Carlos Slim. Giá cổ phiếu tập đoàn America Movil sụt 25% trong năm, do Chính phủ Mexico đẩy mạnh nỗ lực phá vỡ thế độc quyền viễn thông, khiến Slim mất gần 20 tỷ USD giá trị tài sản ròng. Là người giàu nhất thế giới gần đây nhất vào tháng 5/2013, hiện vị tỷ phú này đã tụt xuống vị trí thứ 5.
Theo bảng xếp hạng tỷ phú thế giới năm 2015 do trang Forbes bình chọn và công bố hồi tháng 3/2015, tỷ phú Slim là người giàu thứ 2 trên thế giới. Tại thời điểm đó, tài sản của ông có tổng trị giá 77,1 tỷ USD.
Tuy nhiên, tính đến ngày 08/12, tài sản của ông trùm viễn thông Mexico đã giảm xuống còn 55,2 tỷ USD, giảm tới 21,9 tỷ USD - tương đương 28,4%.
Chỉ riêng từ tháng 1-8/2015, tài sản của ông Slim đã giảm 15,9 tỷ USD, tương đương 22%.
Giờ đây, tỷ phú Slim tụt xuống vị trí là người giàu thứ 5 thế giới và bị ông trùm bán lẻ Tây Ban Nha Amancio Ortega - tài sản 75 tỷ USD soán ngôi. Ông cũng đứng sau nhà đầu tư huyền thoại Mỹ Warren Buffett - tổng tài sản 62,6 tỷ USD, CEO và nhà sáng lập Amazon Jeff Bezos - tổng tài sản 59,3 tỷ USD. Người đồng sáng lập công ty Microsoft Bill Gates vẫn đứng đầu danh sách những tỷ phú giàu nhất thế giới do trang Forbes bình chọn từ năm 2014.
Tài sản của ông Slim bị giảm mạnh là do giá cổ phiểu của công ty América Móvil - đại gia viễn thông do Slim và các con ông điều hành - bị lao dốc trong thời gian vừa qua. América Móvil - nhà cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền và viễn thông không dây lớn nhất ở châu Mỹ La Tinh - đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi sự mất giá với đồng USD và những quy định khắt khe chống độc quyền nhắm tới các đại gia viễn thông ở Mexico.
Đồng Peso Mexico đã bị mất giá 20% so với đồng USD kể từ tháng 7/2015, chủ yếu do tác động của sự sụt giảm giá dầu trên toàn cầu.
Chính vì những tác động trên, công ty América Móvil của ông Slim đã bị lỗ 2,88 tỷ peso (170 triệu USD) trong quý 3/2015, đây là lần đầu tiên công ty này bị lỗ quý trong suốt 14 năm qua.
Không chỉ có vậy, hồi giữa năm 2015, Carlos Slim là một trong những tỷ phú bị ảnh hưởng nhiều nhất khi giá vàng giảm xuống mức đáy trong 6 năm. Giá cổ phiếu của công ty Minera Frisco - nơi tỷ phú Slim nắm giữ 80% cổ phần đã giảm 53%, trở thành một trong những công ty khai khoáng làm ăn thua lỗ nhất trên thế giới.
Tuy nhiên, những mất mát này không hề ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của ông Slim trong năm nay. Ông vẫn mua "đáy" bán "đỉnh" trong nhiều thương vụ trên thế giới.
Năm 2015, không một tỷ phú nào mất nhiều tiền như "trùm" viễn thông người Mexico Carlos Slim.
Hồi đầu năm, ông Slim trở thành nhà đầu tư cá nhân lớn nhất tại The New York Times sau khi tăng sở hữu của ông tại công ty truyền thông này từ 7% lên 17%.
Vài tháng sau đó, các công ty liên doanh với Slim mua 2 tòa nhà thương mại ở Mỹ, trong đó có trụ sở của công ty PepsiCo Americas Beverages ở Somers thuộc phía Bắc thành phó New York với tổng mức đầu tư 87 triệu USD; và thương vụ mua tòa nhà Marquette Building ở trung tâm Detroit với giá 5,7 triệu USD.
Tỷ phú Slim cũng sở hữu một dinh thự tư nhân ở Fifth Avenue, thuộc thị trấn nghệ thuật Beaux có lịch sử phát triển hàng trăm năm và ông đã giao bán trên thị trường với giá 80 triệu USD.
Chiến lước làm giàu của tỷ phú Carlos Slim
Hãng tin Reuters cho hay, 10 tuổi, Slim đã biết cách kiếm tiền bằng cách bán đồ uống và bánh snack cho người thân trong gia đình. Khi trở thành một thanh niên, Slim thường xuyên ghi chép cẩn thận trong sổ sách số tiền kiếm được và các khoản chi tiêu. Anh còn mua trái phiếu tiết kiệm của Chính phủ và từ đó học được những bài học quý giá về lợi nhuận.
Slim có chiến lược đầu tư rất rõ ràng. Ông mua lại các công ty đang gặp khó khăn, biến chúng thành những công ty cổ phần trị giá tỷ đô và sau đó bán cổ phần của mình trong đó để kiếm lời. Năm 1982, ông kiếm bộn tiền từ cuộc khủng hoảng nợ của Mexico bằng cách mua lại các công ty phá sản.
Năm 2009, ông bắt đầu tiến chân vào Mỹ khi cho tờ The New York Times vay 250 triệu USD với lãi suất 14%. Hiện Carlos Slim là một trong những cổ đông lớn nhất của tờ báo này.
Năm 1991, Carlos Slim trở nên nổi tiếng thế giới khi xuất hiện trong danh sách tỷ phú của Forbes với tài sản 1,7 tỷ USD. Năm trước đó, công ty Grupo Carso của ông lên sàn chứng khoán và dẫn dắt quá trình tư hữu hóa công ty quốc doanh Telmex.
Năm 2010, Carlos Slim vượt qua Bill Gates, trở thành người giàu nhất thế giới theo xếp hạng của Forbes. Đây là lần đầu tiên trong 16 năm vị trí người giàu nhất thế giới không phải là người Mỹ. Hiện nay, Slim là người giàu thứ 2 thế giới, sau Bill Gates, với tài sản ước tính 67,7 tỷ USD theo thống kê của Forbes tới ngày 8/3/2015.
Slim cho biết mục tiêu lớn nhất của ông là xóa đói giảm nghèo, điều ông cho là trách nhiệm của một doanh nhân như mình. Ông cũng tiết lộ kế hoạch đầu tư hơn 4 tỷ USD vào nhiều ngành công nghiệp của Mexico trong năm 2015. Slim cũng nhận được nhiều khen thưởng cho tấm lòng từ thiện của mình.
Dù là một trong những người giàu nhất thế giới, Slim sống khá giản dị. Ông không mua bất cứ du thuyền hay máy bay nào. Ông dành phần lớn tiền để đầu tư vào công ty và làm từ thiện.
AN NHIÊN (Tổng hợp)
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Nữ sinh trả lại 10 triệu đồng cho người đánh mất Nữ sinh người dân tộc Tày vừa trả lại ví, giấy tờ tùy thân quan trọng và hơn 10 triệu đồng cho người đánh rơi. Ngày 17/12, ông Nguyễn Văn Tính, Phó hiệu trưởng Trường dân tộc Nội trú tỉnh Quảng Ninh cho biết, nhà trường sẽ tổ chức tuyên dương học sinh Giáp Thị Thành, lớp 12A, vì không tham của rơi,...