2020 – năm biến động của ngành công nghệ Trung Quốc
Nằm giữa cuộc chiến của hai cường quốc, nhiều doanh nghiệp công nghệ đã chật vật phát triển vì trở thành mục tiêu trừng phạt của Mỹ.
Ngoài lý do căng thẳng Mỹ – Trung gia tăng, việc Trung Quốc đẩy nhanh khả năng tự chủ các lĩnh vực chiến lược khiến ngành công nghệ nước này trải qua một năm đầy “sóng gió”. Trong năm tới, chính quyền Trung Quốc được cho sẽ còn có nhiều quy định chặt chẽ hơn đối với ngành công nghệ, nhằm duy trì vị thế kinh tế.
Dưới áp lực từ phía Mỹ, chính quyền Trung Quốc trong năm qua đã cam kết đầu tư số vốn khổng lồ – 1.400 tỷ USD, cho ngành công nghiệp chất bán dẫn trong nước, nhằm tăng khả năng tự chủ trong bối cảnh cuộc chiến thương mại và công nghệ ngày càng leo thang.
Nhưng chưa kịp nhìn thấy thành quả nghiên cứu, giữa tháng 12 vừa qua, xưởng đúc bán dẫn tiên tiến nhất của Trung Quốc – SMIC – đã bị Mỹ đưa vào danh sách đen. Chính phủ Mỹ cáo buộc chip do SMIC chế tạo có thể được quân đội Trung Quốc sử dụng. Danh sách còn có hơn 60 doanh nghiệp Trung Quốc khác, tất cả đều bị hạn chế tiếp cận công nghệ Mỹ vì lý do an ninh quốc gia. Hành động này của Mỹ khiến SMIC hãng khó bắt kịp TSMC của Đài Loan.
Trước đó, vào tháng 5, Bộ Thương mại Mỹ cũng đã mở rộng lệnh trừng phạt với công ty Huawei – ngăn cản các công ty sử dụng công nghệ Mỹ bán chip cho “gã khổng lồ” Trung Quốc. Thậm chí chính SMIC, trước khi bị Mỹ liệt vào danh sách đen, cũng cho biết công ty sẽ tuân thủ các quy định của Mỹ và không sản xuất chip cho Huawei.
Huawei ngấm đòn
Dưới áp lực từ các lệnh trừng phạt, Huawei hôm 16/11 đã xác nhận sẽ bán thương hiệu smartphone giá rẻ Honor cho Zhixin New Information Technology – liên minh bao gồm China Digital và một số đơn vị được chính phủ hậu thuẫn với giá 15,2 tỷ USD. Huawei cho biết việc bán Honor sẽ giúp đảm bảo sự sống còn của thương hiệu này.
Bên cạnh đó, Giám đốc mảng thiết bị tiêu dùng của Huawei, ông Richard Yu, đã thừa nhận công ty này có thể sẽ không xuất xưởng thiết bị cầm tay với chip Kirin sau năm 2021, do cạn kiệt nguồn chip dự trữ. Nhà sản xuất thiết bị viễn thông lớn nhất thế giới cũng “sẩy chân” trong quá trình triển khai mạng 5G ở một loạt thị trường toàn cầu trước các cáo buộc của Mỹ rằng Huawei là mối đe dọa an ninh quốc gia.
5G bùng nổ
Tháng 10 năm nay doanh số bán điện thoại 5G ở Trung Quốc đã vượt mốc 20 triệu máy. Thúc đẩy bởi lộ trình triển khai mạng di động thế hệ tiếp theo của Bắc Kinh, các nhà sản xuất điện thoại thông minh nước này trong năm nay đều ra cho mắt các mẫu smartphone hỗ trợ mạng 5G.
Theo công ty theo dõi dữ liệu IDC, trong quý III/2020, thiết bị cầm tay 5G chiếm khoảng 18% trong tổng số 353,6 triệu máy được xuất xưởng trên toàn thế giới. Trong đó, thị trường Trung Quốc chiếm 77%, tiếp theo là Mỹ và Hàn Quốc với lần lượt 7 và 4%.
Trung Quốc quyết tâm đi đầu trong cuộc đua công nghệ 5G – vốn được biết đến là thành phần kết nối cho mọi thứ, từ xe không người lái tới các ứng dụng IOT trong tương lai. Ba nhà mạng hàng đầu của nước này là China Mobile, China Unicom và China Telecom năm qua đều tăng cường triển khai xây dựng trạm gốc 5G, nâng tổng số trạm lên khoảng 700.000.
Năm bất ổn của TikTok
TikTok là ứng dụng đầu tiên của một công ty Trung Quốc đạt được thành công trên thị trường toàn cầu. Tuy nhiên, tương tự Huawei, TikTok cũng bị mắc kẹt giữa căng thẳng ngoại giao của hai quốc gia.
Sau cuộc điều tra của Ủy ban Đầu tư Nước ngoài (CFIUS) nhắm vào thương vụ ByteDance thâu tóm ứng dụng Musical.ly năm 2017. Ngày 14/8, Tổng thống Trump đã ký sắc lệnh yêu cầu ByteDance phải thoái vốn bộ phận TikTok tại Mỹ trong vòng 90 ngày, với lý do lo ngại an ninh quốc gia.
Dưới áp lực của chính phủ Mỹ, ByteDane đã đồng ý bán 12,5% cổ phần cùng quyền quản lý dữ liệu người dùng Mỹ cho Oracle, trong khi đó, Walmart sẽ có 7,5% cổ phần và ByteDance vẫn là cổ đông nhất. Tuy nhiên, mong muốn “bán thân” của ByteDance ngay lập tức bị cản trở sau khi Trung Quốc siết chặt các hạn chế xuất khẩu công nghệ hồi tháng 9.
Tại quê nhà, ByteDance mở rộng mạnh mẽ sang các lĩnh vực mới, như công nghệ giáo dục, thương mại điện tử và ứng dụng doanh nghiệp, tăng cường cạnh tranh với các đối thủ công nghệ lớn.
Video đang HOT
Tham vọng với tiền điện tử
Trung Quốc trong năm 2020 đã đạt được những bước tiến lớn trong cuộc đua tung ra loại tiền kỹ thuật số nội địa đầu tiên trên thế giới. Loại nhân dân tệ điện tử này có tên DCEP (Digital Currency Electronic Paymen), đã bắt đầu được thử nghiệm ở Thâm Quyến, Tô Châu, Thành Đô, và thành phố thông minh Xiong’an, tỉnh Hà Bắc.
Mu Changchun, người đứng đầu viện nghiên cứu DCEP, hồi tháng 10 đã nhấn mạnh vào khả năng “giám sát tập trung” của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc. Ông cũng làm rõ rằng DCEP sẽ không cạnh tranh với WeChat Pay và Alipay, hai ví kỹ thuật số hàng đầu của nước này với hơn 90% thị phần.
Tencent chưa thể yên tâm
Cổ phiếu của Tencent năm 2020 đạt mức cao kỷ lục khi gã “khổng lồ” Internet hưởng lợi từ sự bùng nổ trò chơi do đại dịch gây ra. Tuy nhiên, TikTok lại tiếp tục “dắt tay” siêu ứng dụng WeChat của Tencent vướng vào cuộc chiến công nghệ Mỹ – Trung khi chính quyền Mỹ tìm cách cấm các ứng dụng này với lý do an ninh quốc gia. Cũng cùng lý do này, chính phủ Ấn Độ đã cấm WeChat và đưa hơn 200 ứng dụng Trung Quốc vào danh sách đen sau khi căng thẳng biên giới nổ ra.
Năm tới, Tencent cùng các công ty công nghệ Trung Quốc khác, cũng sẽ phải đối mặt với môi trường quản lý nghiêm ngặt hơn ở quê nhà. Luật chống độc quyền sắp tới của Trung Quốc được nhiều chuyên gia dự đoán sẽ kiểm soát chặt các công ty công nghệ thậm chí chia nhỏ một số công ty quá quyền lực.
Thương mại điện tử trúng đậm
Đại dịch đã thúc đẩy thương mại điện tử tăng trưởng mạnh mẽ. Theo một báo cáo của Trung tâm Thông tin Internet Trung Quốc, tính đến tháng 6, nước này đã ghi nhận hơn 749 triệu người mua sắm trực tuyến, tăng 110 triệu người so với cùng thời điểm năm 2019.
Blogger Zhang Mofan (phải) giới thiệu xoài tươi cho khách hàng và người hâm mộ của cô thông qua Live-stream.
Nắm bắt được nhu cầu tiết kiệm chi phí của người tiêu dùng, JD.com và Taobao đã giới thiệu hàng loạt chương trình giảm giá mới. Trong khi đó, các công ty như Meituan và Pinduoduo nhắm mua sắm hàng tạp hóa trực tuyến khi nhận thấy nhu cầu ngày càng tăng đối với các mặt hàng thực phẩm trong thời kỳ đại dịch. Robot giao hàng cũng được nhiều đơn vị vận chuyển chú ý nhiều hơn.
Bán hàng qua Live-stream đã có một năm nhộn nhịp khi thu hút được hàng loạt tên tuổi tham gia cuộc đua thị phần. Cả Tencent và ByteDance đều đã tận dụng nền tảng nội dung của mình nhằm tham gia vào thị trường này.
Công nghệ AI gây tranh cãi
Năm 2020, một ứng dụng nổi bật của AI – công nghệ nhận dạng khuôn mặt – đã gặp nhiều trở ngại. Nhiều công ty AI của Trung Quốc bị Mỹ đưa vào danh sách đen vì tham gia phát triển tính năng nhận dạng khuôn mặt nhằm theo dõi người dân.
Quyền dữ liệu riêng tư đã được đưa vào chương trình thảo luận của quốc hội Trung Quốc. Theo một nghiên cứu của Comparitech, một số thành phố của Trung Quốc đã thắt chặt các quy định về sử dụng dữ liệu cá nhân phù hợp với các quy định chính phủ. Việc thu thập dữ liệu sinh trắc học ở Trung Quốc đang vấp phải phản đối dữ dội của cộng đồng. Nhiều người đánh giá cao những tiện ích mà công nghệ này đem lại, nhưng cũng bày tỏ lo ngại về việc dữ liệu bị thu thập tràn lan, thiếu bảo mật và có thể bị dùng vào những mục đích xấu.
Xe không người lái sắp thành hiện thực
Một phần quan trọng của cuộc cách mạng AI là công nghệ lái xe tự động. Công nghệ này ở Trung Quốc đã tiến gần hơn tới thực tế trong năm 2020. Tháng 9, đơn vị nghiên cứu xe không người lái của Baidu – Apollo – đã triển khai dịch vụ robotaxi đầu tiên của mình ở thủ đô Bắc Kinh tháng 9 năm nay, sau khi dịch vụ tương tự đã được thử nghiệm ở Hồ Nam và Hà Bắc.
Baidu Apollo đã được các cơ quan chức năng ở Bắc Kinh cấp 5 giấy phép để chạy thử ôtô tự lái tại các khu vực được chỉ định mà không cần người trên xe. Tài xế an toàn trên xe trước đây là yêu cầu bắt buộc đối với xe tự lái ở hầu hết các thành phố của Trung Quốc.
Trong khi đó, công ty khởi nghiệp WeRide cho biết dịch vụ robotaxi của hãng ở Quảng Châu đã có được một lượng khách hàng trung thành, mặc dù hành khách rất muốn mở rộng phạm vi dịch vụ của xe. Tuy nhiên, ở giai đoạn đầu này, chi phí phát triển cao khiến các công ty khó lòng có thể đạt lợi nhuận nhờ dịch vụ robotaxi.
Bốn hy vọng của ngành công nghệ khi Biden nắm quyền
Joe Biden có thể giảm căng thẳng, tạo sự ổn định cho ngành công nghệ, nhưng vẫn còn nhiều dấu hỏi với chính quyền của ông.
Các hãng tin Mỹ xướng tên Biden là tổng thống Mỹ thứ 46 và ông dự kiến lên nắm quyền ngày 20/1/2021. Nhiều doanh nghiệp đang hy vọng ông sẽ thực thi các chính sách giảm căng thẳng với Trung Quốc, đồng thời mang tới sự ổn định rất cần thiết cho ngành công nghệ hiện nay.
Biden tuyên bố chiến thắng hôm 7/11. Ảnh: Reuters .
Dù vậy, vẫn còn nhiều dấu hỏi với Biden, như cách ông sẽ xử lý những gã khổng lồ ngành công nghệ ở Mỹ, khả năng áp dụng chính sách nếu đảng Dân chủ không thể kiểm soát Thượng viện Mỹ... Sau nhiệm kỳ của Tổng thống Donald Trump, các doanh nghiệp có thể chứng kiến bốn dấu hiệu thay đổi lớn nếu Tổng thống đắc cử Biden lên nắm quyền.
Giảm tốc đà tách rời công nghệ Mỹ - Trung
Một trong những hy vọng lớn nhất là Joe Biden sẽ đảo ngược, hoặc ít nhất làm chậm đà tách rời chuỗi cung ứng của Mỹ và Trung Quốc.
Kể từ khi chính quyền Trump đưa tập đoàn Huawei vào danh sách đen năm ngoái, các nhà cung cấp Mỹ mất hàng tỷ USD doanh thu. Những hạn chế nhằm vào TikTok được Washington áp dụng trong năm 2020 có thể gây hại nặng hơn cho ngành công nghệ Mỹ, trong bối cảnh Thung lũng Silicon lo ngại căng thẳng Mỹ - Trung sẽ thúc đẩy Bắc Kinh đáp trả, tạo ra nhiều khó khăn mới cho hoạt động xuyên biên giới của họ.
Các chuyên gia trong ngành cho rằng Biden sẽ không thúc đẩy sự tách rời, thay vào đó là hàng loạt chiến lược mới nhằm đối phó Trung Quốc.
"Tôi nghĩ Biden sẽ tiếp tục cứng rắn với Trung Quốc, nhưng ông ấy sẽ thể hiện suy nghĩ sâu xa hơn và áp dụng nhiều chiến lược trong quan hệ Mỹ - Trung. Cách tiếp cận của Trump, trong đó có tăng cường áp thuế, đã gây thiệt hại cho nhiều doanh nghiệp Mỹ", Orit Frenkel, cựu chuyên gia đàm phán tại Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ, nhận định.
Dù vậy, cạnh tranh công nghệ giữa hai siêu cường vẫn có thể leo thang, khi Mỹ tiếp tục coi đà phát triển của Trung Quốc và sự phụ thuộc của các doanh nghiệp Mỹ vào chuỗi cung ứng là vấn đề an ninh quốc gia.
"Biden có thể đưa thêm chuỗi cung ứng về Mỹ. Đó là một cách giúp tái thiết nền kinh tế. Nhưng ông ấy sẽ không hà khắc như Trump", Darrell West, Phó chủ tịch Viện Brookings có trụ sở tại thủ đô Washington của Mỹ, nêu quan điểm.
Điều sẽ không thay đổi là sự chuyển dịch chuỗi cung ứng khỏi Trung Quốc, được kích hoạt bởi các biện pháp áp thuế và lệnh trừng phạt dưới thời chính quyền Trump. Apple, HP, Dell và Google đã yêu cầu các nhà cung ứng chuẩn bị phương án sản xuất "ngoài Trung Quốc", trong khi nhiều hãng điện tử chủ chốt đang mở rộng nhà máy đến các nước Đông Nam Á, đảo Đài Loan và Ấn Độ.
Simon Lin, chủ tịch Wistron, hãng lắp ráp iPhone và cung cấp thiết bị cho Acer, HP và Dell, tin rằng sự chuyển dịch sẽ kéo dài lâu hơn nhiều so với cuộc chiến thương mại khơi mào nó. "Xu hướng đa dạng hóa khổng lồ này sẽ không thay đổi trong dài hạn", ông nói.
Kế hoạch chuyển dịch nhà xưởng sản xuất của Apple đến Việt Nam và Ấn Độ cũng sẽ được duy trì, dù ai sẽ là ông chủ Nhà Trắng trong 4 năm tới, các nguồn tin am hiểu vấn đề tiết lộ. "Đa dạng hóa các rủi ro là mục tiêu dài hạn. Dự án của Apple ở Ấn Độ sẽ tiếp tục. Nó không thay đổi vì kết quả bầu cử tổng thống Mỹ", một quan chức trong ngành cung ứng cho hay.
Ch ính sách thân thi ện hơn cho nh ân tài nư ớc ngo ài
Biden cũng có thể thu hồi một số chính sách nhập cư mới được thực thi gần đây, vốn gây khó khăn cho hoạt động tuyển dụng và giữ chân nhân tài nước ngoài tại các doanh nghiệp Mỹ.
Một trong những yếu tố quan trọng nhất là chương trình visa làm việc H-1B được các công ty ở Thung lũng Silicon áp dụng để tuyển người nhập cư trình độ cao. Phần lớn visa H-1B được trao cho công dân Trung Quốc và Ấn Độ, nhưng chính quyền Trump đã đình chỉ việc cấp visa này từ hồi tháng 6. Washington sau đó áp dụng nhiều thay đổi lớn, nâng mức yêu cầu với những người xin visa H-1B.
Thái độ đối địch của chính quyền Trump với người nhập cư khiến nhiều lao động ngành công nghệ phải rời Mỹ, dù họ muốn hay không.
"Chúng ta không còn sống ở thập niên 1920. Đây là nền kinh tế toàn cầu và chúng ta phải có sức cạnh tranh. Biden sẽ không gây thêm khó khăn cho quá trình tuyên dụng, do ưu tiên sẽ là giúp các công ty Mỹ duy trì khả năng cạnh tranh toàn cầu", Diane Hernandez, luật gia tại công ty luật Hall Estill, nói và cho rằng chính quyền Biden có thể thay đổi các chính sách lao động nhập cư, bao gồm điều chỉnh chương trình H-1B, trong 4 năm tới.
"Biden có thái độ bảo thủ và tương đối ôn hòa trong những vấn đề với lao động nhập cư", Hernandez nói thêm.
Xem xét các k ế hoạch đầu tư
Thay đổi lãnh đạo Nhà Trắng cũng có tác động lớn với những công ty vướng vào vòng xoáy kiềm tỏa công nghệ Trung Quốc và tái khởi động năng lực sản xuất của Mỹ do Tổng thống Trump khởi xướng.
Trump họp báo tại Nhà Trắng hôm 4/11. Ảnh: Reuters.
Hai tập đoàn công nghệ lớn nhất Đài Loan gồm Foxconn và TSMC đều cam kết đầu tư lớn vào Mỹ dưới thời Trump. Tuy nhiên, lời hứa đầu tư 10 tỷ USD để xây nhà máy sản xuất màn hình và lắp ráp TV khổng lồ của Foxconn tại Wisconsin liên tục bị giảm quy mô, điều mà đảng Dân chủ nhanh chóng tận dụng. Mang công việc sản xuất về Mỹ là một trong những cam kết tranh cử của ông chủ Nhà Trắng, thất bại trong vấn đề này khiến Trump thua Biden tại Wisconsin với tỷ lệ rất sít sao.
TSMC hồi tháng 5 công bố kế hoạch xây nhà máy chip tiên tiến trị giá 12 tỷ USD ở Arizona, bang chiến trường chứng kiến Trump thất bại với chênh lệch số phiếu rất nhỏ.
Chỉ hai tuần trước Ngày Bầu cử ở Mỹ, người sáng lập Foxconn Terry Gou ra thông cáo khẳng định sẽ tiếp tục đầu tư vào Wisconsin bất chấp kết quả bỏ phiếu, với điều kiện "các nhà hoạch định chính sách cấp liên bang, bang và địa phương vẫn duy trì cam kết với Foxconn".
Chiến thắng của Biden đặt ra câu hỏi liệu các điều khoản đầu tư có thể được tái đàm phán trong các dự án này hay không.
Tương tự Foxconn và TSMC, Samsung cũng đầu tư mạnh vào Mỹ dưới thời Trump với một nhà máy thiết bị gia dụng ở Nam Carolina. Khoản đầu tư được công bố chỉ vài ngày trước khi lãnh đạo tập đoàn gặp Tổng thống Trump năm 2017.
Giờ đây, tập đoàn Hàn Quốc có thể có lý do chào đón Biden, dù họ từng giành nhiều lợi thế nhờ cuộc chiến thương mại của Trump. Nhà sản xuất chip và smartphone đã chứng kiến doanh số bán hàng tăng lên khi đối thủ Huawei chật vật đối phó các lệnh cấm của Mỹ, nhưng lãnh đạo Samsung cũng không thật sự yên tâm với những yếu tố khó lường suốt 4 năm qua.
Một quan chức Samsung giấu tên cho biết chính sách ủng hộ tự do thương mại và chủ nghĩa đa phương của Biden có thể giúp tập đoàn phát triển, do hơn 80% doanh thu đến từ các thị trường nước ngoài. "Chúng tôi đã phát triển nhờ toàn cầu hóa trong thương mại. Nhiều hoạt động kinh doanh của chúng tôi dựa vào chuỗi giá trị toàn cầu", người này cho hay.
Thêm ti ền, th êm lu ật
Về chính sách công nghệ nội địa, Biden cam kết đầu tư mạnh vào công nghệ mới trong chương trình nghị sự kinh tế "Buy American". Kế hoạch này dự kiến chi 300 tỷ USD cho các công nghệ tiên tiến, từ phương tiện chạy điện tới vật liệu siêu nhẹ, công nghệ 5G và trí tuệ nhân tạo, những lĩnh vực mà Trung Quốc đang phát triển rất nhanh.
"Tôi tin sẽ có nhiều hỗ trợ cho ngành công nghệ dưới thời Biden. Chúng ta sẽ chứng kiến ngân sách đáng kể cho Quỹ Khoa học Quốc gia hoặc các cơ quan liên bang nhằm hỗ trợ phát triển AI, máy tính lượng tử và sản xuất thông minh. Bên cạnh đó là nhiều nguồn tiền để triển khai mạng 5G", Rob Atkinson, chủ tịch Quỹ Công nghệ Thông tin và Sáng tạo có trụ sở tại thủ đô Washington, nhận xét.
Tuy nhiên, Biden và Phó tổng thống đắc cử Kamala Harris từng nhiều lần công khai chỉ trích các hãng công nghệ, đồng thời kêu gọi áp dụng thêm nhiều biện pháp kiểm soát, đặc biệt với những mạng xã hội khổng lồ như Facebook. Ứng viên Dân chủ cũng đề xuất mức thuế thu nhập liên bang tối thiểu với các công ty như Amazon.
"Biden có nhiều lo ngại về chính sách an ninh mạng, bảo mật cá nhân và nhiều mặt khác. Tôi nghĩ ngành công nghệ sẽ đối mặt với nhiều biện pháp giám sát hơn từ chính phủ nếu ông ấy lên nắm quyền", West nhận định.
Ngành công nghệ Đài Loan giữa 'làn đạn' Mỹ - Trung Các tập đoàn công nghệ Đài Loan ở thế khó khi phải tuân thủ lệnh cấm của Mỹ, nhưng không thể từ bỏ những khách hàng lớn ở Trung Quốc. Mỹ và Trung Quốc đang cạnh tranh vị trí dẫn đầu thế giới về trí tuệ nhân tạo, mạng 5G và nhiều công nghệ tối tân khác. Tuy nhiên, cả hai vẫn phải...