2030 cấm xe máy: Nói thế thôi, thật khó tin
Chỉ có khoảng 30% người được hỏi tin rằng chủ trương cấm xe máy được thực thi thành công trong năm 2030. Ở TP.HCM, có tới 88% người được hỏi không tin cấm xe máy thành công.
TS Vũ Anh Tuấn, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu GTVT Đại học Việt Đức (TP.HCM), nhóm nghiên cứu vừa công bố kết quả khảo sát lấy ý kiến của hơn 1.200 người về chủ trương cấm xe máy vào năm 2030, chỉ có khoảng 30% tin sẽ thực thi thành công.
TP.HCM có tỷ lệ thấp nhất là 12%, khi người được hỏi nhìn vào những hạn chế, bất cập trong quá trình phát triển cơ sở hạ tầng, giao thông công cộng.
“Bài học về chính sách cấm xe máy ở Quảng Châu và nhiều TP của Trung Quốc cho thấy, về lâu dài mục tiêu cấm xe máy để giảm thiểu ùn tắc giao thông, ô nhiễm không khí sẽ không đạt được”, ông Tuấn thông tin.
Chỉ 30% người dân tin sẽ cấm xe máy thành công
Ông Tuấn phân tích thêm, lệnh cấm xe máy sẽ khuyến khích quá trình người dân chuyển sang đi ô tô con diễn ra nhanh hơn. Trong khi đó, tốc độ phát triển hệ thống giao thông công cộng, hạ tầng chưa theo kịp sự tăng trưởng nhu cầu đi lại của người dân, khiến ùn tắc giao thông và ô nhiễm không khí diễn ra trầm trọng hơn.
Theo ông, sự tồn tại của xe máy với vai trò là phương tiện đi lại chủ đạo trong tương lai đến năm 2030 là một thực tế khách quan, bởi trong điều kiện mức thu nhập cá nhân và dịch vụ giao thông công cộng thấp thì xe máy là lựa chọn tối ưu.
Video đang HOT
“Hà Nội và TP.HCM, mặc dù có hệ thống giao thông phát triển, nhưng giao thông công cộng chỉ đáp ứng 8-10% nhu cầu đi lại. Nếu công tác xây dựng mở rộng các mạng lưới đường, tàu điện và xe buýt vẫn diễn ra với tốc độ như hiện nay thì 20 năm tới giao thông công cộng vẫn chưa đáp ứng được”, ông Tuấn phân tích.
Làm gì để người đi xe máy an toàn?
Từ thực tế trên, TS Vũ Anh Tuấn nhận định, cần xây dựng môi trường với các điều kiện thuận lợi cho lưu thông xe máy an toàn, như đưa xe máy vào các chính sách, pháp luật về ATGT; cam kết xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông an toàn…
Phó chủ tịch chuyên trách Ủy ban ATGT quốc gia Khuất Việt Hùng cho rằng, xe máy có vai trò đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích mà xe máy mang lại, những người đi mô tô, xe máy đang chịu rủi ro lớn.
“Trong 9 tháng đầu năm, cả nước xảy ra trên 13.000 vụ TNGT, trong đó 67% số vụ là do người đi mô tô, xe máy gây ra, có gần 90% nạn nhân bị chết, bị thương là người đi loại xe này”, ông dẫn chứng. Do đó, cần tìm kiếm những giải pháp để giúp người đi mô tô, xe máy an toàn hơn trong quá trình tham gia giao thông.
Ông Kawano Toshiya, Chủ tịch Hiệp hội Các nhà sản xuất xe máy Việt Nam (VAMM) cho hay, đơn vị đã thực hiện nhiều hoạt động ATGT đa dạng trên diện rộng, giúp nâng cao nhận thức, cải thiện hành vi tham gia giao thông của cộng đồng.
VAMM cũng tiếp tục cam kết sẽ thực hiện nhiều hoạt động ATGT sáng tạo, mới mẻ giảm thiểu rủi ro cho người đi mô tô, xe máy.
Vũ Điệp
Theo VNN
Đề xuất đổi lộ trình tuyến buýt số 11 ở Sài Gòn vì ế khách
Trung tâm Quản lý giao thông công cộng TP.HCM vừa có tờ trình lên Sở Giao thông Vận tải (GTVT), đề xuất thay đổi lộ trình tuyến xe buýt số 11 vì hoạt động không hiệu quả.
Theo Trung tâm Quản lý giao thông công cộng, tuyến buýt số 11 (có điểm đầu trên đường Hàm Nghi, lộ trình đi qua các phường Thảo Điền, An Phú, An Khánh thuộc quận 2) có lượng hành khách không ổn định, chưa mang lại hiệu quả khai thác tuyến.
Sau khi khảo sát, Công ty cổ phần xe khách Sài Gòn đề xuất Sở GTVT TP.HCM điều chỉnh hoạt động của tuyến buýt số 11.
TP.HCM đề xuất tuyến buýt số 11 sẽ kết nối vào Bến xe buýt Công viên 23/9. Đỗ Loan.
Đơn vị này đề xuất tuyến buýt số 11 sẽ hoạt động theo lộ trình trước đây, không đi qua quận 2; đồng thời kết nối vào Bến xe buýt Công viên 23/9 nhằm ổn định điểm đầu và cuối.
Theo phương án điều chỉnh, tuyến này sẽ đổi tên thành tuyến Bến Thành - Đầm Sen, quãng đường hoạt động dài 8,8 km.
Lộ trình mới được điều chỉnh như sau:
Lượt đi: Công viên 23/9 - Phạm Ngũ Lão - Yersin - Trần Hưng Đạo - Hàm Nghi - (quay đầu tại giao lộ Pasteur) - Hàm Nghi - Lê Lai - Phạm Hồng Thái - Nguyễn Trãi - Nguyễn Văn Cừ - An Dương Vương - Nguyễn Tri Phương - Hồng Bàng - Lý Thường Kiệt - Nguyễn Chí Thanh - Thuận Kiều - Lê Đại Hành - Lãnh Bình Thăng - Ông Ích Khiêm - Hòa Bình - Bến xe buýt Đầm Sen.
Lượt về: Bến xe buýt Đầm Sen - Hòa Bình - Ông Ích Khiêm - Lãnh Binh Thăng - Dương Đình Nghệ - Xóm Đất - Đường 3/2 - Phó Cơ Điều - Nguyễn Chí Thanh - Lý Thường Kiệt - Hồng Bàng - An Dương Vương - Nguyễn Văn Cừ - Nguyễn Trãi - Phạm Ngũ Lão - Đỗ Quang Đẩu - Lê Lai - Công viên 23/9.
Sơ đồ lộ trình tuyến buýt số 11 sau khi thay đổi. Ảnh: TTQLGTCC.
Sau khi điều chỉnh, hành khách tại các phường Thảo Điền, An Phú, An Khánh (quận 2) có thể sử dụng các tuyến xe buýt hoạt động trên Xa lộ Hà Nội, đường Lương Định Của để thay thế tuyến buýt số 11.
Hải Long
Theo Zing
Dùng 1 thẻ, thanh toán đủ loại tàu xe công cộng TP HCM dự tính thanh toán tự động trong giao thông công cộng, từ xe buýt, buýt nhanh, buýt đường sông đến metro Ngày 21-9, Sở Giao thông Vận tải TP HCM đã tổ chức hội thảo "Thanh toán thẻ không tiếp xúc trong giao thông công cộng (GTCC)" để tham khảo cách thức thực hiện từ các TP trên thế giới và...