22 quốc gia trục xuất hơn 130 nhà ngoại giao Nga vì vụ cựu điệp viên
Ít nhất 22 quốc gia, trong đó có 16 nước thành viên EU đã tuyên bố trục xuất nhà ngoại giao Nga để đáp trả vụ cựu điệp viên Sergei Skripal và con gái nghi bị đầu độc tại Anh. Đây được coi là vụ trục xuất tập thể lớn nhất trong lịch sử.
Các nhà ngoại giao Nga và người thân rời Anh hồi tuần trước theo lệnh trục xuất của nước này. (Ảnh: Reuters)
Các quốc gia công bố lệnh trục xuất nhà ngoại giao Nga gồm có Mỹ, Canada, Ukraine, Na Uy, Albania, Australia và 16 quốc gia thành viên EU gồm Croatia, Séc, Đức, Pháp, Đan Mạch, Phần Lan, Estonia, Hungary, Italy, Latvia, Lithuania, Hà Lan, Ba Lan, Romania, Tây Ban Nha và Thụy Điển.
Trong đó, chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump quyết định trục xuất 60 nhà ngoại giao Nga. Đây có thể coi là động thái cứng rắn nhất của Tổng thống Trump với Nga kể từ khi ông nhậm chức hồi đầu năm ngoái. Trong số 60 nhà ngoại giao Nga bị trục xuất, Washington nghi ngờ 48 người là đặc vụ làm việc tại đại sứ quán Nga ở Washington, 12 người làm việc tại Liên Hợp Quốc.
Tổng cộng, ít nhất 22 quốc gia đã công bố lệnh trục xuất hơn 130 nhà ngoại giao Nga.
Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk cho biết, các quốc gia thành viên EU có thể cân nhắc các biện pháp trừng phạt hơn nữa với Nga. Bình luận về quyết định của Mỹ và châu Âu, Ngoại trưởng Anh Boris Johnson nói rằng đây là biện pháp đáp trả đặc biệt của Anh và các đồng minh, và đây là đợt trục xuất lớn nhất từ trước đến nay của phương Tây nhằm vào “giới tình báo Nga”.
Video đang HOT
Quyết định trục xuất của Mỹ và các quốc gia châu Âu được đưa ra không lâu sau khi Anh trục xuất 23 nhà ngoại giao Nga để đáp trả vụ cựu đại tá tình báo Nga Sergei Skripal nghi bị đầu độc tại London hôm 4/3 bằng chất độc thần kinh. Các nước châu Âu cũng ủng hộ quan điểm của Anh và tuyên bố sẵn sàng áp lệnh trừng phạt để gây sức ép với Nga.
Nga đã bác bỏ cáo buộc này của phương Tây, đồng thời tuyên bố sẽ đáp trả tương xứng.
Trong thông báo phát đi hôm qua, Bộ Ngoại giao Nga cho biết: “Moscow sẽ đáp trả vụ trục xuất tập thể nhà ngoại giao Nga ở các nước châu Âu và sẽ có biện pháp đáp trả tương xứng với từng trường hợp trong vài ngày tới.
Thông cáo cho biết thêm, Moscow đã chuẩn bị sẵn cho tình huống phương Tây sẽ trục xuất nhà ngoại giao Nga.
Minh Phương
Theo Dantri
Vì sao Áo "ngược dòng", không trục xuất nhà ngoại giao Nga theo số đông?
Trong khi hàng loạt quốc gia châu Âu cùng lúc tuyên bố trục xuất các nhà ngoại giao Nga để đáp trả vụ cựu điệp viên Sergei Skripal và con gái nghi bị đầu độc ở Anh, chính phủ Áo vẫn không đi theo số đông mà để ngỏ cơ hội đối thoại với Moscow.
Các nhà ngoại giao Nga bị trục xuất khỏi đại sứ quán ở Anh ôm chia tay đồng nghiệp trước khi lên máy bay về nước (Ảnh: Getty)
Ít nhất 22 quốc gia, trong đó có 16 nước thành viên Liên minh châu Âu (EU), đã công bố quyết định trục xuất hơn 130 nhà ngoại giao Nga để đáp trả vụ cựu điệp viên Sergei Skripal và con gái Yulia nghi bị đầu độc ở Anh. Tuy nhiên không phải quốc gia và chính trị gia châu Âu nào cũng đi theo vụ trục xuất tập thể này, trong đó có chính phủ Áo.
Chia sẻ với Sputnik sau khi một loạt quốc gia châu Âu thông báo trục xuất các nhà ngoại giao Nga, người phát ngôn của chính phủ Áo Peter Launsky-Tieffenthal cho biết Vienna "sẽ không tiến hành bất kỳ biện pháp nào ở cấp độ quốc gia".
"Chúng tôi sẽ không trục xuất các nhà ngoại giao. Lý do cho điều này là vì chúng tôi vẫn muốn duy trì các kênh đối thoại mở với Nga. Áo là nước trung lập và là cầu nối giữa Đông và Tây (Âu)", ông Launsky-Tieffenthal cho biết.
Ngoài Áo, một số quốc gia khác cũng cho thấy sự thận trọng trước khi đưa ra các quyết định liên quan tới vụ cựu điệp viên Nga nghi bị đầu độc ở Anh. Trước thềm cuộc gặp với Thủ tướng Anh Theresa May tại bữa tiệc tối của Hội đồng châu Âu ở Brussels, Bỉ hồi tuần trước, Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras cũng nhấn mạnh sự cần thiết của việc điều tra làm rõ vụ Skripal trước khi đưa ra bất kỳ kết luận nào.
"Chúng tôi bày tỏ sự ủng hộ đối với Anh, với người dân Anh, nhưng đồng thời chúng tôi cũng cần phải điều tra", Thủ tướng Tsipras nói.
Thủ tướng Luxembourg Xavier Bettel, một cựu luật sư hình sự, nói rằng ông muốn nghe Thủ tướng May trình bày trước khi đưa ra quyết định. Trong khi đó, lãnh đạo đảng Die Linke của Đức Andreas Maurer cho biết lẽ ra nước này không nên vì sự thống nhất trong Liên minh châu Âu mà trục xuất 4 nhà ngoại giao Nga.
Trong khi các nước phương Tây liên tục cáo buộc Nga sử dụng chất độc thần kinh để hạ độc cựu điệp viên Skripal và con gái ông này dù chưa công bố bằng chứng cụ thể, chính trị gia Andreas Maurer đưa ra một góc nhìn khác.
"Một điều rõ ràng ở đây là phương Tây không muốn trưng ra bằng chứng liên quan tới vụ việc này, về chuyện gì đã xảy ra và nó đã xảy ra như thế nào. Họ đưa ra một quyết định thuần chính trị, một quyết định mang tính biểu tượng. Chúng ta đều biết điều đó. Điều nực cười là chúng ta trục xuất 4 nhà ngoại giao (Nga) trong khi chúng ta chưa giải quyết được vấn đề", ông Maurer nhấn mạnh.
Trong thông báo phát đi hôm qua, Bộ Ngoại giao Nga cho biết Moscow "sẽ đáp trả vụ trục xuất tập thể nhà ngoại giao Nga ở các nước châu Âu và sẽ có biện pháp đáp trả tương xứng với từng trường hợp trong vài ngày tới". Trước đó, Điện Kremlin và Tổng thống Vladimir Putin đều lên tiếng bác bỏ mọi cáo buộc nhằm vào Nga, đồng thời yêu cầu Anh cung cấp mẫu chất độc nghi được sử dụng để tấn công cha con cựu điệp viên song phía Anh không hợp tác.
Các quốc gia công bố lệnh trục xuất nhà ngoại giao Nga gồm Mỹ, Canada, Ukraine, Na Uy, Albania, Australia và 16 quốc gia thành viên EU gồm Croatia, Séc, Đức, Pháp, Đan Mạch, Phần Lan, Estonia, Hungary, Italy, Latvia, Lithuania, Hà Lan, Ba Lan, Romania, Tây Ban Nha và Thụy Điển. Riêng Mỹ trục xuất 60 nhà ngoại giao Nga.
Thành Đạt
Theo Dantri
Nga cảnh báo đáp trả tương xứng Anh Moscow tuyên bố sẽ nhanh chóng có các biện pháp đáp trả tương xứng sau khi Anh thông báo hàng loạt lệnh trừng phạt Nga, trong đó có việc trục xuất nhà ngoại giao, đóng băng tài sản do căng thẳng liên quan đến cụ cựu điệp viên hai mang Sergei Skripal. Đại sứ Nga tại Anh Alexander Yakovenko (Ảnh: Tass) Trả lời...