21 tuổi Cô đơn hay Hạnh phúc?
Là cô đơn – chọn cách sống gửi trọn nhiệt huyết vào đam mê hay là hạnh phúc – thứ tình cảm với sức mạnh bất diệt chớm nở của tuổi thanh xuân? Bạn chọn cách sống nào cho tuổi 21 của mình
Khi mà cái thời công nghệ nó chi phối con người thì giây phút quay quần bên gia đình như vơi đi từng giờ, thay tiếng cười bằng khoảng lặng cho việc mẹ tám facebook, bố chơi game. Đó là cách sống mà cô dần tự hỏi: Là cô đơn hay hạnh phúc?
Tuổi 20 trôi qua để lại khoảng trống trong tim, dường như cô đã không thể nhận ra rằng cô đơn là thói quen hay là cái đích mà cô hướng tới. Tự cho rằng cuộc sống cô vốn đủ bận rộn với hoài bão, với đam mê, sẽ không còn chỗ cho trái tim lạc nhịp. Nhưng sâu trong lòng, cô hiểu cô cũng khát khao cái hạnh phúc của tình yêu, của sự rung động chân thành và trong sáng nhất.
Sợ hạnh phúc là liều thuốc độc khiến cho cô mãi không chịu tỉnh giấc (Ảnh minh họa)
Sinh viên năm ba, Cô sẽ đi qua quãng đường đại học, sắp đến lúc cô từ sự bao bọc chở che của bố mẹ để vươn ra thế giới với đầy rẫy gai góc. Hành trang cô mang theo nên là cô đơn hay hanh phúc. Sợ hạnh phúc là liều thuốc độc khiến cho cô mãi không chịu tỉnh giấc. Tuổi 21, tuổi mà cô phải bắt đầu sống thực tế hơn và cũng là lúc cô cần học cách sống của người trưởng thành. Nhưng cô đơn liệu có phải liều thuốc tốt? Là con người, ai cũng có những phút yếu lòng, nhất là cô – người con gái mang trong mình trái tim mỏng manh dưới bề ngoài mạnh mẽ. Bạn biết đó, mạnh mẽ mãi đâu được, gồng mình mãi đâu xong, phút giây tưởng chừng như đổ ngã đó liệu bên cạnh có một bờ vai âu cũng tốt hơn một mình.
Video đang HOT
Hành trang cô mang theo nên là cô đơn hay hanh phúc. (Ảnh minh họa)
Nhưng có lẽ khi ta càng lớn, thì cũng lúc bận rộn vây quanh ta, quay ta vào guồng mà vắt đi sức trẻ, sức khỏe của tuổi thanh xuân. Đó cũng là lúc ta quên đi những thứ vốn dĩ quen thuộc. Và đó cũng chính là lý do sinh nhật càng trở nên xa xỉ với một số người – trong đó có cô. Con người vốn suy nghĩ lạc quan đó, đứng trước ngưỡng cửa tuổi mới bổng trở lên mệt mỏi và sợ hãi cho tương lai. Cô sợ, sợ đến một lúc nào đó, cô cũng quên đi những giá trị truyền thống, rồi như bây giờ cô cô đơn dưới cái bề ngoài của hạnh phúc.
Và dù cô có sợ nhưng cô hiểu. Thời gian không chờ người và lựa chọn luôn là con dao 2 lưỡi. Vậy nên tuổi 21 cô đuổi theo đam mê, đuổi theo những dự định tương lai mà để trống hạnh phúc lấp bằng cô đơn. Hãy cứ để nhiệt huyết sục sôi, hãy cứ để đam mê trỗi dậy rồi ta sẽ nhận ra hạnh phúc hay cô đơn sẽ không còn là ranh giới đáng sợ.
Theo Blogtamsu
Vợ mãn kinh, chồng hồi xuân: Bạo lực gia đình
Bước vào độ tuổi từ 48-53 chị em phụ nữ thường rơi vào tình trạng thay đổi nội tiết tố, dấu hiệu của chứng tiền mãn kinh. Trong khi đó, người chồng lại đang ở độ tuổi hồi xuân.
Gợi ý chồng đi giải quyết bên ngoài
Chúng tôi gặp bà Phan Thị Minh trú tại Đê La Thành, Đống Đa, Hà Nội ở phòng khám sản khoa Trung tâm y tế lao động Thái Hà, Hà Nội. Bà Minh năm nay 49 tuổi, chồng bà 56. Thời gian gần đây bà cảm thấy hay chóng mặt, bốc hỏa, đứng lên ngồi xuống mặt mày tối sầm lại. Có lần, bà quỵ ngã vì ngồi nhặt rau xong mang rau đi rửa.
Điều bà Minh lo ngại nhất là mỗi tháng bà có đến 2 chu kỳ kinh nguyệt trong khi ngày trước chu kỳ kinh nguyệt của bà là 33 - 38 ngày. Trong chuyện khó nói, bà Minh khốn khổ khi nhu cầu tình dục của bà giảm mạnh còn chồng bà lại đang vào độ tuổi hồi xuân, nhu cầu của ông lớn. Mỗi tuần ông đòi chăm chỉ gần vợ 2, 3 lần.
Chồng bà Minh làm công tác xa nhà, hai năm nay ông mới được điều về Hà Nội. Việc không chiều được chồng luôn khiến bà Minh day dứt. Có nhiều lần, bà gợi ý chồng có thể đi giải quyết nhu cầu bên ngoài để ông đỡ thiệt thòi. Tuy nhiên chồng bà Minh là cán bộ nhà nước nên ông luôn lo sợ ảnh hưởng đến tiếng tăm.
Nhiều lần, chồng bà đi làm về ông cố gắng làm hết công việc cho vợ chỉ mong được vợ "chiều" nhưng bà đành đầu hàng. Việc rối loạn kinh nguyệt, mất ngủ khiến bà Minh lo lắng. Bà vào BV Bạch Mai chiếu chụp phòng ngừa ung thư nhưng không có dấu hiệu của bệnh khác. Các bác sĩ ở đó cho rằng bà đang ở giai đoạn tiền mãn kinh, các dấu hiệu của cơ thể có sự thay đổi.
BS Lê Thị Kim Dung
BS Lê Kim Dung cho biết phụ nữ ở tuổi của bà Minh hầu như ai cũng bị các triệu chứng giống của bà. Có nhiều phụ nữ đến than thở với bà rằng họ đang khốn khổ khi phải trốn chồng vì cứ đến đêm là chồng đòi hỏi trong khi vợ không làm ăn gì được.
Cãi nhau với chồng chỉ vì tiền mãn kinh
Bác sĩ Dung kể trường hợp của một bệnh nhân tên Liên trú tại tập thể Thành Công, Hà Nội. Khi đến khám bệnh bà ấy không dám cho ai biết mà đi trộm chồng. Ngày xưa, hai vợ chồng không bao giờ cãi nhau nhưng khoảng hai năm trở lại đây đời sống vợ chồng bị trục trặc vì bà bước vào tuổi mãn kinh.
Dù có con rể sống cùng nhà nhưng cứ đến tối là người chồng lại chửi vợ, cho rằng bà đi làm rồi cặp với người khác. Thậm chí, có hôm bà khéo léo chờ ông ngủ say mới dám lên giường vẫn bị ông chửi. Mỗi lần bố mẹ vợ cãi nhau, vợ chồng trẻ không hiểu gì nhưng bà Liên cũng thấy xấu hổ.
Nhiều lần bà bày tỏ với chồng, lúc ông ấy không có khí thế chuyện ấy thì chẳng nói gì nhưng cứ khi nào có chén rượu hay muốn được gần vợ mà bà không chiều là ông chửi.
BS Lê Kim Dung cho biết có đến có tới 70-80% phụ nữ trong thời kỳ tiền mãn kinh bị rối loạn kinh nguyệt, mệt mỏi, mất ngủ, giảm nhu cầu tình dục... nhưng đa số họ, nhất là những người ở nông thôn, thường chấp nhận sống chung với những trục trặc này mà không biết bác sĩ có thể giúp họ cải thiện.
Ở độ tuổi 45 - 50 ở nữ giới tuyến nội tiết bắt đầu suy yếu, lượng hormone sinh dục (estrogen và progesteron) giảm dần, khả năng sinh sản giảm. Triệu chứng như chóng mặt, bốc hỏa... Bà Dung kể có những bệnh nhân khi đến phòng khám họ đã bị chứng rối loạn tiền mãn kinh cả chục năm.
Các dấu hiệu của tiền mãn kinh ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống. Để cải thiện tình trạng đó các bác sĩ cho dùng các loại hormone thay thế. Tuy nhiên thuốc nào cũng có 2 mặt tác động xấu và tốt vì vậy trước khi dùng các loại hormone thay thế người ta phải kiểm tra hết các cơ quan có liên quan để loại trừ các yếu tố nguy cơ, phải theo dõi định kỳ để phát hiện những bất thường. Nhiều người khi sử dụng thuốc thấy tác dụng phụ sợ không dám dùng tiếp.
Theo VNE
Nỗi khổ người đồng tính kết hôn vì chữ hiếu "Run sợ", "ớn lạnh", "tránh như tránh hủi"... là những từ người đồng tính đã lập gia đình hay nói khi nhắc đến vợ/chồng mình, nhắc đến nỗi sợ khi phải kết hôn cho thuận lòng cha mẹ. Vừa có sự nghiệp khá vững vàng ơ Hà Nội, anh An (30 tuổi, quê Thanh Liêm, Hà Nam) lại vừa co hình thức cao...