21 câu hỏi để hiểu hôn nhân của bạn có hạnh phúc không
Nếu trong đầu bạn càng ngày càng xuất hiện nhiều suy nghĩ về việc có nên tiếp tục hay đã đến lúc phải tự tin nói ‘chả cần, thì bài viết này dành cho bạn.
Trong một cuộc hôn nhân lý tưởng, hai người nên thẳng thắn với nhau, tin tưởng vào nhau, biết nhường nhịn nhau, có chung quan điểm sống. Và dĩ nhiên, thỉnh thoảng biết làm cho nhau ấm áp bởi những cái ôm nhẹ nhàng.
Nhưng, không may, cuộc sống không phải là một cuốn sách về tâm lý, và nhiều cuộc hôn nhân hoàn toàn khác với hình ảnh lý tưởng. Sau đây là 21 câu hỏi giúp bạn xác định những cảm xúc ấn tượng và mơ hồ về mối quan hệ của bạn để có thể tự tin nói rằng bạn có còn cần nó nữa hay không. Bạn có thể ghi lại câu trả lời, và kiểm tra lại một lần nữa sau một thời gian để định hướng cho hôn nhân của mình.
1. Sự chân thành
1. Bạn có thể nói với người ấy mọi vấn đề? Bạn có sợ rằng mình bị coi thường trong câu trả lời hay thậm chí, người ấy chẳng nghe bạn nói hay không?
2. Người ấy có thể kể cho bạn biết những vấn đề của mình hay không? Bạn có chắc chắn rằng bạn sẽ làm người ấy tổn thương bằng phản ứng của bạn?
3. Bạn và người ấy có thể thảo luận cùng nhau về những vấn đề của hôn nhân không?
4. Bạn có chắc chắn rằng cuộc thảo luận về các vấn đề chung sẽ không leo thang thành một cuộc cãi vã?
5. Bạn có thừa nhận với người ấy những cảm xúc ấm áp dành cho nhau? Bạn có thành thật khi làm việc đó không?
2. Sự tin tưởng
1. Nếu vợ/chồng bạn về trễ giờ ăn tối, bạn có tin rằng người ấy đang ở nơi làm việc không?
2. Bạn có nói với người ấy rằng bạn đang làm gì, ở đâu và với ai không?
3. Bạn tin tưởng hoàn toàn vào người ấy trong những lĩnh vực nào? Trong những lĩnh vực nào người ấy hoàn toàn tin tưởng bạn?
4. Có vấn đề nào bạn không tin tưởng người bạn đời? Trong những vấn đề nào người ấy không tin tưởng bạn?
3. Sự nhường nhịn
1. Bạn thường nhường nhịn người ấy khi cãi vã?
Video đang HOT
2. Người ấy thường đối đầu với bạn khi cãi nhau?
3. Bạn có thường nhường ngay cả khi người ấy hoàn toàn sai lầm để tránh một cuộc cãi vã? Người ấy có làm như vậy khi bạn sai không?
4. Bạn thường bị mất bình tĩnh trong khi tranh luận? Người ấy thường tức giận khi tranh luận với bạn?
5. Đã có bao nhiêu lần cãi vã giữa bạn và người ấy trong tháng vừa qua? Có bao nhiêu cuộc nói chuyện kết thúc bằng cãi vã?
4. Sự thân mật
1. Bạn có hài lòng với một cuộc sống tình dục với người ấy?
2. Các bạn có thường xuyên ôm nhau hay hôn?
3. Khi đi bộ, các bạn có nắm tay / ôm / khoác tay? Nếu các bạn không đụng chạm nhau, thì điều đó là luôn luôn như thế (vì cả hai bạn đều thích vậy), hay các bạn đã không chạm vào nhau từ khi khởi đầu những vấn đề trong hôn nhân?
5. Sự thống nhất các quan điểm
1. Quan điểm của các bạn về việc có con có trùng khớp không? Nếu có, các bạn có nhất trí với nhau về việc muốn có bao nhiêu con và vào độ tuổi nào?
2. Quan điểm về việc chia sẻ thời gian bên nhau có trùng khớp không? Nếu không, bạn sẽ làm gì: làm những gì một trong hai người thích, hoặc ai làm việc nấy?
3. Bạn có thể dành thời gian với bạn bè riêng của mình không?
4. Bạn biết ơn người ấy về điều gì? Bạn có nói với anh ấy về lòng biết ơn của bạn? Bạn nghĩ người ấy cần phải biết ơn bạn về điều gì mà người ấy không biết?
Chìa khóa để giải đáp các câu hỏi
Nhiệm vụ của bài kiểm tra không phải là đưa ra phán quyết cho cuộc hôn nhân của bạn mà là để giúp bạn hiểu liệu mối quan hệ của bạn và người ấy có thực sự tốt hay không. Vì vậy, bạn sẽ phải đưa ra câu trả lời của riêng bạn dựa trên một số điều cần làm rõ.
Sự chân thành. Mong muốn về sự chân thành không có nghĩa là bạn phải biết hết những bí mật cá nhân của nhau, xóa mật khẩu khỏi tất cả các tiện ích và nhắc nhở nhau suốt ngày về tình cảm của mình. Điều quan trọng hơn cả là cả hai phải biết rằng họ có thể mở gót chân Achilles của họ cho người kia và sự thẳng thắn, chân thành này sẽ không bao giờ làm họ bị tổn hại.
Tin tưởng. Người ấy của bạn có đáng tin tưởng hay chính bản thân anh ta đã đánh mất nó, chúng ta không biết. Nhưng hãy nhớ rằng sự thiếu tin tưởng từ hai phía là nguồn gốc khổng lồ gây căng thẳng hàng ngày (đôi khi hoàn toàn không có căn cứ). Do đó, trong một mối quan hệ không có niềm tin, không ai thấy hạnh phúc.
Sự nhường nhịn. Khả năng thỏa hiệp là một phẩm chất rất có giá trị trong mối quan hệ. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải hiểu khi nào có thể nhường, còn khi việc này dẫn đến những vấn đề lớn hơn (đặc biệt nếu nó không phải là tranh cãi về việc đi quán cà phê nào, mà là những quyết định sẽ dẫn đến sự thay đổi lớn).
Sự thân mật. Nó không phải là số lần quan hệ tình dục mà vấn đề là số lượng đó có phù hợp với cả hai hay không. Một số nhà tâm lý học gợi ý cho các cặp vợ chồng đang rạn nứt thử lên lịch quan hệ tình dục. Những đụng chạm thân mật là điều không kém quan trọng. Ttheo các nhà tâm lý học, thông qua các sự đụng chạm khác nhau, người ta có thể chuyền cho nhau các cảm xúc của mình.
Sự thống nhất về quan điểm. Nếu bạn và người phối ngẫu của bạn không đồng ý về các vấn đề tương lai và hiện tại của gia đình thì hãy cố gắng thảo luận với nhau. Và hãy nhớ rằng quan điểm và niềm đam mê thay đổi theo thời gian.
Theo Báo Phụ Nữ
"Bận rộn" vốn chỉ là cái cớ cho sự thờ ơ, yêu thương thật lòng không thể thiếu vắng những quan tâm săn sóc
Yêu thương không thể thiếu đi sự quan tâm, săn sóc. Nếu bạn cứ mãi lấy cái cớ bận rộn để biện minh cho sự thờ ơ của mình thì 1 ngày kia bạn sẽ mất người ấy
Chúng ta đang sống trong một thế giới bận rộn nơi con người ta luôn có hàng đống công việc phải hoàn thành mỗi ngày. Thời gian hữu hạn mà danh sách những điều cần hoàn thành lại như kéo dài ra mãi, vậy nên chẳng ai làm chỉ duy nhất một việc trong một khoảng thời gian nhất định.
Chúng ta đều đã luyện thành kỹ năng làm nhiều việc cùng lúc, cảnh tượng một anh chàng vừa uống café vừa tán dóc với bạn bè trong lúc check email công việc hoặc một bà mẹ nói chuyện điện thoại trong lúc lau nhà đồng thời dõi mắt trông chừng nồi canh trên bếp chẳng còn là chuyện gì xa lạ hay đnág ngạc nhiên.
Lý do bạn không nên chấp nhận cái cớ "bận rộn" của "nửa kia"
Omid Safi - chuyên gia phân tích của tờ "On Being" gọi trạng thái không thích rảnh rỗi của con người hiện đại bằng thuật ngữ "căn bệnh bận rộn". Dù thời gian số giờ làm việc của đa số chúng ta thường rơi vào 8 tiếng/ngày kèm theo vô số công cụ tiện ích giúp sắp xếp công việc hợp lý, nhiều người vẫn chẳng có thời gian cho bản thân hoặc cho những người thân yêu.
Đừng lấy sự bận rộn ra biện minh cho sự thờ ơ của mình
Nếu tình trạng này chỉ thỉnh thoảng diễn ra thì không có vấn đề gì nhưng nếu bạn biến nó trở thành một thói quen thì có lẽ tương lai mối quan hệ tình cảm của bạn sẽ trở nên đáng lo ngại. Lần gần đây nhất hai bạn cùng nhau làm một điều thú vị là khi nào? Phải chăng những buổi hẹn hò lãng mạn đã trở thành những buổi tối chỉ nằm lì ở nhà và gắn chặt với chiếc TV? Đừng để sự bận rộn của bạn phá hỏng tình yêu của bạn, hãy nhớ đó không đơn thuần chỉ vì người bạn yêu mà còn vì sợi dây liên kết với chính bản thân bạn nữa.
Dưới đây là lý do tại sao bạn không nên chấp nhận người ấy cứ dùng sự bận rộn như một cái cớ để không quan tâmhay ở bên bạn:
1. Người bận rộn nhất cũng có thể dành thời gian làm điều mình muốn
Một vài loại hình công việc đặc thù như doanh nhân, bác sĩ hay nhân viên bán lẻ thường có yêu cầu cao hơn những nghề nghiệp khác, đặc điểm chung của những người làm ngành nghề này là thường xuyên bận tối tăm mặt mũi và đối mặt với áp lực như "cơm bữa". Thế nhưng, đến cả những người bận rộn ấy cũng vẫn dành thời gian và năng lượng để ở bên gia đình họ, thậm chí còn theo đuổi sở thích riêng.
Bạn rút ra được điều gì từ họ không? Hãy nhớ rằng một người dù có bận rộn thế nào đi chăng nữa, anh ấy/cô ấy vẫn có thể sắp xếp thời gian cho những người quan trọng trong đời mình. Tất nhiên, dù bạn chỉ là một nhân viên bình thường thôi, bạn cũng đã đủ bận rộn với một loạt nhiệm vụ cần hoàn thành trong một ngày.
Nếu đủ yêu thương và quan tâm thì dù bận thế nào, bạn cũng sẽ không để người ấy phải buồn
Thế nhưng, nhiều ông chủ doanh nghiệp vẫn khuyến khích nhân viên của mình nên dành thời gian cho những người thân yêu để tránh cảm giác bị bỏ rơi và cô lập. Đôi khi chỉ một cú điện thoại ngắn, một email chứa vài dòng hỏi thăm hay một bữa trưa nhanh gọn cùng nhau là đủ để nuôi dưỡng và duy trì mối liên kết bền chặt giữa bạn và người ấy. Và nếu bạn đã làm được điều ấy còn chàng/nàng thì chưa thì đây là lúc hai bạn nên ngồi xuống để trò chuyện và hiểu nhau hơn.
2. Công nghệ hiện đại là công cụ hữu hiệu để rút ngắn khoảng cách
Công việc quá bận không liên lạc được hoặc chỉ đơn giản là... điện thoại hỏng chính là cái cớ tốt nhất để "nửa kia" không ngó ngàng gì tới bạn. Tuy nhiên, nếu anh ấy/cô ấy còn "bận" kiểu ấy một lần nữa, bạn hãy nhắc chàng/nàng về số lượng ứng dụng phong phú trên một chiếc smartphone dù nó chạy hệ điều hành Android hay iOS đi chăng nữa.
Các thiết bị điện tử sẽ giúp bạn gián tiếp thể hiện sự quan tâm với "nửa kia" khi bạn không thể ở bên họ
Nếu người ấy không thể gọi điện thoại cho bạn, họ vẫn có thể chọn đi ăn hoặc mua đồ ở một cửa hàng nào đó có kết nối Wifi và gửi một tin nhắn Skype hoặc Facebook, Viber.. cho bạn. Ngoài smartphone, chúng ta còn vô vàn các thiết bị điện tử hữu dụng khác như máy tính bảng, laptop cá nhân và đồng hồ thông minh... để giao tiếp với bất kỳ ai mà họ muốn chỉ trong vòng vài giây.
3. Một mối quan hệ lâu bền cần sự quan tâm dù là nhỏ bé
Chúng ta không sống ở một thế giới lý tưởng, vì vậy chúng ta không thể đòi hỏi mọi thứ đều hoàn hảo. Các cặp đôi vẫn thường xảy ra xích mích vì những lý do "muôn thuở" như thời gian biểu cứ mãi "lệch pha" nhau hay người kia lúc nào cũng "bận". Bạn muốn cuộc tình này dài lâu? vậy bạn chỉ cần nhớ rõ 1 chân lý giản đơn: hai bạn cần tương tác với nhau hàng ngày!
Dù cho ngày hôm ấy có mệt mỏi, căng thẳng đến nhường nào, dù bạn phải đi công tác ở nơi cách xa nửa vòng Trái Đất đi chăng nữa, cũng đừng dành cho người ấy một chút quan tâm nho nhỏ, một vài lời hỏi thăm chân thành. Chẳng cần làm điều gì to tát cả, chỉ cần một tin nhắn điện thoại ngắn gọn, một cú phone chóng vánh hay thậm chí là một lời hỏi han qua Facebook cũng được, hãy để "nửa kia" hiểu rõ bạn không lãng quên hay thờ ơ với họ, dù bận rộn thì tâm trí và trái tim của bạn vẫn có một góc dành cho họ.
Hãy để người đó biết rằng họ luôn có chỗ trong trái tim bạn
Và chắc chắn người ấy đôi khi sẽ đặt công việc làm ưu tiên hàng đầu, bạn cũng chỉ xếp phía sau, thế nhưng điều ấy không có nghĩa rằng họ thờ ơ hay bỏ mặc bạn. Vào thời điểm ấy, đặc thù nghề nghiệp yêu cầu họ phải tập trung 100% trí lực, khi đã hoàn thành họ sẽ tự động liên lạc lại với bạn.Vì vậy, bạn không nên quá sốt sắng và để những suy nghĩ tiêu cực ám ảnh tâm trí.
Ngược lại, nếu bạn đang ở vào "thế bí", bạn cần tạm thời loại bỏ mọi thứ ra khỏi đầu để chạy đua với công việc thì điều ấy có thể thông cảm được. Chúng ta hoàn toàn có thể vừa theo đuổi sự nghiệp vừa nuôi dưỡng sợi dây tình cảm riêng tư, tuy nhiên hãy nhớ trung thực bạn nhé! Bạn muốn học thêm văn bằng y khoa? Hãy chia sẻ mong muốn ấy với "nửa kia". Bạn cần đi công tác dài ngày ở nước ngoài để quảng bá cho việc kinh doanh? Hãy chia sẻ tình huống khó khăn ấy cho chàng/nàng hiểu.
Hãy nhớ: Người thực yêu thương bạn sẽ thấu hiểu và không bắt bạn phải lựa chọn. Ngược lại, hãy dành ra một chút thời gian trong lịch trình bận rộn của bạn để người ấy hiểu rõ họ luôn có vị trí trong tim bạn.
4. Hãy chọn ở bên người biết trân trọng bạn
Đừng cố gắng ở bên một người không muốn dành cho bạn dù chỉ là một chút thời gian. Người ta không muốn bỏ ra dù chỉ là một chút sức lực để trấn an bạn và hàn gắn vết nứt tình cảm sau những cãi vã, vậy thì anh ấy/cô ấy chẳng hề quan tâm đến cảm xúc và những mong muốn của bạn đâu.
Đừng lãng phí thời gian ở bên người không trân trọng bạn
Có lẽ trước kia, người ấy đã từng quan tâm, săn sóc bạn từng ly từng tí, vậy mà vẫn con người ấy giờ đây lại thờ ơ, lạnh nhạt với bạn. Xã hội đổi thay, con người cũng không ngừng thay đổi! Bạn từng là cả thế giới của họ nhưng giờ đây bạn xếp sau nhiều thứ quan trọng khác. Đã như vậy thì bạn còn chần chừ gì mà không buông tay đi? Một con người đến chút thời gian nhỏ nhoi còn tiếc không muốn dành cho bạn thì sao có thể trân trọng bạn và hi sinh cho bạn những thứ lớn lao hơn?
Bạn xứng đáng với những điều tốt đẹp hơn. Thời gian là thứ tài sản quý giá nhất trên đời này, nếu có một người sẵn sàng trao cho bạn thứ của báu ấy thì bạn còn chờ gì mà không bước tới? Ngược lại, chính bạn cũng nên trao vật báu ấy cho những người xứng đáng, đúng không nào?
Theo Emdep
TUỔI THANH XUÂN ai cũng từng có một mối quan hệ khó gọi tên Yêu mà chỉ biết anh học NEU, sắp đi du học, nick facebook... Tình yêu ngay từ khi bắt đầu đã không thể gọi tên, cho đến sau này cũng không thể gọi là duyên số. Câu chuyện tưởng như nhảm nhí buồn cười ấy, hóa ra lại là tâm sự chung của nhiều người về một mối quan hệ không thể gọi...