21 tuổi thủ dâm từ lớp 8 có bị vô sinh?
Em hiện là sinh viên, 21 tuổi, thủ dâm đến nay đã được 7 năm và còn coi phim đen nữa. Em biết điều này không tốt nên đã bỏ được một thời gian.
Cho em hỏi là tại sao khi em học tập mà căng thẳng hay chơi thể thao quá sức là khi ngủ tự động xuất tinh kèm theo đó là sự thoáng qua của hình ảnh mát mẻ. Điều này khiến em rất khó chịu. Em cũng sợ có khi nào do trước đây em thủ dâm nhiều quá nên giờ sức khỏe sinh sản yếu, dẫn đến vô sinh không?
Hơn nữa, em đã có bạn gái. Mặc dù khi cạnh cô ấy, em không nghĩ gì về tình dục, nhưng cậu nhỏ của em cứ cương cứng và có chất nhầy. Có phải do em xem phim nhiều quá nên dễ bị kích thích không? Có cách nào khắc phục không vậy. Xin cho em lời giải đáp. Em chân thành cảm ơn! (Nguyễn Phan).
Trả lời:
Nguyễn Phan thân mến!
Thông thường khi các bạn trai đến tuổi dậy thì, do có sự thay đổi về nội tiết nên cơ thể phát triển mạnh, kèm theo thay đổi tâm sinh lý. Nhu cầu sinh lý tăng đến mức cần được giải tỏa, thì việc “tự sướng” là hoàn toàn bình thường. Nó giúp cơ thể “hạ nhiệt” và lấy lại thăng bằng. Nếu việc “tự sướng” thực hiện một cách có giới hạn và phù hợp với tình trạng sức khoẻ của cơ thể thì không có gì đáng lo ngại. Nhưng nếu “tự sướng”quá nhiều có thể khiến cho cơ thể mệt mỏi, suy nhược, thiếu tập trung và ảnh hưởng tới đời sống tình dục sau này.
Video đang HOT
Ảnh minh họa
Trong trường hợp của em, việc từ bỏ được thói quen “tự sướng” khi bước qua tuổi dậy thì là điều đáng mừng. Còn hiện tượng “xuất binh” khi ngủ và mơ thấy hình ảnh “mát mẻ” thường được gọi là mộng tinh – hiện tượng sinh lý bình thường của XY. Mộng tinh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng thường gặp nhất ở tuổi dậy thì và giảm dần hoặc hết khi có bạn tình. Về mặt sinh lý học, cả hành vi “tự sướng” và mộng tinh nếu trong giới hạn thì không có gì ảnh hưởng tới sức khoẻ sinh sản và không phải là nguyên nhân gây vô sinh.
Hiện tượng “cậu nhỏ” đôi khi “bướng bỉnh” và có tăng tiết chất dịch khi gần “đối tác” cũng là điều bình thường, đấy là do trạng thái cơ thể quá nhạy cảm. Như vậy, với trường hợp của em thì không có gì đáng lo ngại cả. Điều quan trọng của em bây giờ là hãy thực hiện một chế độ độ ăn uống, làm việc và nghỉ ngơi hợp lý. Nên tham gia các môn thể thao nhóm (bóng đá, bóng rổ, cầu lông, bóng bàn,…) và các hoạt động xã hội. Ngoài ra, cần cố gắng tránh các suy nghĩ liên quan tới hoạt động “xxx” và tránh xem các tranh ảnh, phim khiêu dâm, đặc biệt là trước lúc đi ngủ.
Nói chung, có một lối sống tích cực, khoa học sẽ giúp em có được sức khoẻ tốt và thoát khỏi tất cả các vướng mắc từng gặp.
Chúc em vui khoẻ!
Thạc sĩ, bác sĩ Thanh Hà
Theo VNE
Ước mơ 'hết mình' của học trò lớp 8
Với giọng văn đôi chỗ "già" trước tuổi, Lê Trung Kiên, lớp 8, trường THCS Nguyễn Du, TP.HCM đã lập trình ước mơ nghề nghiệp tương lai mà ít học sinh cùng trang lứa nghĩ được.
Ẵm giải nhì cuộc thi "Rọi sáng ước mơ" - bài dự thi của Lê Trung Kiên (học sinh lớp 8/1 Trường THCS Nguyễn Du, Q1.TP.HCM) đã chiếm được cảm tình của các cô giáo.
Dưới đây là bài viết của Kiên:
Mọi người khi còn nhỏ đều có một ước mơ. Tôi cũng vậy. Khi năm tuổi, có người mơ ước được bay lượn, muốn làm những điều viễn tưởng ngây thơ như trong truyện thần tiên. Khi lớn hơn, những ước mơ này có khi là động lực cho khuynh hướng nghề nghiệp sau này. Ở tuổi "tin" đôi lúc những ước mơ này khiến các bạn trẻ có định hướng và muốn được trở thành bác sĩ, kĩ sư, nhà khoa học... Khi còn bé tôi cũng từng muốn làm kiến trúc sư như bố tôi hay làm doanh nhân thành đạt nhưng rồi sau đó tôi lại thấy mình thích nhất là làm nhà khoa học. Vì vậy, nghề nghiệp tương lai mà tôi ao ước là nhà khoa học, muốn đi theo bước chân của những khoa học gia vĩ đại của con người. Vì sao tôi lại chọn nghề này, một nghề mà đối với hầu hết mọi người cho rằng là khó khăn, khô khan? Đơn giản vì nghề này xuất phát từ niềm đam mê khoa học của tôi. Khoa học đến với tôi khi tôi còn nhỏ. Ngày tôi mới bốn, năm tuổi, bố tôi cho tôi đọc nhiều sách hình. Thế là những hình ảnh huyền diệu của thế giới dưới đại dương với màu sắc lung linh hay vẻ đẹp sâu thẳm của vũ trụ đã hớp hồn tôi và đã làm trỗi dậy niềm đam mê khoa học ẩn trong tuổi thơ nhỏ bé của tôi. Sau này, nhờ biết đọc và nhờ vốn tiếng Anh học hỏi ở trường tôi tự tìm hiểu sâu vào khoa học thông qua "internet". Tôi tự đọc các loại sách bách khoa, tự lên mạng tìm hiểu hầu như cái gì cũng tò mò muốn biết. Tôi cũng hỏi cha mẹ, chơi với những người bạn biết nhiều về khoa học và cùng họ tìm hiểu sâu vào khoa học. Tôi cảm thấy việc tìm hiểu khoa học trở thành sở thích của tôi.
Ảnh minh họa
Tôi thường chọn các chương trình khoa học trên ti vi như Discovery Chanel để giải trí và cung cấp thêm kiến thức. Khi học tiểu học, các kiến thức này không cần thiết lắm, nhưng khi lớn lên và học bậc học cao hơn - các kiến thức này trở nên hữu hiệu và chúng giúp tôi đỡ phải đi học thêm, giảm bớt áp lực học tập. Tôi cũng muốn phát triển con người, muốn xây dựng nền khoa học của con người. Gần đây, khi tôi đọc một trang mạng chuyên dự đoán tương lai (cũng là một ngành khoa học), tôi cảm thấy hứng thú hơn khi thấy những gì con người sẽ đạt được trong tương lai như: thành phố tự động, công nghệ dưới kích thước hạt nhân du hành giữa các vì sao... thực sự là những thành tựu siêu việt về công nghệ. Chúng lại càng làm tôi hứng thú và đam mê nhiều hơn với khoa học. Đó cũng là nguyên nhân cho tôi muốn làm nhà khoa học. Khi tôi tìm hiểu về các nhà khoa học như Anh Xtanh, Ma-ri Cu-ri, Niu-tơn... tôi thấy họ có những đóng góp khoa học vĩ đại vô cùng, thậm chí còn thay đổi những quan điểm của người xưa về khoa học. Mỗi một nhà khoa học đều có một đức tính riêng như Niu-tơn rất nghiêm túc, Ma-ri Cu-ri có nghị lực, kiên trì và không màng danh lợi nhưng họ đều có một mục đích: khoa học là vì con người. Tôi nghĩ đi nghĩ lại: muốn làm một thiên tài phải có đức tính tốt, phải có nghị lực kiên trì mới làm được chứ không chỉ thông minh là đủ như tôi hay nghĩ. Đúng như câu nói nổi tiếng của E-đi-xơn: Thiên tài là 99% là nước mắt và mồ hôi và 1% là thông minh sáng tạo. Câu nói đó thật sự có ý nghĩa và là bài học cho tôi. Khoa học cũng mở ra con đường để giúp đỡ các quốc gia nghèo đói và thiếu nước sạch ở Châu Phi. Thoạt đầu thật buồn cười khi ông Bill Gates bỏ ra kinh phí hàng trăm triệu đô la để cho các nhà khoa học và các nhà thiết kế nghiên cứu phát triển các nhà vệ sinh không cần nước. Điều kiện nghe thật buồn cười phải? Nhưng ai cũng biết cái gì bây giờ không thể thì thời gian sau (gần hay xa) cũng trở thành có thể. Nếu nghiên cứu này thành công thì các nước như Ấn Độ, Pakistan, Châu Phi và một số nơi thiếu nước sạch ở Việt Nam sẽ được thụ hưởng rất nhiều thành quả này và những bệnh dịch do thiếu vệ sinh sẽ giảm rất nhiều như bệnh dịch tả. Tôi cũng nghĩ rằng mình phải học thật tốt các môn như Tiếng Anh, Toán và Khoa học. Môn Tiếng Anh sẽ giúp và mở đường tra cứu các kiến thức uyên thâm qua sách vở và các phương tiện truyền thông khác. Tôi nghĩ sẽ phấn đấu học thật tốt để có thể theo học một ngành khoa học-kĩ thuật ưa thích. Môn Toán rất cần thiết trong khoa học vì nghiên cứu chúng phải có toán. Vì vậy nên tôi cố gắng học toán thật tốt. Toán là chìa khoá quan trọng để giải quyết vấn đề. Vẫn là trang mạng chuyên về thời tương lai đó, khi đọc, tôi thấy thực sự bất ngờ khi trong tương lai, khoảng năm 2190, trên thế giới, giáo dục, công nghệ và xã hội đã thay đổi đáng kể do ảnh hưởng của khoa học: một đứa trẻ mười tuổi có thể nói lưu loát về cơ học lượng tử và làm việc trong các tàu du hành liên vì sao. Năm 2200, nhờ sự kì diệu của khoa học, nhân loại đã đẩy lùi đói khát, bệnh tật và nghèo khổ, thậm chí phục hồi hơn 30 triệu loài đã biến mất trong suốt lịch sử thăng trầm của Trái Đất. Tôi hiểu rằng làm nhà khoa học không phải là nghề gặt hái ra tiền như các nghề khác. Cũng như nghệ thuật, khoa học là để phục vụ cho đời sống của con người. Khoa học và trí tuệ là sức mạnh của con người mà một ngày nào đó chúng sẽ là công việc chính của con người. Tôi chỉ mong khi được làm nghề này, tôi sẽ làm được một khám phá hay phát minh gì đó giúp ích cho nhiều người. Tôi mong muốn khoa học sẽ mang đến hạnh phúc cho con người, mở mang một chân trời mới và kho kiến thức vô bờ bến của con người. Do ảnh hưởng lớn của khoa học trong tương lai, cơ cấu thế giới sẽ như biểu đồ trên vào năm 2050. Thế giới vào 2200. Khoa học chiếm phần lớn sức mạnh của con người như hình ảnh minh họa trên đây. Qua bài viết trên, tôi hy vọng mình sẽ cố gắng học tập và rèn luyện bản thân thật tốt. Muốn làm nhà khoa học phải có mục đích, có nghị lực và quyết tâm mới làm được. Tôi hy vọng rằng các bài học tôi nói như trên sẽ động viên các bạn yêu thích khoa học. Tôi sẽ phấn đấu hết mình để làm nhà khoa học.
Lê Trung Kiên (học sinh lớp 8/1 Trường THCS Nguyễn Du, TP.HCM)
Theo TTVN
Bị bạn trai "đá", nữ sinh cấp 2 gọi bạn hỗn chiến Chỉ vì bị bạn trai cùng lớp "chia tay", một nữ sinh lớp 8 đã gọi nhóm thanh niên đến đánh dằn mặt đã gây hỗn chiến làm 3 người trọng thương. Ngày 16/9, công an quận 12-TP.HCM cho biết đang tạm giữ hai đối tượng Trương Hoài Phong (16 tuổi) và Bùi Hoàng Phú (15 tuổi, cùng ngụ quận 12) để điều...