2016 Năm kinh hoàng của Thổ Nhĩ Kỳ với hàng loạt vụ khủng bố
Hàng trăm người thiệt mạng trong một năm đầy bất ổn ở Thổ Nhĩ Kỳ với hàng chục vụ tấn công, đánh bom tự sát.
Vụ xả súng kinh hoàng tại hộp đêm Reina ở quận Ortakoy, thành phố Istanbul khiến 39 người thiệt mạng và hàng chục người khác bị thương vào đúng đêm Giao thừa vừa qua đã khép lại một năm 2016 có thể nói là kinh hoàng với người dân Thổ Nhĩ Kỳ bởi hàng loạt vụ tấn công khủng bố.
39 người thiệt mạng và hàng chục người khác bị thương khi một tay súng vãi đạn vào đám đông đón năm mới ở hộp đêm Reina. Ảnh: AP
Dưới đây là những vụ tấn công khủng bố đẫm máu nhất tại Thổ Nhĩ Kỳ trong năm 2016:
- Ngày 12/1, Istanbul: Một kẻ đánh bom tự sát đã kích nổ bom mang theo người, giết chết 12 du khách người Đức tại khu vực quảng trường Sultanahmet – nơi có nhà thờ Hồi giáo Blue và Bảo tàng Hagia Sophia. Nhà chức trách Thổ Nhĩ Kỳ cho rằng kẻ đánh bom liều chết này có liên hệ với tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng.
- Ngày 17/2, Ankara: Một vụ đánh bom xe tự sát nhằm mục tiêu là đoàn xe chở các binh sĩ đã giết chết 29 người. Nhóm chiến binh người Kurd có tên Chim ưng Kurdistan tự do (TAK), một nhánh của đảng Công nhân người Kurd (PKK) đã lên tiếng nhận trách nhiệm gây ra vụ tấn công này.
- Ngày 13/3, Ankara: Một phụ nữ người Kurd đã cho nổ tung chiếc xe bom tại một nút giao thông đông đúc tại quận Kizilay, làm chết 37 người và hơn 100 người bị thương. Trong vụ tấn công này, TAK cũng đứng ra nhận trách nhiệm.
Sau vụ tấn công, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan tuyên bố: “Vụ tấn công này đe dọa sự toàn vẹn lãnh thổ cũng như sự đoàn kết của chúng ta. Song chúng không thể làm suy yếu quyết tâm chống khủng bố của chúng ta”. Ông cũng thề sẽ khiến chủ nghĩa khủng bố “phải quỳ gối”.
- Ngày 19/3, Istanbul: Vụ đánh bom tự sát tại khu phố mua sắm Istiklal đã giết chết 5 người. Các quan chức Thổ Nhĩ Kỳ nói kẻ đánh bom có liên quan đến IS.
- Ngày 31/3, Diyarbakir: Vụ đánh bom xe đã giết chết 7 cảnh sát và làm bị thương 27 người, trong đó có 13 cảnh sát.
- Ngày 12/4, Gaziantep: Một nhà báo người Syria đã bị bắn chết bởi một kẻ có liên hệ với IS.
- Ngày 27/4, Bursa: Một phụ nữ đánh bom tự sát khiến 13 người bị thương trong một khu di tích lịch sử của thành phố lớn thứ tư của Thổ Nhĩ Kỳ.
Video đang HOT
- Ngày 1/5, Gaziantep: Một xe bom phát nổ tại lối vào một đồn cảnh sát giết chết 2 nhân viên và làm bị thương 22 người khác.
-Ngày 10/5, Diyarbakir: Xe bom tấn công vào đoàn xe cảnh sát đang áp giải 7 phiến quân người Kurd đã giết chết ba người và làm bị thương 45 người khác.
- Ngày 12/5, Istanbul: Vụ đánh bom xe nhằm vào một đơn vị quân đội trong giờ cao điểm đã làm bị thương 8 người.
- Ngày 7/6, Istanbul: Một xe bom đã lao vào xe buýt của cảnh sát chống bạo động trong giờ cao điểm buổi sáng, làm chết 11 người và bị thương 36 người khác. Một nhóm chiến binh người Kurd đã đứng ra nhận trách nhiệm.
- Ngày 8/6, Midyat: Vụ đánh bom xe do một phần tử người Kurd tiến hành bên ngoài một trụ sở cảnh sát gần biên giới Thổ Nhĩ Kỳ – Syria đã giết chết 5 người và làm bị thương 51 người, trong đó có 23 dân thường.
- Ngày 17/6, Istanbul: Chiếc xe bom phát nổ khi một xe cảnh sát đi qua nó. Vụ đánh bom đã khiến 11 người thiệt mạng.
- Ngày 28/6, sân bay Ataturk ở Istanbul: Ba kẻ đánh bom tự sát trang bị súng trường đã tấn công sân bay này, giết chết 44 người và làm bị thương gần 150 người.
- Ngày 15/7: Khoảng 270 người đã chết trong cuộc đảo chính quân sự bất thành.
Cuộc đảo chính diễn ra nhanh chóng, bắt đầu bằng việc giành quyền kiểm soát đối với các đài truyền hình và cuộc đối đầu vũ trang giữa một bên là lực lượng trung thành và các đám đông ủng hộ chính phủ với một bên là nhóm quân đội tự xưng là Hội đồng Hòa bình trong nước.
Rắc rối bắt đầu rõ khi các khách lữ hành thông báo qua Twitter rằng các chuyến bay đã bị hủy ở sân bay Istanbul trong khi máy bay quân sự Thổ bay rất thấp bên trên thành phố này. Các xe quân sự đã chặn 2 cây cầu bắc qua eo biển Bosporus chia đôi thành phố Istanbul. Hãng tin Dogan cho biết, các binh sĩ đã bắn vào những người cố vượt cầu khiến một số người bị thương.
- Ngày 17/8, Van: Xe bom đã tấn công một trạm cảnh sát giết chết một sĩ quan cảnh sát và hai dân thường; 53 dân thường và 20 sĩ quan cảnh sát khác bị thương.
- Ngày 18/8, Elazig: Đánh bom xe tại trụ sở cảnh sát giết chết ít nhất 5 người và làm bị thương hơn 140 người.
- Ngày 20/8, Gaziantep: Một vụ đánh bom tự sát có khả năng do một đứa trẻ khoảng 12 tuổi tiến hành tại một đám cưới của người Kurd ở quận Sahinbey, thành phố Gaziantep, Thổ Nhĩ Kỳ, cách biên giới với Syria khoảng 60 km về phía bắc đã giết chết ít nhất 51. IS bị nghi ngờ đạo diễn vụ tấn công này.
- Ngày 26/8, Cizre: Một phần tử người Kurd đã lao xe tải chở bom vào một trạm kiểm soát của cảnh sát, giết chết ít nhất 11 nhân viên cảnh sát và làm bị thương 78 người khác.
- Ngày 12/9, Van: 50 người đã bị thương khi chiếc xe bom phát nổ bên ngoài trụ sở đảng cầm quyền ở thành phố này.
- Ngày 6/10, Istanbul: xe bom phát nổ gần một trạm cảnh sát, làm bị thương ít nhất 10 người.
- Ngày 8/10, Ankara: Hai kẻ đánh bom tự sát đã kích bom nổ tung bản thân sau khi từ chối đầu hàng cảnh sát. Không ai bị thương.
- Ngày 9/10, tỉnh Hakkari: chiến binh người Kurd đã kích nổ bom xe bên ngoài một trạm kiểm soát quân sự ở phía đông nam, giết chết 10 binh sĩ và 8 dân thường.
- Ngày 10/10, Dicle: Một quan chức của đảng Công lý và Phát triển cầm quyền tại địa phương đã bị giết khi kẻ tấn công xả súng tại trạm xăng mà ông này sở hữu.
- Ngày 4/11, Diyarbakir: Đánh bom xe gần một xe buýt chống bạo loạn của cảnh sát giết chết ít nhất 11 người, trong đó có 2 cảnh sát. Một nhóm chiến binh người Kurd và cả IS đều lên tiếng nhận trách nhiệm gây ra vụ tấn công này.
- Ngày 24/11, Adana: Chiếc xe bom lao vào một tòa nhà chính phủ giết chết ít nhất 2 người và làm bị thương 33 người khác.
- Ngày 10/12, Istanbul: Một vụ đánh bom kép bên ngoài sân vận động bóng đá đã giết chết 44 người và làm bị thương 149 người khác.
-Ngày 17/12, tỉnh Kayseri: Xe bom tự sát nhắm mục tiêu là một xe buýt chở binh sĩ đã giết chết 13 binh sĩ và làm bị thương 56 người khác.
-Ngày 19/12, Ankara: Một cảnh sát chống bạo động đã sát hại Đại sứ Nga Andrei Karlov khi ông đang phát biểu tại một triển lãm ảnh.
(Theo VOV)
Thổ Nhĩ kỳ mở phiên tòa đầu tiên xét xử vụ đảo chính quân sự
Ngày 27/12, Một tòa án ở thành phố Istanbul mở phiên tòa đầu tiên liên quan đến vụ đảo chính quân sự bất thành hồi giữa tháng Bảy vừa qua.
Cảnh sát Thổ Nhĩ Kỳ gác tại Lãnh sự quán Nga ở Istanbul. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Gần 30 cựu sỹ quan cảnh sát bị đưa ra xét xử vì tình nghi tham gia vào cuộc đảo chính.
Trước đó, tại một số địa phương ở Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã diễn ra một số phiên tòa quy mô nhỏ hơn liên quan đến cuộc đảo chính.
Phiên tòa tại Tòa án ở Silivri, ngoại ô Istanbul, là phiên tòa lớn nhất trong lịch sử Thổ Nhĩ Kỳ, với bản cáo trạng chống lại hơn 1.200 người và khoảng 41.000 người đang bị bắt giữ.
Những bị cáo này bị cáo buộc tham gia cuộc đảo chính bất thành nhằm lật đổ Tổng thống Tayyip Erdogan hồi giữa tháng Bảy vừa qua.
Các bị cáo cũng bị cáo buộc là thành viên thuộc mạng lưới của Giáo sĩ Hồi giáo Fethullah Gulen, nhân vật hiện đang sống lưu vong tại Mỹ và bị chính quyền Ankara cáo buộc đứng sau chỉ đạo vụ đảo chính.
Trong số 29 sỹ quan cảnh sát bị đưa ra xét xử tại phiên tòa lần này, có 24 người đang bị bắt giữ, 1 người đang bị truy nã, những người còn lại được bảo lãnh tại ngoại.
Họ bị cáo buộc từ chối bảo vệ Tư dinh Tổng thống tại Istanbul khi diễn ra cuộc đảo chính.
Nếu bị kết tội, 21 bị cáo sẽ phải đối mặt với mỗi người 3 án chung thân, 8 cảnh sát khác sẽ bị án từ 7 năm rưỡi đến 15 năm tù giam.
Kể từ sau cuộc đảo chính, chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ đã tiến hành điều tra gần 102.000 người, bắt giữ 41.000 người chờ xét xử và đình chỉ công tác hoặc sa thải hơn 100.000 người làm việc trong các ngành quân đội, tòa án, dân chính hoặc các ngành khác trong các cuộc thanh lọc bộ máy nhà nước hậu đảo chính.
Hồi năm 2013, Tòa án ở Silivri cũng tiến hành phiên tòa xét xử 275 bị cáo, bao gồm nhiều tướng lĩnh cấp cao, luật sư, học giả, nhà báo, liên quan đến vụ án Ergenekon - âm mưu ám sát Thủ tướng Erdogan và lật đổ chính quyền.
(Theo Vietnam )
Thổ Nhĩ Kỳ sa thải 15.000 công chức, cảnh sát Nhà chức trách Thổ Nhĩ Kỳ ngày 22-11 đã sa thải thêm gần 15.000 công chức, viên chức quân đội, cảnh sát... sau cuộc đảo chính bất thành hồi tháng 7. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan - Ảnh: AP Trong số người mới bị sa thải, có gần 2.000 người là thành viên của các lực lượng vũ trang, 7.600 nhân...