2.100 tỷ kéo dài tuyến metro của TP HCM đến Bình Dương, Đồng Nai
Tuyến metro Bến Thành – Suối Tiên sẽ được kéo dài đến tỉnh Bình Dương và Đồng Nai với tổng chi phí khoảng 100 triệu USD (khoảng 2.100 tỷ đồng).
Ngày 24/5, Ban Quản lý đường sắt đô thị TP HCM cho biết, Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản ( JICA) đã cam kết tài trợ khoảng 100 triệu USD để đầu tư kéo dài tuyến metro số 1 đến Bình Dương, Đồng Nai.
Quá trình làm việc, tỉnh Bình Dương và Đồng Nai thống nhất từ ga cuối của tuyến số 1 (ga Suối Tiên) sẽ kéo dài 2 km tới ga Nút Giao trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Từ đây, metro sẽ được chia 2 nhánh về Bình Dương và Đồng Nai…
Bản đồ vị trí nghiên cứu kéo dài tuyến metro Bến Thành – Suối Tiên. Ảnh: BQL Đường sắt đô thị TP HCM.
Đồng Nai và Bình Dương đã gửi văn bản cho TP HCM, đề nghị hỗ trợ thực hiện đoạn tuyến này. Hai tỉnh sẽ chịu tất cả chi phí giải phóng mặt bằng, riêng kinh phí xây dựng thì đề nghị thành phố xem xét.
“Dự án vẫn còn ở giai đoạn nghiên cứu, chuẩn bị. Tuy nhiên, JICA hứa sẽ xem xét tài trợ phần vốn để đầu tư kéo dài tuyến metro số 1. Nếu thực hiện TP HCM cũng có lợi như tăng lưu lượng hành khách khai thác của tuyến, giảm áp lực giao thông, giãn dân về phía đông”, đại diện Ban quản lý đường sắt đô thị số 1, nói.
Dài gần 20 km, dự án Metro Bến Thành – Suối Tiên có tổng vốn 2,49 tỷ USD (hơn 47.000 tỷ đồng) được khởi công tháng 8/2012. Tuyến đi qua các quận 1, 2, 9, Bình Thạnh, Thủ Đức (TP HCM) và huyện Dĩ An (Bình Dương).
Video đang HOT
Công trình dự kiến đưa vào khai thác năm 2020. Trong đó 2,6 km đi ngầm (3 nhà ga) và hơn 17 km trên cao (11 nhà ga).
Tiến độ 5 gói thầu của tuyến metro số 1:
- Gói thầu 1a (đoạn ngầm từ ga Bến Thành đến ga Nhà hát thành phố) đạt 5%.
- Gói thầu 1b (đoạn ngầm từ ga Nhà hát thành phố đến ga Ba Son) đạt 45%.
- Gói thầu số 2 (đoạn trên cao và depot dài 17 km từ ga Ba Son đến tỉnh Bình Dương) đạt 67%
- Gói thầu số 3 ( mua sắm thiết bị cơ điện, đầu máy toa xe, đường ray và bảo dưỡng) đạt khoảng 12%.
- Gói thầu số 4 (hệ thống công nghệ thông tin cho Văn phòng vận hành và bảo dưỡng) dự kiến triển khai cuối năm 2017.
Hữu Công
Theo VNE
Robot 300 tấn sắp đào hầm tuyến metro của Sài Gòn
Dài 70 m và nặng 300 tấn, Robot TBM được mệnh danh "quái vật" sẽ xuyên lòng đất đào hầm metro tuyến số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) bằng công nghệ lần đầu áp dụng tại Việt Nam.
Ngày 24/5, họp về tiến độ thi công metro của TP HCM, Giám đốc Ban Quản lý dự án xây dựng tuyến đường sắt đô thị số 1 Dương Hữu Hòa cho biết, hai hôm nữa Robot TBM bắt đầu đào đường hầm dài 781 m, kết nối với đoạn đang thi công đào hở ở hai đầu nhà ga Nhà hát thành phố và Ba Son
"Liên danh nhà thầu Shimizu - Maeda (Nhật Bản) và nhà thầu thi công gói thầu 1b đang ráo riết chuẩn bị để vận hành robot khoan ngầm theo phương pháp đào khiên (TBM). Đây là công nghệ tiên tiến, lần đầu được áp dụng tại Việt Nam", ông Hòa nói.
"Quái vật" TBM sẽ xuyên lòng đất để đào hầm metro. Ảnh: FECON.
Robot TBM được sản xuất tại Nhật, trị giá khoảng 4 triệu USD, được chuyển về Việt Nam hồi đầu năm. Nó dài 70 m, nặng 300 tấn, có khả năng đào đất an toàn và tạo ra vách tường của hầm dưới độ sâu 17 m.
TBM thực chất là máy khoan nằm ngang, gồm một ống thép dài nhiều kích cỡ, có đường kính bằng đường kính hầm, đủ để chứa thiết bị máy móc hay công nhân vận hành. Đầu ống là khiên đào có gắn các mũi cắt, động cơ làm quay tròn để cắt đất.
Sau khi đào từng đoạn ngắn, vỏ hầm (là các tấm bêtông cốt thép lắp ghép) được thi công ngay. Máy khoan đi đến đâu, vỏ hầm được lắp ghép đến đó để tránh sạt lở lớp đất, đá phía trên.
Vừa qua, hai nhà ga ngầm của tuyến metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên là ga Nhà hát thành phố và ga Ba Son (gói thầu 1b) thi công theo phương pháp đào hở. Còn đoạn đường hầm dọc bên hông Nhà hát thành phố, đi theo đường Nguyễn Siêu, dài khoảng 781 m sẽ được khoan bằng robot này.
Công nghệ khoan TBM lần đầu được áp dụng tại Việt Nam. Ảnh: FECON.
So với các phương pháp đào hầm thông thường, phương pháp khoan TBM được cho là giảm thiểu tối đa ảnh hưởng giao thông, ít chiếm dụng diện tích hay ảnh hưởng tới các công trình xây dựng xung quanh.
Do có thể thu gom và vận chuyển đất sau khi đào, phương pháp này ít gây bụi, rung chấn và tiếng ồn so với các phương pháp đào hầm kín khác. Các chuyên gia đánh giá đây là phương pháp thi công thân thiện với môi trường.
Dự án Metro Bến Thành - Suối Tiên có tổng vốn 2,49 tỷ USD (hơn 47.000 tỷ đồng) được khởi công tháng 8/2012. Dài gần 20 km, tuyến đi qua các quận 1, 2, 9, Bình Thạnh, Thủ Đức (TP HCM) và huyện Dĩ An (Bình Dương).
Trong đó 2,6 km đi ngầm (3 nhà ga) và hơn 17 km trên cao (11 nhà ga). Công trình dự kiến đưa vào khai thác năm 2020.
Hữu Công
Theo VNE
Tuyến metro số 1 của TP HCM nguy cơ chậm tiến độ Trung ương chậm chi vốn ODA khiến thành phố nợ các nhà thầu thi công tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) hơn 1.300 tỷ đồng, dẫn đến khả năng dự án bị chậm. Ngày 27/4, ông Lê Nguyễn Minh Quang - Trưởng Ban Quản lý đường sắt đô thị TP HCM - cho biết, hiện số tiền nợ nhà thầu...