21 bang Mỹ tăng ca nhiễm nCoV
21 bang Mỹ tăng ca nhiễm nCoV trong bối cảnh tất cả 50 bang đang tái mở cửa và biểu tình đòi bình đẳng chủng tộc vẫn tiếp diễn.
Mỹ ghi nhận hơn hai triệu ca nhiễm và hơn 115.000 ca tử vong, tăng lần lượt 20.653 và 981 trong 24 giờ qua. Tại hạt Yakima, bang Washington, hơn 1.100 ca nhiễm được báo cáo trong tháng 6, trong khi tổng số ca nhiễm ở hạt này khoảng 5.000. Hạt Maricopa thuộc bang Arizona cũng ghi nhận tình trạng tương tự, với 4.000 ca nhiễm trong tháng này, trong tổng khoảng 14.300 ca nhiễm. Bang Alaska tuần này ghi nhận 100 ca nhiễm mới và một ca tử vong do nCoV hôm 9/6. Đây là ca tử vong đầu tiên ở Alaska sau hơn một tháng.
Xu hướng tăng ca nhiễm mới này không đơn thuần do tăng cường xét nghiệm nCoV. Kể từ khi biểu tình nổ ra trên khắp nước Mỹ sau cái chết của người da màu George Floyd, ít nhất 9 bang đã xác nhận số ca nhập viện do nCoV tăng, gồm Texas, California, Arizona, Utah, Arkansas, North Carolina, South Carolina, Oregon và Mississippi.
Người biểu tình đòi công lý cho George Floyd và bình đẳng cho người da màu, ở Washington D.C, Mỹ, hôm 2/6. Ảnh: Reuters.
Giới chức y tế Mỹ nhấn mạnh người dân cần tuân thủ các biện pháp phòng ngừa khi tham gia biểu tình phản đối phân biệt chủng tộc và bạo lực của cảnh sát, liên quan cái chết của Floyd. Người đàn ông da màu này bị sĩ quan Derek Chauvin ghì chết hôm 25/5 sau khi bị khống chế vì liên quan cáo buộc tiêu tiền giả, dù đã nhiều lần cầu xin “tôi không thể thở”. Biểu tình đã lan đến nhiều quốc gia để đòi công lý cho Floyd và đấu tranh bình đẳng chủng tộc.
Video đang HOT
Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát Dịch bệnh Mỹ (CDC) tuần trước cho hay đang theo dõi sát các cuộc biểu tình. Covid-19 rất dễ lây lan khi trò chuyện hay thậm chí chỉ là thở và người mang nCoV có thể lây nhiễm cả khi họ không có triệu chứng. Do đó, các bác sĩ cho biết việc đeo khẩu trang và giữ khoảng cách càng xa càng tốt với người khác là cực kỳ quan trọng.
Giám đốc CDC Robert Redfield hồi đầu tháng này đã đề nghị kiểm tra và xét nghiệm nCoV cho tất cả những người tham gia biểu tình.
Hơn 210 quốc gia, vùng lãnh thổ đã xuất hiện Covid-19, sau khi dịch khởi phát vào tháng 12/2019 ở Vũ Hán, Trung Quốc, khiến hơn 7,4 triệu người nhiễm, hơn 418.000 người tử vong.
Tòa án đặc biệt 'giải cứu' người vô gia cư
Nhận vé phạt 300 USD, John Doe tự hỏi cảnh sát nghĩ gì khi lập biên bản xử phạt người đi ăn xin vỉa hè như mình.
John cầm giấy hẹn nộp phạt trong tay mà không biết sẽ tới tòa án bằng cách nào vì nơi đó cách xa hàng chục dặm. Không có phương tiện đi lại, tiền bạc, nơi ở, hay việc làm ổn định, John không có cách nào để trả số tiền phạt. Anh ta chọn cách thờ ơ với giấy hẹn và ít lâu sau bị bắt giữ vì không trình diện theo triệu tập của tòa.
Với người vô gia cư như John Doe, chỉ một vé phạt về hành vi ít nghiêm trọng (như chiếm dụng vỉa hẻ, say xỉn và tiểu tiện nơi công cộng, cúp vé xe bus,...) cũng đủ khiến cuộc sống rơi vào vòng luẩn quẩn pháp lý, không thể thoát ra. Một khi có tiền sự bị bắt giữ, người vô gia cư sẽ gặp khó khăn rất lớn trong tìm việc làm và nơi ở, từ đó càng khó thoát khỏi cuộc sống "màn trời chiếu đất".
Để giải quyết tận gốc vấn đề thay vì chỉ xử lý phần ngọn, một số địa phương ở Mỹ đã thành lập chương trình tòa án dành cho người vô gia cư để xóa sạch án tích cho những người thật sự muốn làm lại cuộc đời, giúp họ vượt qua rào cản pháp lý trên hành trình hướng tới mục tiêu tự nuôi sống bản thân.
Mỗi tháng, tòa dành cho người vô gia cư mở một lần để giải quyết công việc. Khi tòa làm việc, luật sư bào chữa giới thiệu và trình bày sự tiến bộ của bị cáo vô gia cư trong thời gian vừa qua. Sau đó, thẩm phán sẽ xóa tiền án tiền sự về vi phạm ít nghiêm trọng cho bị cáo, giúp họ có "khởi đầu mới". Thay vì án tù hoặc phạt tiền, thẩm phán áp dụng bản án thay thế như yêu cầu bị cáo tham gia chương trình cai nghiện, xóa mù chữ và kiến thức máy tính, tìm kiếm, đào tạo việc làm, và tham gia công việc tình nguyện.
Để bị cáo thuận tiện đi lại, phòng xét xử của dạng tòa án chuyên biệt này thường được đặt tại cơ sở bảo trợ người vô gia cư trong địa phương. Mỗi phiên xử có đủ sự góp mặt của thẩm phán địa phương, đại diện phòng công tố, thư ký tòa, luật sư bào chữa, cảnh sát hỗ trợ tư pháp,... như phiên tòa truyền thống. Tuy nhiên, cách tổ chức sắp đặt trong phòng xét xử khiến không khí bớt phần nghiêm trọng, giúp bị cáo không có tâm lý sợ hãi, e ngại.
Cách tổ chức sắp xếp của phòng xét xử giảm bớt không khí nghiêm trọng. Ảnh: Nelvin C. Cepeda.
Do tòa dạng này có nguồn lực hạn chế, để được đứng trước tòa án đặc biệt này, người vô gia cư cần thỏa mãn điều kiện nhất định như phải được tổ chức phi lợi nhuận đứng ra bảo đảm, hoặc không phạm tội nghiêm trọng trong 10 năm trở lại. Thường khi được đứng trước tòa, bị cáo đã tham gia chương trình tái hòa nhập cộng đồng của tổ chức phi lợi nhuận được một thời gian. Mỗi bị cáo chỉ được tòa án dành cho người vô gia cư xóa án tích một lần.
Thông qua tòa án dành cho người vô gia cư, sự tôn nghiêm của tòa án vẫn được bảo đảm. Các bị cáo đồng thời được cung cấp dịch vụ phù hợp với nhu cầu và khó khăn riêng. Theo NCSC, tòa dành cho người vô gia cư có tác động tích cực tới bị cáo vì chương trình này trực tiếp xử lý nhu cầu cơ bản của họ, thay vì chỉ "dán băng gạc" để giải quyết tình thế tạm thời.
Tòa án dành cho người vô gia cư được thành lập đầu tiên tại thành phố San Diego, bang California vào năm 1989 rồi sau đó được tổ chức tại một số khu vực khác trong nước Mỹ. Hiện, 10 bang ở Mỹ có chương trình tòa án cho người vô gia cư, bao gồm South Carolina, California, Texas, Arizona, New Mexico, Missouri, Utah, Washington, Colorado, và Michigan.
Cựu luật sư công Steve Binder, người giúp xây dựng tòa án dành cho người vô gia cư đầu tiên, cho biết sáng kiến này đã giúp đỡ hàng nghìn người vô gia cư trong những năm qua, với số lượng cáo trạng bị hủy lên tới hàng chục nghìn.
Theo Steve, hầu hết những bị cáo đều giữ được bản thân sạch tiền án tiền sự sau khi dự tòa án dành cho người vô gia cư. Một số nghiên cứu cho thấy tỉ lệ tái phạm của những bị cáo này ở mức 18%.
Quốc Đạt (Theo NCSC, San Diego Union Tribune)
Theo vnexpress.net
'Siêu thứ Ba' bầu cử Mỹ: Ai sẽ giành ghế ứng viên Đảng Dân chủ? Từ 5 người, cuộc đua giành vị trí ứng cử viên tổng thống của Đảng Dân chủ nhanh chóng trở thành cuộc đua 2 người sau ngày bầu cử Siêu thứ Ba (3/3). Trong số 14 bang tổ chức bầu cử sơ bộ, cựu Phó Tổng thống Mỹ Joseph R. Biden Jr. (Joe Biden) giành chiến thắng ngày Siêu thứ Ba ở Virginia,...