22 người chết, 12 người mất tích vì mưa lũ
Mưa lũ ở các địa phương khiến 22 người chết cùng 12 người khác mất tích. Yên Bái là địa phương thiệt hại nặng nề nhất về người và tài sản.
Văn phòng thường trực BCĐ Trung ương về phòng chống thiên tai cho biết đến sáng 23/7, mưa lũ đã làm 22 người chết (Yên Bái 11, Sơn La 1, Lào Cai 1, Phú Thọ 3, Hòa Bình 1, Thanh Hóa 2) cùng 12 người khác bị mất tích (Yên Bái 6, Sơn La 2, Phú Thọ 1, Thanh Hóa 3).
Bên cạnh thương vong về người, 231 ngôi nhà bị sập, hơn 5.800 căn ngập trong nước và hơn 4.200 nhà bị hư hỏng, cần di dời khẩn cấp.
Mưa lũ khiến 22 người thiệt mạng. Ảnh: Việt Linh.
Theo Bộ Giao thông vận tải, đến 18h ngày 22/7, các địa phương bị ảnh hưởng bởi mưa lũ vẫn còn nhiều điểm bị ách tắc. Tại tỉnh Phú Thọ, quốc lộ 32 có 2 điểm nước ngập sau, quốc lộ 70B có 3 điểm sạt lở và bị ngập, dự kiến thông xe vào hôm nay.
Video đang HOT
Trong khi đó, quốc lộ 6 đi qua tỉnh Hòa Bình có 1 điểm ngập nước. Tại Sơn La, quốc lộ 6 có 2 điểm ngập nước gây tắc đường, quốc lộ 43 có 6 điểm sạt lở, mọt số tỉnh lộ bị ách tắc giao thông. Dự kiến, trong hôm nay (23/7), các tuyến đường sẽ cơ bản được thông xe.
Cảnh tang thương ở bản Tủ sau trận lũ dữ Trận lũ dữ ở bản Tủ (Văn Chấn, Yên Bái) sáng 20/7 không chỉ gạt bay 6 ngôi nhà mà còn khiến 6 người khác bị cuốn đi, nay chỉ tìm được một nửa.
Báo Yên Bái cho biết để khắc phục hậu quả, toàn tỉnh đã huy động trên 18.000 người thuộc các lực lượng công an, quân đội, dân quân tự vệ để tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn, giúp nhân dân khắc phục hậu quả. Yên Bái ước tính thiệt hại trên 270 tỷ đồng, đây cũng là địa phương thiệt hại nặng nề nhất về người và tài sản trong đợt mưa lũ này.
Đóng 1 cửa xả đáy hồ Hòa Bình
8h sáng 23/7, mực nước hồ Hòa Bình ở cao trình 104,67 m, cao hơn mức cho phép 3,67 m.
Căn cứ diễn biến mưa lũ và nhận định của cơ quan khí tượng, BCĐ Trung ương về Phòng chống thiên tai lệnh Giám đốc Công ty Thủy điện Hòa Bình đóng 1 cửa xả đáy hồ Hòa Bình vào 12h ngày 23/7 và tiếp tục duy phát điện tối đa các tổ máy.
BCĐ yêu cầu tổ chức theo dõi chặt chẽ diễn biến lưu lượng đến hồ, mực nước thượng, hạ lưu đập để kịp thời báo cáo tình hình.
Theo_Zing News
12h trưa nay, thuỷ điện Hoà Bình lại mở cửa xả đáy
Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai cho biết, những ngày qua do mưa lũ thượng nguồn đổ về, nên mực nước hồ Hoà Bình (tỉnh Hòa Bình) đã vượt mức cho phép thời kỳ lũ chính vụ. Hồ thủy điện Hỏa Bình đã được lệnh xả đáy vào 12h trưa nay.
Đến 7h sáng ngày 11.8, mực nước tại hồ là 113,53 m, cao hơn mức cho phép là 12,53 m. Nước trên sông Hồng tại Hà Nội là 3,22 m (dưới báo động 1 là 6,28 m).
Trong khi đó, Cơ quan khí tượng dự báo mưa lũ trong thời gian tới còn diễn biến phức tạp. Vì vậy, Ban chỉ đạo lệnh Công ty thuỷ điện Hoà Bình trước mắt mở một cửa xả đáy hồi 12h hôm nay. Thời gian tới, tuỳ hình hình diễn biến nước thượng nguồn có thể hồ sẽ phải mở thêm các cửa xả.
Thủy điện Hòa Bình đã phải 2 lần xả lũ. Lần 1 xả 3 cửa xả sâu vào các ngày 18-19.7; lần 2 vào 12h trưa nay, ngày 11.8.
Để chủ động ứng phó, hạn chế thiệt hại do xả lũ gây ra, Ban chỉ đạo đề nghị các tỉnh, thành phố hạ du thuỷ điện Hoà Bình thông báo đến người dân, tổ chức hoạt động trên sông, cơ sở nuôi trồng thuỷ sản biết thông tin; đồng thời rà soát các phương án chống lũ đảm bảo an toàn cho hạ du, đặc biệt là đê điều.
Trước đó, để đảm bảo an toàn các hồ chứa, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương phòng, chống thiên tai đề nghị Ban chỉ huy PCTT&TKCN các tỉnh theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa, lũ; tổ chức kiểm tra, rà soát, đảm bảo an toàn các hồ chứa nước trên địa bàn, nhất là các đập xung yếu, các hồ đã đầy hoặc gần đầy nước, các hồ chứa nhỏ do địa phương quản lý.
Chủ động việc xả nước đón lũ theo đúng quy trình; không tích nước đối với các hồ có nguy cơ mất ổn định để đảm bảo an toàn cho đập và khu vực hạ du; tăng cường tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn kỹ năng phòng tránh lũ cho người dân khu vực bị ảnh hưởng do xả lũ hồ chứa để chủ động ứng phó, nhất là các hộ dân nuôi thủy sản trên sông.
Các công ty thủy điện Sơn La, Hòa Bình, Tuyên Quang phát điện tối đa qua các tổ máy; kiểm tra đảm bảo an toàn công trình, sẵn sàng thực hiện xả lũ khi có yêu cầu.
Trên cơ sở theo dõi diễn biến thời tiết, tình hình thủy văn, Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) chỉ đạo các nhà máy thủy điện xây dựng phương án PCTT & TKCN: tăng cường đầu tư thiết bị quan trắc, đo lượng mưa; đầu tư hệ thống cảnh báo; thực hiện diễn tập; ký kết quy chế phối hợp với Ban chỉ huy PCTT&TKCN các địa phương; đẩy mạnh tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức của người dân về phòng tránh, ứng phó khi mưa lũ xảy ra. Công tác vận hành, điều tiết xả lũ các hồ chứa thủy điện theo đúng quy trình vận hành liên hồ chứa được chú trọng đặc biệt. Hiện EVN có 35/37 hồ chứa có quy trình vận hành hồ/liên hồ được Chính phủ, Bộ Công Thương phê duyệt. EVN đang quản lý 37 hồ chứa thủy điện với tổng dung tích 44,73 tỷ m3. Có 12 hồ chứa có dung tích trên 1 tỷ m3 bao gồm: Hòa Bình, Sơn La, Trị An, Thác Bà, Tuyên Quang, Bản Chát, Bản Vẽ, Đồng Nai 3, Thác Mơ, Lai Châu, Pleikrông, Ialy.
Theo Danviet
Ảnh: Nhiều xã chìm trong biển nước, quốc lộ 32 qua Phú Thọ tê liệt Nhà, cửa, ruộng, vườn của nhiều hộ gia đình ở huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ ngập chìm trong biển nước; nhiều xã bị cô lập. Quốc lộ 32 chạy qua huyện Thanh Sơn bị tê liệt, giao thông ách tắc nghiêm trọng. Suốt 3 ngày qua, trên địa bàn huyện Thanh Sơn liên tục xảy ra mưa lớn. Mưa trắng trời, trắng...