2015 sẽ là năm “thăng hoa” của quân đội Nga
Theo chủ trương mở rộng chi tiêu quân sự của Bộ Quốc phòng Nga, năm 2015 sẽ là năm phát triển mạnh của quân đội nước này. Bởi vậy, mặc dù đang phải đối mặt với nguy cơ suy thoái kinh tế, Nga vẫn sẽ chi quân sự mức kỷ lục trong năm 2015 với số tiền 3,3 ngàn tỷ rúp (62 tỷ USD) để xây dựng và nâng cấp lực lượng, mua thêm tàu ngầm, máy bay, tên lửa cùng vũ khí cho quân đội Nga.
Tăng cường sức mạnh không quân với quân chủng mới
Về không quân, Nga đang tích tăng cường sức mạnh cho lực lượng này với nhiều loại chiến đấu cơ “vượt trội” cùng với việc thành lập quân chủng mới.
Theo hãng tin RIA Novosti, đến mùa hè năm 2015, Nga sẽ khởi lập Lực lượng Không quân Vũ trụ mới, bao gồm Không quân và Bộ đội Phòng không-vũ trụ, trong đó có các đơn vị phòng thủ tên lửa, phòng không chiến lược cùng với lực lượng phòng không vũ trụ hoàn toàn mới. Được biết, việc thành lập quân chủng mới của quân đội sẽ được thực hiện dần trong nhiều năm.
Ảnh minh họa
Theo đó, Lực lượng Vũ trang Nga sẽ gồm 3 quân chủng Lực lượng không quân-vũ trụ (VKS), Lục quân và Hải quân, 2 binh chủng Bộ đội Tên lửa chiến lược và Bộ đội Đổ bộ đường không. Trong quân chủng Không quân vũ trụ sẽ phát triển một số hệ thống: Hệ thống trinh sát và cảnh báo tấn công không quân vũ trụ; hệ thống tiêu diệt, kiềm chế các lực lượng và phương tiện tấn công không quân vũ trụ của đối phương; hệ thống chỉ huy thống nhất, hệ thống hỗ trợ toàn diện Không quân vũ trụ.
Cùng với việc thành lập quân chủng mới, Nga sẽ trang bị cho không lực thêm nhiều loại chiến đấu cơ mới, trong đó có các chiến đấu cơ MiG, Su và thậm chí oanh tạc cơ khổng lồ Tupolev. Một nguồn tin thân cận với Bộ Quốc phòng Nga cho biết, năm 2015, Không lực Nga sẽ đặt hàng 150 máy bay và trực thăng mới, trong đó có chiến đấu cơ đa năng Su-30, MiG-29, Su-34 và Su-35. Ngoài ra, Không quân Nga cũng dự kiến sẽ nhận nhiều máy bay vận tải An-148 và máy bay huấn luyện Yak-130 cùng với các trực thăng chiến đấu-vận tải Ka-52, Mi-28, Mi-8 để hỗ trợ bộ binh được hiện đại hóa.
Chưa dừng ở đó, năm 2015, Không lực Nga còn tiếp nhận và triển khai nhiều hệ thống radar tên lửa, hệ thống tên lửa phòng không tối tân nhất, đặc biệt là hệ thống siêu tên lửa “vô đối” S-400 Triumf. Đây là một trong những loại tên lửa phòng không tốt nhất thế giới, có khả năng cùng lúc phóng 72 tên lửa vào 36 mục tiêu. Nó được cho là để ngăn chặn chiến đấu cơ F-35 của Mỹ, và còn được cho là có thể ngăn chặn tên lửa đạo của địch.
Hải quân hùng mạnh với nhiều tàu chiến mới
Về Hải quân, hãng tin Itar-tass hồi tuần trước từng tiết lộ, hải quân nước này sẽ tăng cường nhiệm vụ cho các tàu chiến của mình trong năm 2015. Theo đó, các tàu chiến Nga sẽ được giao nhiệm vụ nặng gấp đôi so với năm 2013. Theo giải thích của Tổng Tư lệnh các lực lượng vũ trang Nga – Tướng Valery Gerasimov, sở dĩ Hải quân Nga tăng cường hoạt động cho các tàu hải quân vì lực lượng này sẽ đảm nhiệm thêm nhiều nhiệm vụ mới trên các vùng hải dương thế giới trong năm 2015.
Ảnh minh họa
Video đang HOT
Để tiếp sức cho lực lượng Hải quân, Bộ Quốc phòng Nga chủ trương trang bị cho lực lượng này nhiều loại tàu chiến hiện đại mới, trong đó có các tàu ngầm hạt nhân chiến lược.
Được biết, cuối năm 2015, hai tàu ngầm tên lửa đạn đạo hạt nhân chiến lược lớp Borei thứ 7 và thứ 8 của Nga sẽ chính thức được khởi đóng. Tàu ngầm hạt nhân lớp Borei đươc kỳ vọng sẽ trở thành xương sống của lực lượng phòng thủ hạt nhân chiến lược của Hải quân Nga. Ngoài ra, tàu ngầm tấn công lớp Yasen thuộc Đề án 885M cũng sẽ được khởi đóng trong năm tới. Cả hai loại tàu này sẽ đều được biên chế cho Hạm đội phương Bắc của Nga.
Trong khi đó, năm 2015, Hải quân Nga cũng đặt mục tiêu tăng cường sự hiện diện quân sự tại Biển Đen để làm đối trọng vợi sự hiện diện của NATO ở khu vực với việc tiếp nhận tàu hộ vệ mới lớp Đô đốc Grigorovich, hai tàu ngầm lớp Kilo vừa cải tiến độ tĩnh lặng và chạy bằng diese-điện, cùng nhiều tàu hộ vệ tên lửa nhỏ Project 21631 vào cuối năm 2015. Theo đó, đến năm 2016, Hạm đội Biển Đen có thêm 6 chiếc Đô đốc Grigorovich, 6 tàu ngầm lớp Kilo. Cùng với đó, hạm đội này có thêm nhiều chiếc tàu hộ vệ tên lửa nhỏ lớp Buyan.
Không chỉ có vậy, cuối năm 2015, chiếc thứ hai của lớp tàu ngầm Project 677 Lada có tên Kronstadt cũng sẽ được hạ thủy.
Lục quân tập trận kỷ lục
Về Lục quân, năm 2015, Nga cũng sẽ chú trọng vào việc tăng cường sức mạnh cho lực lượng này với việc tiếp tục mua và nâng cấp khí tài quân sự và huấn luyện quân. Truyền thông Nga cho biết, quân đội Nga sẽ tiến hành 4.000 cuộc tập trận bộ binh trong năm 2015, nhiều hơn năm 2014 khoảng 1.000 cuộc.
Ảnh minh họa
Nga cũng sẽ cho trình làng nhiều loại khí tài mới như xe tăng, xe bộ binh chiến đấu và xe bọc thép chở quân vào khoảng giữa năm nay. Ngoài ra, năm 2015 cũng là năm Nga tiến hành thử nghiệm xe tăng chiến đấu chủ lực mới Armata và nếu thành công sẽ cho sản xuất hàng loạt trong năm 2016.
Bên cạnh đó, việc tăng sức mạnh cho Lực lượng Hạt nhân Chiến lược sẽ là ưu tiên hàng đầu của Lực lượng Vũ trang Nga trong năm tới. Nga sẽ nâng cấp lực lượng này với việc triển khai tên lửa Yars để thay thế tên lửa Topol-M. Tên lửa Yars có khả năng mang tới 10 đầu đạn hạt nhân. Ngoài ra, lực lượng hạt nhân chiến lược Nga sẽ tiếp nhận hơn 50 tên lửa đạn đạo liên lục địa trong năm 2015.
Theo_VnMedia
Mỹ làm gì khi Nga muốn biến Bắc Cực thành "sân nhà"?
Dù không tuyên bố những những động thái gần đây của Nga cho thấy, Moskva đang dần biến Bắc Cực thành "sân nhà" của mình.
Động thái của Nga
Theo TASS ngày 29/12, dẫn lời Tổng tham mưu trưởng các Lực lượng vũ trang Nga Valery Gerasimov cho biết, một lực lượng không quân và phòng không lục quân hỗn hợp sẽ được thành lập và triển khai tại Bắc Cực trong năm 2015.
"Bộ tư lệnh chiến lược liên hợp tại Bắc Cực hiện đang đặt tại Hạm đội phương Bắc của Nga, có nhiệm vụ đảm bảo an ninh ở khu vực này trong mọi hình thức xung đột vũ trang", ông Gerasimov phát biểu trên kênh truyền hình Rossiya-24 cho biết.
"Chúng tôi đã biên chế một sư đoàn phòng không cho hạm đội này, và chúng tôi sẽ thành lập một lực lượng không quân và phòng không lục quân hỗn hợp tại đó", ông nói và cho biết thêm rằng Bộ Quốc phòng Nga sẽ thành lập một trung tâm huấn luyện chuyên biệt cho binh lính thực hiện nghĩa vụ quân sự tại khu vực Bắc Cực trong năm 2015.
Trước đó, Bộ quốc phòng nước này cũng đã thành lập Bộ tư lệnh chiến lược Bắc Cực hỗn hợp dựa trên cơ sở của Hạm đội phương Bắc và đã đi vào hoạt động từ hôm 1/12 vừa qua. Việc thành lập lực lượng không quân tại Bắc Cực cũng thuộc một phần trong chiến lược tăng cường sự hiện diện quân sự tại nước này ở Bắc Cực.
Bộ tư lệnh mới này, mang tên Bộ Tư lệnh phương Bắc, sẽ bao gồm Hạm đội phương Bắc, 2 lữ đoàn tác chiến Bắc Cực, cùng với các đơn vị không quân và phòng quân, và sẽ bắt đầu vận hành vào năm 2017.
Kế hoạch tăng cường sự hiện diện của Nga tại Bắc Cực là một trong những ưu tiên chính của chính quyền nước này. Vào đầu năm tới, chính phủ Nga có kế hoạch sẽ đệ trình một yêu cầu lên Liên Hợp Quốc về việc mở rộng đường biên giới thềm lục địa Bắc Cực của họ lên 1,2 triệu km2.
Nga triển khai xây dựng lại các căn cứ trên đảo Kotelnyy (thuộc Quần đảo Novaya Sibir Is).
Trước khi công bố những kế hoạch này, Nga đã có những bước đi quan trọng để khẳng định vị thế của mình tại cực Bắc của Trái đất. Theo truyền thông Nga, nhà máy đóng tàu "Baltich" hôm 5/11 đã tiến hành lễ khởi công đóng con tàu phá băng băng nguyên tử thế hệ mới LK-60 thuộc dự án 22220 có công suất lớn nhất trên thế giới.
Tàu này sẽ được đưa vào trang bị cho Hải quân Nga vào năm 2017. Xin bổ sung thêm -cũng theo dự án này Nga sẽ đóng thêm 2 tàu tương tự và sẽ đưa vào trang bị trong các năm 2018- 2020.
Trước đó, hôm 4/11, sau gần 30 năm gián đoạn, chiếc máy bay đầu tiên của Không quân vận tải quân sự Nga đã hạ cánh xuống sân bay "Temp" trên đảo Kotelnyy (Quần đảo Novaya Sibir Is- tên trên bản đồ tiếng Anh) trên khu vực Vùng cực. Đi trên chiếc máy bay nói trên là nhóm công tác đặc biệt của Bộ Quốc phòng Nga do Thứ trưởng thứ nhất Bộ Quốc phòng Nga A.Bakhin dẫn đầu .
Cũng trên khu vực quần đảo án ngữ "Con đường Phương Bắc" này, chỉ trong vòng một tháng rưỡi, Bộ quốc phòng Nga đã hoàn tất một loạt các công việc quan trọng như thành lập Bộ tư lệnh sân bay "Temp" và triển khai các công việc khôi phục lại sân bay.
Đã vận chuyển đến đây 8.500 tấn hàng hóa, làm mặt bằng, xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, các tổ hợp nhà ở lắp ghép chuyên dụng, đang hoàn thiện hệ thống cung cấp năng lượng, hệ thống lọc nước v.v. Những công việc cuối cùng sẽ được hoàn tất trước khi kết thúc năm 2014.
Hồi tháng 9/2014, các tàu của Hạm đội Biển Bắc được các tàu phá băng hộ tống đã vận chuyển đến đảo này một phân đội đặc biệt gồm 150 người, 40 phương tiện kỹ thuật và các trang thiết bị chuyên dụng để sửa chữa sân bay. Khi sân bay này được sửa chữa xong, nó có thể tiếp nhận các máy bay vận tải cỡ lớn như IL-76 và "Antei" và có thể sử dụng quanh năm.
Như vậy số lượng quân nhân và phương tiện kỹ thuật bố trí ở đây có thể tăng lên nhiều lần trong trường hợp cần thiết. Tất cả các động thái trên của Nga gây sự chú ý cho dư luận quốc tế.
Tàu ngầm hạt nhân Nga hiện diện tại Bắc Cực.
Mỹ có chịu ngồi im?
Những bước chuẩn bị như vậy của Nga hoàn toàn không thừa. Trước sự hấp dẫn của nguồn tài nguyên tại Vùng cực, Mỹ cũng đã tuyên bố mình là "quốc gia hàng đầu trên các khu vực có vĩ độ cao của hành tinh" và thủ đô của Vùng cực được Mỹ xác định là Nauy,- một đồng minh NATO thân cận của Mỹ.
Và Mỹ không chỉ có các tuyên bố suông. Trước đó, tháng 1/2007 Tổng thống Mỹ đã ký sắc lệnh No 66 về an ninh quốc gia Mỹ. Trong sắc lệnh này có đoạn: "Mỹ có các lợi ích rộng rãi, cơ bản tại khu vực Vùng cực và Mỹ sẵn sàng hành động độc lập hoặc phối hợp với các quốc gia khác để đảm bảo an toàn cho các lợi ích đó.
Một nhóm trong số các lợi ích đó là: triển khai hệ thống lá chắn tên lửa và hệ thống cảnh báo sớm; triển khai các hệ thống trên biển và trên không phục vụ vận chuyển chiến lược trên biển, kiềm chế chiến lược; tăng cường sự hiện diện trên các biển và tiến hành các chiến dịch đảm bảo an ninh biển cũng như đảm bảo quyền tự do hàng hải và hàng không trên khu vực lãnh thổ này".
Sắc lệnh này cũng quy định rõ nhiệm vụ: "Đảm bảo tính cơ động toàn cầu cho các tàu và máy bay kể cả dân sự và quân sự Mỹ trên toàn bộ khu vực Vùng cực..., cũng như đảm bảo khả năng cơ động toàn cầu cho lực lượng vũ trang Mỹ trên toàn thế giới. Điều đó sẽ đảm bảo các quyền chủ quyền của Mỹ đối với một loạt khu vực duyên hải rộng lớn cùng các nguồn tài nguyên thiên nhiên có ở đó".
Đó là các văn bản. Còn thực lực thì hiện nay, chỉ riêng tại Alaska, Mỹ đã có 3 căn cứ lục quân và 3 căn cứ không quân, một số các căn cứ bảo vệ duyên hải với tổng quân số lên đến 24.000 người.
Trong khi đó thì tại khu vực khắc nghiệt này Nga hầu như không còn gì. Những gì đã được xây dựng dưới thời Xô Viết đã bị bán tống bán tháo, giải tán, bỏ hoang, xẻ thịt chia nhau, và bị đánh cắp hết.
Một số ví dụ cụ thể - số phận của Sư đoàn bộ binh cơ giới số 99 tại Chukotka, Tập đoàn quân phòng không độc lập số 10 (cơ quan Bộ Tư lệnh đóng tại Arkhangelsk) với 12 trung đoàn không quân tiêm kích, 7 trung đoàn và lữ đoàn tên lửa phòng không, 5 trung đoàn và lữ đoàn vô tuyến kỹ thuật).
Hiện nay, sau khi đã biến các sân bay cấp 1, các trận địa tên lửa, pháo phòng không, các thành phố quân sự, doanh trại, kho tàng và các trường bắn của các đơn vị nêu trên thành một đống đổ nát, người Nga mới nhận thức được rằng họ đã quá vội vàng.
Ngay tại các địa điểm mà Nga cho rằng "khả năng xảy ra xung đột ngày càng tăng", số các đồn biên phòng của Nga cũng chỉ đủ đếm trên 10 đầu ngón tay.
Theo NTD
Kiev mời phái đoàn quân sự Nga sang Đông Ukraine Tổng Tham mưu trưởng Các lực lượng vũ trang Nga Valery Gerasimov ngày 10/12 cho biết một phái đoàn quân sự Nga đã tới Đông Ukraine theo lời mời của Kiev để hỗ trợ Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) củng cố nền hòa bình. Tổng Tham mưu trưởng Các lực lượng vũ trang Nga Valery Gerasimov (phải) đang...