2020 là năm ác mộng của các hãng game Trung Quốc
Vụ việc CEO 39 tuổi của hãng game chết do bị đầu độc là một trong nhiều sự kiện cho thấy sự xáo trộn của ngành game Trung Quốc.
Ngày 25/12, Wang Yue, nhà sáng lập 37 tuổi của hãng game Kingnet bị tòa án Thượng Hải (Trung Quốc) tuyên 5 năm 6 tháng tù vì thao túng giá cổ phiếu. Trong cùng ngày, nhà sáng lập hãng game Yoozoo, Lin Qi, qua đời ở tuổi 39 nghi bị đồng nghiệp đầu độc.
Chỉ trước đó một tuần, Wang Jian, Chủ tịch Zhejiang Jinke Culture, công ty sở hữu nhóm phát triển dòng game Talking Tom Cat , bị cảnh sát điều tra vì những giao dịch nội gián không công khai.
Dù không liên quan đến nhau, nhân vật chính trong 3 vụ việc trên đều là những lãnh đạo trẻ tuổi thuộc thế hệ 8x. Họ mang trong mình khát vọng cạnh tranh với những ông lớn như Tencent hay NetEase.
Lin Qi, CEO Yoozoo qua đời vào ngày 25/12, nghi do bị đầu độc.
Ngành game ngày càng bị kiểm soát chặt chẽ
Tại Trung Quốc, các hãng game từng là “con cưng” của nhà đầu tư với sự bùng nổ của dòng game di động và game chơi trên trình duyệt. Giữa thập niên 2010, nhà đầu tư thường kiếm lời từ game bằng cách sáp nhập ngược (reverse takeover) – hành động mua lại công ty đại chúng (đã lên sàn chứng khoán) của một công ty tư nhân.
Video đang HOT
Trong bối cảnh ngành game phát triển, cơ quan quản lý thị trường chứng khoán Trung Quốc đã ban hành lệnh cấm mua lại các công ty đại chúng từ năm 2016, đóng sầm cánh cửa kiếm lời nhanh chóng của các nhà đầu tư.
Các nhà phát triển game cũng không còn mặn mà với IPO truyền thống. Hãng game mới nhất lên sàn chứng khoán tại Trung Quốc là G-bits Network Technology vào năm 2017. Tháng 9/2020, miHoYo, nhà phát triển trò chơi đình đám Genshin Impact , đã rút đơn đăng ký IPO sau hơn 3 năm chờ phê duyệt.
Một số công ty không tham gia lĩnh vực game cũng tận dụng cơ hội từ thị trường. Ban đầu là công ty điều chế peroxide, song Jinke Culture đã huy động 1 tỷ USD để mua phần lớn cổ phần Outfit7 Investment – chủ sở hữu loạt game nổi tiếng Talking Tom Cat.
Kể từ đó, sự kiểm soát của chính phủ Trung Quốc đối với ngành game ngày càng chặt chẽ, khiến các công ty gặp khó khăn trong việc duy trì tăng trưởng doanh thu, chấm dứt “cơn sốt” trong ngành.
Các hãng game tại Trung Quốc đang phải đối mặt với nhiều vấn đề tồn tại trong thời gian dài.
Lãnh đạo trẻ là nạn nhân của thị trường
Liao Xuhua, nhà phân tích của Analysys International cho rằng những “ông trùm” trẻ tuổi trong ngành game là nạn nhân của thị trường vốn Trung Quốc.
Theo Xuhua, các hãng game này đang đối mặt với nhiều vấn đề tồn tại từ lâu. Trong khi một số lãnh đạo tập trung quá mức vào các giao dịch tài chính thay vì phát triển game, những người khác lại liều lĩnh tham gia các thương vụ sáp nhập có thể làm tổn hại danh tiếng của họ.
Ngoài ra, những vụ việc gần đây tại các hãng game cũng chỉ ra năng lực quản trị còn yếu. Trước khi nhà sáng lập công ty bị tuyên án, Giám đốc tài chính Kingnet, Chen Yongcong và Lin Bin, cựu giám sát viên hội đồng quản trị, đã bị bắt do “vi phạm nguyên tắc, làm tổn hại đến lợi ích của công ty niêm yết”, dù cả 2 sau đó đã được trả tự do.
Còn với Lin Qi, CEO Yoozoo được cho là đã bị đầu độc. Theo truyền thông Trung Quốc, nghi phạm là Xu Yao, một lãnh đạo cấp cao của Yoozoo, được giao phụ trách bộ phận điện ảnh và truyền hình.
Vào tháng 9, Yoozoo đã đạt thỏa thuận với Netflix để chuyển thể cuốn tiểu thuyết khoa học viễn tưởng The Three-Body Problem thành phim dài tập. Xu Yao được chọn phụ trách các vấn đề liên quan đến dự án, tuy nhiên quá trình làm việc đã xảy ra tranh cãi với Chủ tịch Lin Qi.
Cảnh sát Thượng Hải đã điều tra vụ việc sau khi bệnh viện thông báo về bệnh tình của Lin Qi và nghi ngờ ông này bị đầu độc.
Nhà phát triển trò chơi Genshin Impact đã rút đơn đăng ký IPO vào tháng 9/2020 sau hơn 3 năm chờ phê duyệt.
Những năm gần đây, lãnh đạo các hãng game còn đau đầu khi khả năng cạnh tranh suy giảm. Kingnet đã chứng kiến doanh thu giảm xuống còn 124,2 triệu USD trong nửa đầu năm, thấp hơn nhiều so với cùng kỳ năm 2017 là gần 200 triệu USD.
Đối với Yoozoo, hãng game này vẫn tăng trưởng, nhưng tỷ suất lợi nhuận gộp bị thu hẹp từ 70% trong năm 2014 xuống 31% vào năm 2019 trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt, theo báo cáo tài chính của công ty.
Zheng Jintiao, đồng sáng lập hãng truyền thông Gamer Boom, nói rằng các hãng game này đang gặp khó trong việc tạo ra những tựa game đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của game thủ. “Việc đổ hết tài nguyên vào game không còn hiệu quả như trước”, Jintiao nói.
Genshin Impact kiếm được gần 400 triệu USD chỉ riêng nền tảng di động
Bên cạnh việc trở thành tựa game Trung Quốc thành công nhất ở thị trường phương Tây, Genshin Impact đang từng bước cho thấy khả năng kiếm tiền vô cùng đáng nể.
Theo thống kê từ đơn vị độc lập Sensor Tower, Genshin Impact đang là một trong những "cỗ máy in tiền" hoạt động tốt nhất hiện nay trên thị trường game di động. Cụ thể, trò chơi đang mang về lợi nhuận khoảng 6 triệu USD một ngày trên cả hai nền tảng iOS và Android, đồng nghĩa với mức tổng lợi nhuận gần 400 triệu USD kể từ khi Genshin Impact ra mắt vào ngày 28.10.2020.
Cần lưu ý rằng, doanh thu "khủng" 400 triệu USD của Genshin Impact chưa bao gồm đầu vào từ các nền tảng khác, trong đó có PC, PS4... Cũng chính vì tốc độ kiếm tiền này, Sensor Tower xếp Genshin Impact đứng trên cả những tên tuổi nổi tiếng như Pokemon GO, PUBG Mobile...
Dù là dự án thành công về mặt doanh thu, Genshin Impact cũng đồng thời vấp phải nhiều tranh cãi ồn ào trong suốt thời gian qua. Đầu tiên, trò chơi này đã gặp phải làn sống phản đối vì bị tố "đạo nhái" dòng game Zelda, "dùng lại" một vài đoạn nhạc của Final Fantasy, cũng như hành động kiểm duyệt đoạn chat có từ khóa nhạy cảm về mặt chính trị.
Lỗ hổng khiến hàng loạt tài khoản Genshin Impact bị lộ số điện thoại Chỉ cần nắm được tên đăng nhập, kẻ gian có thể dễ dàng truy được số điện thoại cá nhân của chủ tài khoản Genshin Impact. Lỗ hổng ngớ ngẩn này được cộng đồng Reddit tìm thấy và ngay lập tức thu hút vài trăm lượt bình luận. Ra mắt vào ngày 28.09.2020, Genshin Impact có thể xem là một trong những tựa...