22 nhóm hàng “tỷ đô”
Bộ Công Thương cho biết, “câu lạc bộ xuất khẩu tỷ đô” hiện có tới 22 thành viên, đều là những nhóm hàng xuất khẩu chủ lực.
Ngoài các nhóm hàng truyền thống như: may mặc, giày dép… thì lần đầu tiên rau quả đã vào danh sách nhóm xuất khẩu trên 1 tỷ USD. Bất chấp khó khăn của kinh tế thế giới, xuất khẩu của Việt Nam năm 2013 tăng trên tất cả các thị trường: châu Mỹ tăng 22,6%, châu Âu tăng 19,4%, châu Đại Dương tăng 15,2%… đưa tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước lên 132,17 tỷ USD, vượt mục tiêu Quốc hội đề ra 17,64 tỷ USD.
Theo ANTD
Video đang HOT
Xuất siêu tháng Giêng tăng gần 5 lần so với cùng kỳ 2012
Theo Tổng cục Hải Quan, cán cân thương mại tháng Giêng thặng dư 770 triệu USD, cao hơn mức 200 triệu USD mà Tổng cục Thống kê ước tính và cao gấp 4,5 lần so với cùng kỳ năm ngoái.
Tăng trưởng xuất khẩu các nhóm hàng điện thoại, may mặc, dầu lửa...
giúp tổng kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh
Kết quả ấn tượng này là nhờ tăng trưởng xuất khẩu (tăng 62% so với cùng kỳ năm ngoái) vượt trội hơn tăng trưởng nhập khẩu (tăng 55% so với cùng kỳ năm ngoái). Cán cân thương mại thặng dư lớn sẽ tiếp tục hỗ trợ cán cân thanh toán, nghĩa là Việt Nam không có lý do để phá giá đồng nội tệ.
Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 11,47 tỷ USD, chủ yếu nhờ một số nhóm hàng như điện thoại, may mặc, dầu lửa, hải sản. Đáng chú ý, hàng may mặc và dệt may đã vượt qua điện thoại và phụ kiện điện thoại trở thành các nhóm xuất khẩu lớn nhất với 1,6 tỷ USD, chiếm 14% tổng kim ngạch xuất khẩu.
So với tháng 1-2012, giá trị hàng may mặc và dệt may tăng 60%, là yếu tố chính hỗ trợ đạt xuất siêu. Giá trị nhóm hàng này tăng mạnh cũng là một dấu hiệu tích cực cho thấy các doanh nghiệp dệt may địa phương đang phục hồi, làm giảm tỷ lệ kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI xuống còn 56% trong tháng Giêng từ mức trung bình 63% năm ngoái. Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, và Hàn Quốc là thị trường nhập khẩu hàng may mặc chính, chiếm 86% tổng kim ngạch.
Điện thoại và phụ kiện điện thoại là nhóm xuất khẩu đứng thứ hai về giá trị, chiếm 13% tổng kim ngạch xuất khẩu, đạt 1,48 tỷ USD. So với tháng 01/2012, kim ngạch xuất khẩu từ nhóm này đã tăng 35% và đó là một yếu tố nữa giúp tăng giá trị xuất siêu trong tháng Giêng. EU là thị trường lớn nhất của nhóm mặt hàng này, nhập khẩu 673 triệu USD từ Việt Nam. Giày dép là nhóm xuất khẩu lớn thứ ba, đạt kim ngạch 823 triệu USD, tăng 51% so với cùng kỳ năm ngoái. EU và Hoa Kỳ là thị trường chính, chiếm 65%.
Ngoài dệt may, dầu thô cũng đạt mức tăng trưởng khá cáo so với cùng kỳ năm ngoái, tăng 60%. Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu dầu chỉ đạt 662 triệu USD, chỉ chiếm 5,7% tổng kim ngạch xuất khẩu. Hải sản là nhóm xuất khẩu chủ yếu còn lại, đạt 484 triệu USD, chiếm 4% và tăng 33% so với cùng kỳ năm ngoái.
Kim ngạch nhập khẩu đạt 10,7 tỷ USD, trong đó các ngành chiếm giá trị lớn nhất là máy móc, máy tính và linh kiện điện tử, điện thoại và linh kiện, nguyên liệu dệt may và xăng. Máy tính và linh kiện điện tử là lĩnh vực nhập khẩu lớn nhất, đạt 1,47 tỷ USD và chiếm 14% tổng giá trị nhập khẩu. Hoạt động nhập khẩu của nhóm này tăng 85% so với cùng kỳ năm ngoái, là nhóm tăng mạnh nhất nhưng 89% giá trị thuộc về các doanh nghiệp có vốn FDI.
Máy móc là lĩnh vực nhập khẩu lớn thứ hai, đạt 1,46 tỷ USD, tăng 53% so với cùng kỳ năm ngoái và 8,7% so với tháng 12/2012. Nhập khẩu máy móc tăng không phải là một tín hiệu tiêu cực, vì điều này cho thấy các doanh nghiệp tiếp tục mở rộng đầu tư vào tài sản cố định và hoạt động. Trong đó, các doanh nghiệp có vốn FDI nhập khẩu 792 triệu USD trong khi các doanh nghiệp trong nước nhập khẩu phần còn lại.
Linh kiện điện thoại và nguyên liệu dệt là các lĩnh vực nhập khẩu mạnh khác, lần lượt đạt 674 và 622 triệu USD, chiếm 6,3% và 5,9% giá trị nhập khẩu. So cùng kỳ năm ngoái, giá trị nhập khẩu nguyên liệu dệt trong tháng một giảm 9%. Điều này là tín hiệu tích cực trong bối cảnh xuất khẩu may mặc tăng, vì cho thấy ngày càng nhiều nguyên liệu trong nước được sử dụng.
Xăng là lĩnh vực nhập khẩu chính cuối cùng, đạt 480 triệu USD và chiếm gần 5%. Tuy nhiên, so với tháng 1-2012, nhập khẩu xăng giảm 13% do Việt Nam có thể sản xuất thêm xăng dầu từ Nhà máy Dung Quất.
Theo ANTD
Giúp người khuyết tật từ việc làm cụ thê Từng gặp khó khăn tưởng chừng không vượt qua, nhưng Nguyễn Hồng Hà - Chủ tịch Hội NKT huyện Hoài Đức (Hà Nội) đã tự tin vươn lên. Anh hoàn thiện trình độ ĐH và trở thành một chủ doanh nghiệp may mặc tuyển dụng hơn 20 NKT vào làm việc. Nguyễn Hồng Hà (giữa) với các bạn NKT tại Cty Nỗ lực...