2018 – Khi “Giấc mơ Mỹ” tan thành mây khói
Trẻ em bị giằng xé khỏi cha mẹ, hơi cay được sử dụng để trấn áp những người tị nạn định vượt qua hàng rào biên giới để vào Mỹ. Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết, ông sẵn sàng đóng cửa chính phủ để thực hiện cam kết về một bức tường biên giới.
Trong năm 2018 nghẹt thở, các bài báo về nhập cư chỉ chiếm một số ít, nhưng đây lại là một trong những vấn đề nổi trội nhất trong năm qua ở Mỹ.
Hàng ngàn người dân từ các nước Trung Mỹ, chủ yếu là từ Honduras, đổ về phía Mexico để tìm đường đến Mỹ. Ảnh: Getty Images
Kết hợp với một loạt các bản ghi nhớ hành chính và những thay đổi trong quy định và thực thi, động thái này thể hiện sự đột phá của Nhà Trắng đối với vấn đề di dân – một sự tiếp nối táo bạo ngay trong năm đầu tiên của Tổng thống Donald Trump.
Đối với những người ủng hộ ông Trump và tin rằng, việc đàn áp mạnh tay người nhập cư giúp mang lại cuộc sống tốt hơn cho người Mỹ thì năm 2018 là một năm nhà lãnh đạo này thực hiện đúng những cam kết trong chiến dịch tranh cử tổng thống. Nhưng đối với những người phản đối, động thái này của ông Trump dường như đã đưa Mỹ trở lại những điểm trước đây trong lịch sử đất nước, khi nỗi sợ hãi những người mới đến đã khiến Mỹ từ chối cho họ nhập cảnh, dẫn đến tình trạng kỳ thị dân tộc.
“ Nóng” lên từng ngày
Video đang HOT
“Đây là thế hệ của chúng ta, thời điểm hiện tại của chúng ta”, ông Frank Sharry, người đứng đầu nhóm ủng hộ nhập cư Mỹ cho biết. “Chúng ta sẽ tiếp tục trở thành một quốc gia chào đón mọi người từ khắp nơi trên thế giới để khiến đất nước này tốt hơn? Hay là chúng ta sẽ đóng cửa với họ?”. Trong suốt năm 2018, câu trả lời dường như nằm ở vế sau.
Năm 2018 kết thúc với việc chính quyền Tổng thống Trump tuyên bố những người xin tị nạn sẽ bị buộc phải chờ đợi ở Mexico, một sự thay đổi lớn khiến các nghị sĩ đối lập ngay lập tức đặt câu hỏi về tính hợp pháp. Trong khi đó, khả năng chính phủ phải đóng cửa kéo dài xuất hiện khi ông Trump và đảng Dân chủ một lần nữa quyết định chi tiền để xây bức tường biên giới với Mexico. Các chính sách mà ông theo đuổi đã tạo ra một bức tường ảo hiệu quả. “Điều đó còn hiệu quả hơn nhiều so với một bức tường biên giới từng có”, ông Sarah Pierce, một nhà phân tích chính sách của Viện Chính sách di cư nhận định.
Ngay cả các lập trình viên máy tính hàng đầu, kiến trúc sư, kỹ sư và các chuyên gia nhận được lời mời làm việc tại Mỹ cũng nhận thấy việc nộp đơn xin thị thực H1-B khó hơn rất nhiều. Phương thức xử lý nhanh chóng những thị thực kiểu đó đã kết thúc dưới thời ông Trump. Tuy nhiên, tỷ lệ các chuyên gia được chấp nhận vào Mỹ là cao hơn so với các đối tượng khác.
Không còn “Giấc mơ Mỹ”
Chính sách này đã gây ra những hậu quả rất thực tế đối với Soolmaz Dadgari, một người Iran đến Mỹ vào năm 2017 để con gái 4 tuổi, Arina, có thể tham gia vào một nghiên cứu thử nghiệm nhằm điều trị chứng rối loạn di truyền hiếm gặp.
Chồng của Dadgari đã không thể xin được visa để đi cùng họ, trong khi các biện pháp trừng phạt của Mỹ nhằm vào Iran khiến anh không thể gửi tiền cho vợ con. Dadgari phải một mình chăm sóc một đứa trẻ không thể đi lại hoặc nói năng và cần sự giúp đỡ 24/24 giờ, cũng như một cô con gái 11 tuổi khác. Dadgari đã nghĩ đến việc trở về nước nhưng cô cần phải ở lại để điều trị cho con gái. Tuy nhiên, tình hình đã ảnh hưởng đến cách cô ấy nhìn nhận về Mỹ, nơi cô luôn coi là tốt nhất trên thế giới. “Tôi không có hy vọng”, cô nói.
Ngay cả khi các cuộc chiến tranh, các vụ đàn áp và nạn đói vẫn diễn ra trên khắp thế giới, Mỹ đã giới hạn số người nhập cư tị nạn ở mức 45.000 người cho năm tài chính kết thúc vào ngày 30-9, mức thấp nhất kể từ khi Bộ Ngoại giao bắt đầu theo dõi con số này vào năm 1980. Tuy nhiên, số người tị nạn được nhập cư trên thực tế ít hơn rất nhiều, chỉ khoảng 21.000 người. Con số này có khả năng giảm hơn nữa trong năm tài chính hiện tại: ở mức 30.000 người. Trong khi đó, hàng chục ngàn người chạy trốn bạo lực ở Trung Mỹ đã xin tị nạn tại Mỹ trong năm nay. Chính quyền Tổng thống Trump đã phản ứng bằng cách thu hẹp những người đủ điều kiện, tuyên bố, những người chạy thoát khỏi bạo lực băng đảng hoặc lạm dụng trong nước đều là bất hợp pháp. Cả hai thay đổi này đã bị tòa án liên bang bác bỏ.
Những vết sẹo khó phai
Sự thay đổi đáng nói nhất có lẽ là việc chính quyền Tổng thống Trump tách các trẻ em di cư bị bắt giữ khỏi cha mẹ chúng, động thái khiến cả thế giới phẫn nộ. Mặc dù cuối cùng ông Trump đã chấm dứt thay đổi này, những người bị ảnh hưởng vẫn mang trong mình những vết sẹo khó phai.
Evelin Roxana Meyer ở La Union, Honduras, cho rằng năm 2018 là năm tồi tệ với gia đình cô. Họ đã vật lộn để trả một khoản vay mở cửa hàng tạp hóa, vì vậy chồng cô, Douglas, và con trai, Eduardo, lên đường sang Mỹ với hy vọng tìm được việc làm. Nhưng hai cha con đã bị lực lượng biên giới tách ra. Người cha đã bị trục xuất về nước, nhưng phải vài tuần sau họ mới biết nơi mà Eduardo bị đưa đi. Cậu bé 12 tuổi bị giam 4 tháng tại một cơ sở ở Brownsville, Texas. Cuối cùng, Eduardo cũng được trở về nhà hồi tháng 9 nhưng cậu bé dường như thay đổi tâm tính.
Các cuộc thăm dò cho thấy, phần lớn người Mỹ cho rằng, cởi mở với người nhập cư là điều cần thiết đối với bản sắc của quốc gia. Nhưng sự thay đổi sâu sắc trong các chính sách của chính phủ ông Trump về vấn đề này đe dọa ý tưởng biến Mỹ trở thành vùng đất cơ hội cho tất cả mọi người.
AN BÌNH
Theo Congan
Tổng thống Mỹ dọa cắt viện trợ các nước Trung Mỹ
Trong bối cảnh sắp có thêm một đoàn người di cư hình thành từ Honduras để kéo tới Mexico với hy vọng có thể từ đây vào Mỹ, Tổng thống Mỹ Donald Trump cảnh báo, sẽ cắt toàn bộ viện trợ kinh tế mà hàng năm Mỹ đang cấp cho Guatemala, Honduras và El Salvador.
Tổng thống Mỹ Donald Trump
Trong tuyên bố đăng tải trên mạng xã hội Twitter, Tổng thống Donald Trump chỉ trích 3 nước này chỉ biết nhận tiền của Mỹ trong nhiều năm qua mà không có bất kỳ hành động nào nhằm ngăn chặn dòng người di cư Trung Mỹ để hỗ trợ cho Washington.
Theo các số liệu chính thức của Bộ Ngoại giao Mỹ, trong năm tài khóa 2018, Mỹ đã dành 84 triệu USD trong nguồn ngân sách viện trợ nước ngoài cho Guatemala, 58 triệu USD cho Honduras và 51 triệu USD cho El Salvador. Hiện Quốc hội Mỹ chưa phê duyệt gói ngân sách viện trợ cho Trung Mỹ mà Nhà Trắng đề xuất cho tài khóa 2019 (đã bắt đầu từ tháng 10-2018), nhưng dự kiến đề xuất gói viện trợ này là 181 triệu USD, giảm 29% so với năm 2018.
HẠNH CHI
Theo SGGP
Mỹ "dọa" cắt viện trợ cho các nước Trung Mỹ Tháng 10 năm nay, Tổng thống Trump cũng từng đưa ra lời cảnh báo tương tự, khi tuyên bố sẽ cắt viện trợ cho Tam giác Bắc của Trung Mỹ. Tuy nhiên sau đó, ông vẫn chưa thực thi hành động cụ thể nào. Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: TTXVN Tổng thống Mỹ Donald Trump cảnh báo sẽ cắt toàn bộ viện...