22 ngày, cô gái Hà Nội 23 tuổi đi qua 24 tỉnh thành Việt Nam để ‘ăn mừng’ tốt nghiệp ĐH
Bản thân 9X đã ấp ủ thực hiện một chuyến đi hết Việt Nam để chiêm ngưỡng vẻ đẹp trời phú của quê hương mình.
“Chuyến đi xuyên Việt lần này, mình đã ấp ủ từ rất lâu. Vào năm 2017, khi còn là năm nhất đại học, lần đầu tiên được đi tới Tà Xùa, mình đã mong muốn một ngày nào đó có thể thực hiện một chuyến đi dài ngày đi hết được Việt Nam, ngắm những cảnh đẹp, ăn những đặc sản của các vùng miền trên mảnh đất hình chữ S.”
Trang Phạm (sinh năm 1999) vừa trở về Hà Nội sau một chuyến đi dài 22 ngày đúng như mong ước của bản thân bấy lâu nay. Cùng với 2 cô bạn của mình, nhóm của Trang đã chạy xe wave trên suốt quãng đường dài 4000 km đi qua 24 tỉnh thành.
Cả 3 quyết định chỉ lên lịch trình cho 7 ngày đầu tiên để linh hoạt thời gian. Vừa kết thúc học trình, có nhiều thời gian rảnh, lại tiết kiệm được một khoản chi phí, Trang và 2 cô bạn lên đường với những háo hức, hạnh phúc khó tả.
“Lên dây cót” cho chuyến đi dài ngày sau khi tốt nghiệp đại học
Trước chuyến đi, Trang tâm sự mình đã chuẩn bị rất nhiều thứ, không chỉ về tài chính mà còn về xe cộ, trang phục, đặc biệt sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần. Về xe cộ, chiếc xe được bảo dưỡng toàn bộ, thay dầu nhớt, kiểm tra phanh xe, săm lốp… thậm chí còn được hàn thêm khung sắt nhỏ để chằng đồ cho tiện cũng như thuận lợi cho việc đổ xăng hơn.
Trang chia sẻ thêm: “Rất nhiều người nói thẳng mặt mình, “Chỉ có nhà có điều kiện mới vậy”. Sự thật là, chi phí của chuyến đi này mình không hề xin bố mẹ hay vay ai, vì trong suốt những năm học đại học, mình đi làm thêm rất nhiều để có thể vừa giúp đỡ gia đình cũng như có thể độc lập tài chính. Bởi vậy, đối với chi phí chuyến đi này, mình khẳng định có thể chi trả được và luôn sẵn sàng. Bọn mình dự trù chi phí cả chuyến đi là 20 triệu đồng nhưng thực ra chỉ tốn khoảng 15-16 triệu đồng mà thôi.”
Trước khi đi, Trang đã thông báo bố mẹ trước về dự định sắp tới của mình. May mắn, bố mẹ 9X rất ủng hộ mọi quyết định của con, và không quên dặn con rằng “Đi lại xe cộ cho cẩn thận”. Đó cũng là một động lực giúp bản thân Trang vượt qua những khó khăn trên đường đi. Sự háo hức mong muốn khám phá những vùng đất mới đã “lấn át” sự sợ hãi của cô gái nhỏ; thay vào đó, Trang chăm chỉ luyện tập sức khỏe cũng như hạn chế tối đa việc tiếp xúc với người lạ, vì bản thân chưa bị Covid, để không làm ảnh hưởng tới chuyến đi như dự định.
“Mình chọn tháng 3 để thực hiện chuyến đi mơ ước vì vào thời điểm này, miền Bắc vẫn đang trong thời kỳ mát mẻ, miền Trung chưa bước vào đợt nắng nóng đỉnh điểm, miền Nam và Tây Nam Bộ đang ở mùa khô, thời tiết rất thích hợp để mình thực hiện chuyến đi. May mắn trong 22 ngày, bọn mình không gặp phải một trận mưa nào trên cung đường đi hay như thời tiết xấu”, Trang cho hay.
Quãng đường 4000 km và những kỉ niệm không thể nào quên
Lịch trình 22 ngày của Trang Phạm
Ngày 1: Hà Nội -TP. Vinh (Nghệ An)
Ngày 2: Vinh – Hà Tĩnh – Đồng Hới (Quảng Bình)
Ngày 3: Quảng Bình – Huế
Ngày 4: Huế – Đà Nẵng – Hội An
Video đang HOT
Ngày 5: Hội An – Quy Nhơn (Bình Định)
Ngày 6: Quy Nhơn – Tuy Hòa ( Phú Yên)
Ngày 7: Tuy Hòa – Phan Rang Tháp Chàm (Ninh Thuận)
Ngày 8: Phan Rang – Vĩnh Hy – Cà Ná (Ninh Thuận)
Ngày 9: Cà Ná – Bàu Trắng – Mũi Né – Phan Thiết (Bình Thuận)
Ngày 10: Phan Thiết – Phú Quý (Bình Thuận)
Ngày 11: Phú Quý (Bình Thuận)
Ngày 12: Phú Quý – Phan Thiết – LaGi (Bình Thuận)
Ngày 13: LaGi – Vũng Tàu
Ngày 14: Vũng Tàu – TP. HCM
Ngày 15: HCM – Bến Tre – Trà Vinh – Sóc Trăng
Ngày 16: Sóc Trăng – Bạc Liêu – Mũi Cà Mau
Ngày 17: Mũi Cà Mau – Ngã 5 (Sóc Trăng)
Ngày 18: Ngã 5 – Long Xuyên
Ngày 19: Long Xuyên – Tri Tôn – Tịnh Biên – Châu Đốc (An Giang)
Ngày 20: An Giang – HCM
Ngày 21: HCM
Ngày 22: HCM – Hà Nội
Nói về lịch trình 22 của mình, Trang giải thích: “Mình ưu tiêu tiêu chí: “Vui thì chơi lâu, không vui thì không ở”. Và đặc biệt, 3 đứa mình ưu tiên những điểm chưa từng đi qua, tập trung khám phá những điểm mới mẻ nên đã có lịch trình như trên.
Bên cạnh đó, bọn mình cũng không quá lo lắng hay đặt nặng về vấn đề ngủ nghỉ như thế nào. Qua chuyến đi vừa rồi, bọn mình rút ra một kinh nghiệm “quý báu”: không nên đặt trước phòng trong chuyến đi dài ngày. Đi đến đâu, bọn mình mới tính đặt phòng cho ngày mai. Trong nhóm của mình, may mắn có 1 cô bạn có khả năng “deal” giá phòng rất tốt nên bọn mình vừa được nghỉ ngơi tại phòng tốt lại vừa giảm bớt được rất nhiều chi phí tổng chuyến đi.”
Đi qua những vùng đất mới, Trang tích cóp cho mình những trải nghiệm mới mà không phải ai cũng có cơ hội được trải qua. Trong suốt chuyến đi, cả 3 cô gái luôn hỗ trợ, nhường nhịn nhau, nên không xảy ra bất kì mâu thuẫn gì. Nếu không hài lòng về bất cứ chuyện gì, cả nhóm lựa chọn việc nói thẳng vào vấn đề để không làm ảnh hưởng tới chuyến đi chung.
Chuyến đi xuyên Việt lần này, đối với Trang, đôi khi có cả những hụt hẫng, những vết sẹo. Trang vui vẻ nói, kỷ niệm bản thân nhớ nhất là khi cả 3 rất háo hức để đến chợ nổi Ngã 5 (giao giữa Sóc Trăng và Cần Thơ), vì được biết đó là khu chợ nổi mang đậm văn hóa miền Tây sông nước. Tuy nhiên, khi tới nơi, ai nấy đều có chút thất vọng vì các tiểu thương đều đã ngồi bán hàng trên đất liền.
Một lần khác, khi cả nhóm di chuyển xuống đất mũi Cà Mau, đường đang sửa chữa nên khá xấu, nhiều ổ gà. Tới khi cả nhóm đi vào đoạn đường nhiều cát, do không kịp giảm tốc độ nên xe bị đổ. May mắn, tất cả đều không làm sao, riêng Trang bị rách quần và xước chân nhẹ.
Bên cạnh đó, các cô gái cũng gặp được những “người lạ” tốt bụng. Trang kể, “đoạn đường lên mũi điện ở Phú Yên, khi đã leo lên tới nơi, bọn mình khá mệt, khát nước, muốn mua nước, nhưng chợt nhớ ra là tất cả đã để hết tiền ở dưới xe. Vậy nên cả 3 dặn nhau cứ ngồi đó vậy cho đỡ mệt. Chú bán nước ở đường lên mũi điện, tới mời mua nước, mà bọn mình ngại quá, nói với chú không ai mang tiền.
Vậy mà, chú bảo không sao, các con cứ uống đi, không có tiền không sao hết, chẳng để bọn mình kịp từ chối, chú đã đưa bọn mình chai nước lạnh để uống. Sau đó, bọn mình có ý ngỏ lời hỏi chú dùng tài khoản ngân hàng không để bọn em chuyển khoản trả tiền. Chú nói là chú không dùng, nếu được, lát đi xuống chỗ thu vé gửi tiền cho chú cũng được, không trả cũng không sao.”
Với Trang, chú là một người lạ mặc dù không biết cả nhóm là ai, đến từ đâu nhưng vẫn sẵn sàng giúp đỡ và đặt niềm tin lớn. Trang cảm thấy biết ơn những con người xuất hiện trong chuyến hành trình dài 4000 km để mỗi ngày, 9X học được thêm những bài học về sự bao dung và cách đối nhân xử thế. Ngày thứ 22, sau khi đã tới miền Tây, cả nhóm quay lại TP.HCM để gửi xe máy và trở về Hà Nội bằng máy bay.
“Hy vọng những ai có đam mê, có ước mơ, có khát khao một lần được đi khắp mảnh đất hình chữ S, hãy tiếp tục giấc mơ ấy. Mình mong câu chuyện nhỏ của bọn mình sẽ truyền được những năng lực tích cực tới mọi người. Việt Nam mình đẹp lắm, hãy đi khi bạn còn trẻ!”, Trang nhắn nhủ.
Chuyến đi 4.000 km xuyên Việt sau khi tốt nghiệp đại học
Trang Phạm (sinh năm 1999) vừa trở về Hà Nội sau 22 ngày xuyên Việt. Chuyến đi là hành trình đáng nhớ, đáng giá của cô gái trẻ khi thực hiện được ước mơ năm 18 tuổi.
Sau chuyến đi, Trang vẫn nhớ như in những trải nghiệm lần đầu tại vùng đất mới. Cô gái trẻ cho biết 22 ngày qua là động lực để cô cố gắng thực hiện nhiều hành trình mới, khám phá Việt Nam và thế giới trong tương lai.
Làm thêm nhiều việc, để dành tiền đi xuyên Việt
Đam mê xê dịch, khám phá mọi miền đất nước, những ngày tốt nghiệp THPT, Trang Phạm đã ấp ủ ý định đi xuyên Việt. Quyết định đó càng chắc chắn hơn khi Trang trúng tuyển ngành quản trị dịch vụ khách sạn tại một trường đại học ở thủ đô, có cơ hội đi nhiều nơi hơn từ Hà Giang, Mộc Châu (Sơn La) đến Đà Lạt (Lâm Đồng), TP.HCM...
Từ năm nhất đại học, Trang đã làm nhiều công việc part-time (bán thời gian), một phần phụ giúp gia đình, trang trải việc học, phần còn lại để dành cho chuyến đi sau khi tốt nghiệp.
"Công việc đầu tiên của mình là nhân viên ở một cửa hàng quần áo. Thời gian sau đó, mình tập tành kinh doanh và bắt đầu thử sức với công việc chụp ảnh tại một studio Hà Nội", Trang kể. Các công việc này không chỉ là cơ hội để cô kiếm tiền mà còn giúp hoàn thiện kỹ năng quản lý thời gian, sống tự lập.
Trước Tết Nguyên đán, một người bạn nhắn rủ Trang đi xuyên Việt. Vừa kết thúc chương trình học, có nhiều thời gian rảnh cộng với đã gom đủ chi phí, Trang đồng ý ngay.
Nói là làm, 3 người bạn hẹn gặp nhau ở quán cà phê để lên kế hoạch. Nhóm thống nhất chọn phương tiện là xe máy, dự trù kinh phí chừng 20 triệu đồng. Các cô gái lên danh sách điểm đến yêu thích rồi móc nối, sắp xếp lại thành một hành trình sao cho tiện đường di chuyển nhất.
Trang cho biết để linh động trong hành trình, nhóm chỉ lên trước lịch trình cụ thể cho 7 ngày đầu tiên. Các địa điểm còn lại sẽ được thảo luận kỹ hơn trong suốt chuyến đi.
"Ngày nay, nhiều bạn trẻ chia sẻ trải nghiệm du lịch trên mạng xã hội nên trước khi đi đâu, muốn ăn món gì, tụi mình chỉ cần tìm kiếm các bài viết là được. May mắn, mình không gặp chỗ nào dởm cả", Trang dễ dàng tìm kiếm điểm lưu trú, địa chỉ ăn uống phù hợp.
Hành trình gần 4.000 km
Vui vẻ, háo hức là những cảm xúc thường trực trong suốt chuyến đi của cô gái sinh năm 1999 này. Vui vẻ vì đang thực hiện ước mơ, háo hức, mong chờ khi được chinh phục những vùng đất mới, khám phá văn hóa địa phương khác xa nơi mình sống.
Trải nghiệm lái xe máy hàng trăm cây số mỗi ngày khác xa những chuyến đi ngắn hay du lịch nghỉ dưỡng. Trang vẫn cảm thấy may mắn vì không xảy ra sự cố ngoài ý muốn nào dù nhiều lúc khá mệt mỏi, cơn buồn ngủ ập đến bất chợt.
"Mình mừng vì thời tiết ủng hộ chuyến đi này. Các điểm đến mình ghé qua đều nắng đẹp", Trang chia sẻ.
Cô gái ấn tượng nhất khi đi qua cung đường biển Nam Trung Bộ vì vẻ đẹp hoang sơ, biển trong xanh và những bãi cát dài thơ mộng.
Trong chuyến đi, Trang nán lại Bình Thuận lâu nhất và dành nhiều thời gian khám phá Phú Quý - hòn đảo cách đất liền chừng 120 km. Trang biết huyện đảo qua một bộ phim Việt và nuôi ước mơ đặt chân đến đây.
"Phú Quý không làm mình thất vọng từ cảnh vật thiên nhiên, đồ ăn thức uống đến con người. Những người dân làng chài làm du lịch và đối đãi với khách rất nhiệt thành", Trang kể về ấn tượng lần đầu đến đây.
Để ra đảo, du khách chỉ có thể đi tàu từ cảng Phan Thiết. Trang chọn tàu cao tốc với giá 350.000-400.000 đồng/vé, di chuyển trong thời gian 2,5 giờ đồng hồ. Vì đảo xa bờ, cô gái khuyên du khách nên tìm hiểu kỹ thời tiết trước chuyến đi, tránh những ngày biển động. Vì chưa có kinh nghiệm, bản thân Trang đã trải qua cảm giác say sóng nhớ đời khi ra đảo đúng thời điểm "sóng to gió lớn".
Nữ du khách ghé thăm, check-in nhiều nơi trên đảo như dốc phượt, cột cờ chủ quyền, gành Hang, chùa Linh Sơn, bờ kè Lăng Cô, cánh đồng điện gió, vịnh Triều Dương...
Sau 3 ngày 2 đêm trên đảo, Trang trở về đất liền, tiếp tục cuộc du hành bằng xe đến cực Nam. Tổng kết hành trình, nhóm bạn chi khoảng 15 triệu đồng, đi qua 24 tỉnh thành dọc cung đường ven biển như Huế, Đà Nẵng, Bình Định, Phú Yên, Bình Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu...
Sau khi khám phá miền Tây sông nước, nhóm quay lại TP.HCM để gửi xe máy và trở về Hà Nội bằng máy bay.
Cô gái Hà Nội bật mí các điểm check-in sống ảo đẹp chất ngất ở Huế "Một lần trong đời, bạn nhất định phải đến Huế với người thân, người yêu, bạn bè của mình nhé". Đó là lời nhắn nhủ của Thanh Thư (sống tại Hà Nội) sau chuyến du lịch 4 ngày 3 đêm ở đất Cố đô. Với Thư, Huế là mảnh đất dịu dàng, đằm thắm và ẩn chứa trong mình những vẻ đẹp yêu...