2015 mới được chuyển mạng giữ nguyên số?
Cho dù cơ quan quản lý đang rất nỗ lực để xây dựng chính sách thúc đẩy cạnh tranh bằng việc cho phép các thuê bao di động được chuyển sang mạng khác mà vẫn giữ nguyên số điện thoại của mình, nhưng nhanh nhất cũng phải đến năm 2015 mới có thể thực hiện được.
Nhanh nhất đến năm 2015 mới triển khai
Theo Đề án chuyển mạng giữ nguyên số mà Bộ TT&TT gửi lấy ý kiến tham vấn của người dân và các mạng di động có đưa ra đề xuất tháng 10/2014 sẽ chính thức áp dụng chính sách này. Tuy nhiên, tình hình đến thời điểm này cho thấy rất khó có thể áp dụng chính sách chuyển mạng giữ nguyên số theo đúng dự kiến.
Ông Phạm Hồng Hải, Cục trưởng Cục Viễn thông (Bộ TT&TT) cho biết, khi mật độ điện thoại ở mức khoảng 50% dân số sử dụng di động thì có thể áp dụng chính sách chuyển mạng giữ nguyên số. Hiện nay, tỷ lệ sử dụng điện thoại di động ở Việt Nam đã vượt qua mức này (quy mô đã có đến trăm triệu thuê bao) nên cũng đã có thể áp dụng chính sách chuyển mạng giữ nguyên số.
Mới đây, ông Tom Kershaw – Phó Chủ tịch cấp cao của Telcordia đã nhận định: “ Thị trường di động của Việt Nam có tính cạnh tranh cao và các nhà khai thác di động của Việt Nam cần tiếp tục đầu tư vào dịch vụ mới, tính năng mới cho khách hàng. Tuy nhiên, điều mà Việt Nam cần làm hiện nay là giảm mật độ thuê bao di động xuống còn khoảng 90 đến 95% dân số (hiện mật độ điện thoại di động của Việt Nam là khoảng 150% – PV). Lúc đó, Việt Nam có thể áp dụng chính sách chuyển mạng giữ nguyên số”.
Trong khi đó, phía Viettel cho rằng, việc triển khai chính sách sẽ phù hợp khi tỷ lệ thâm nhập của người sử dụng di động (không phải thuê bao di động) đạt ngưỡng 70%. Ngoài ra, còn có các yếu tố khác như thị trường đã được kiểm soát tốt về giá cước và không còn cơ chế bù giá máy đầu cuối.
Ông Phạm Hồng Hải cho biết, hiện các mạng di động cơ bản đã thống nhất phương án kỹ thuật. Tuy nhiên, các mạng di động lớn vẫn chưa muốn triển khai chuyển mạng giữ nguyên số ở thời điểm này. “Với tiến độ hiện nay thì phải làm rất quyết liệt mới có thể thực hiện được kế hoạch chuyển mạng giữ nguyên số vào năm 2015. Trước hết, phải xây dựng dự án đầu tư và khâu này cũng khó có thể hoàn thành trong vòng 1 năm. Mặt khác, hệ thống kỹ thuật quản lý giữ liệu tập trung phải đặt ở Cục Viễn thông và phải xây dựng dự án để đầu tư. Các doanh nghiệp cũng phải triển khai dự án đầu tư hệ thống quản lý phục vụ cho việc chuyển mạng giữ nguyên số. Như vậy, cũng phải đến năm 2014 mới đầu tư xong và sau đó sẽ tiến hành thử nghiệm.
Việc thử nghiệm cũng phải mất 6 tháng nên có lẽ nhanh nhất đến năm 2015 mới có thể thực hiện được. Tuy nhiên, cũng không loại trừ khả năng phải lùi thêm thời gian áp dụng chính sách này”, ông Phạm Hồng Hải nói.
Sẽ không có xáo trộn nhiều
Ông Phạm Hồng Hải cho biết, để triển khai cho các thuê bao chuyển mạng giữ nguyên số, ngoài vấn đề kỹ thuật thì Bộ TT&TT sẽ phải xây dựng chính sách, quy trình chi tiết cho các thuê bao thực hiện chuyển mạng. Tuy nhiên, chính sách chuyển đổi này không hề đơn giản vì thông thường nhà mạng bị mất thuê bao cũng chẳng thể để thuê bao của mình “đội nón ra đi” một cách dễ dàng. “Khi chuyển đổi cần có các thủ tục như xác định thuê bao không còn nợ nần mạng cũ… Như vậy, nếu quá trình chuyển mạng giữ nguyên số bắt buộc phải làm nhiều thủ tục và tốn thời gian (để đảm bảo những quyền lợi chính đáng của nhà mạng) thì có khả năng thuê bao sẽ không hứng thú với việc chuyển nữa. Kinh nghiệm trên thế giới cho thấy thời gian chuyển đổi ở mỗi quốc gia được quy định khác nhau, từ 1 tháng đến vài phút. Vì vậy, chúng ta sẽ phải phải chọn thời gian chuyển đổi không dài quá, nhưng cũng không ngắn quá vì phải có thời gian xác minh thuê bao có nợ cước hay không”, ông Phạm Hồng Hải nói.
Vẫn theo ông Phạm Hồng Hải, để thực hiện chính sách này thành công thì cơ bản sẽ phụ thuộc vào hai chính sách là giá cước chuyển đổi và thời gian chuyển đổi. Bộ TT&TT sẽ phải ban hành quy định cho phép thuê bao chuyển đổi sau bao lâu thì mới được chuyển sang mạng khác để tránh tình trạng thuê bao vừa ồ ạt sang mạng này rồi lại ồ ạt chuyển về hoặc chuyển sang mạng khác nữa. Như vậy, các mạng sẽ phải đầu tư hệ thống lớn và khiến dư thừa nhiều khi khách hàng ồ ạt chuyển đi chuyển lại với số lượng lớn. Ví dụ như Bộ TT&TT có thể đưa ra quy định là thuê bao đã chuyển mạng giữ nguyên số thì phải sau 3 tháng mới được chuyển tiếp sang mạng khác hoặc chuyển lại chính mạng đã rời bỏ. Bên cạnh đó, Bộ TT&TT sẽ quản lý bằng tính phí chuyển đổi của các thuê bao. Nếu thuê bao chuyển đổi nhiều quá sẽ phải tăng phí chuyển đổi lên, và nếu chuyển đổi ít quá thì giảm mức phí này đi. Những chính sách này sẽ được đưa ra để chủ yếu nhắm đến các thuê bao thực sự có nhu cầu thì mới thực hiện chuyển mạng giữ nguyên số chứ không phải chạy theo để hưởng các chương trình khuyến mãi nhất thời. “Tôi không nghĩ thị trường di động sẽ có xáo trộn gì quá mức do thuê bao di động ồ ạt chuyển đổi bởi nó sẽ được điều tiết bằng chính sách về phí và thời gian chuyển đổi”, ông Phạm Hồng Hải khẳng định.
Theo nhận định của Cục Viễn thông (Bộ TT&TT), việc triển khai dịch vụ chuyển mạng giữ nguyên số sẽ góp phần thúc đẩy cạnh tranh trên thị trường đồng thời mang lại nhiều lợi ích cho người sử dụng và các doanh nghiệp di động. Chuyển mạng giữ nguyên số là xu thế tất yếu, được thực thi với tốc độ ngày một nhanh, mạnh ở hầu khắp khu vực trên thế giới.
Video đang HOT
Cục Viễn thông cho rằng hiện tại Việt Nam đã có đủ một số điều kiện để thực hiện dịch vụ chuyển mạng giữ nguyên số, như đã có tới 6 doanh nghiệp kinh doanh viễn thông di động và tỷ lệ thuê bao rất lớn với 1,5 thuê bao/người dân. Trong khi đó, cước dịch vụ điện thoại di động ở mức tương đối thấp và số lượng sim rác lớn cần phải kiềm chế phát triển. Cục Viễn thông cho rằng, việc chuyển mạng giữ nguyên số sẽ đem lại nhiều lợi ích như khách hàng có quyền lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ nên sẽ tạo môi trường cạnh tranh hơn giữa các nhà cung cấp dịch vụ. Bên cạnh đó, cơ quan quản lý nhà nước có thêm công cụ để theo dõi và phát triển thương mại điện tử.
Theo phương án chuyển mạng giữ nguyên số mà Bộ TT&TT lấy ý kiến tham vấn, dịch vụ chuyển mạng giữ nguyên số có 2 mô hình quản lý dữ liệu là mô hình phân tán và mô hình tập trung. Với mô hình phân tán, mỗi nhà mạng sẽ xây dựng cổng chuyển mạng riêng, còn mô hình tập trung thì các nhà mạng sẽ kết nối tới trung tâm chuyển mạng quốc gia. Hiện trên thế giới có 70 quốc gia đã triển khai chính sách này và phần lớn các quốc gia đang sử dụng mô hình quản lý dữ liệu tập trung. Trong đó, Cục Viễn thông đề xuất sử dụng mô hình quản lý dữ liệu tập trung. Theo đó, các nhà mạng lớn như Viettel, VinaPhone, MobiFone sẽ là đơn vị thực hiện trước, các nhà mạng nhỏ khác thực hiện sau.
Theo IctNews
Các nhà mạng lớn sẽ không được khuyến mại quá "khủng"
Thị phần viễn thông và các chính sách đối với nhà mạng
Tại hội nghị lần này, Bà Trần Nhật Lệ - Phó trưởng phòng chính sách và quy hoạch cục viễn thông đưa ra một số báo cáo về thị phần và tình hình cạnh tranh trên thị trường viễn thông
Tính đến tháng 12/2011, cả nước có 161 triệu thuê bao di động, bao gồm cả 2G và 3G. Như một số dự đoán trước đây, Thị phần di động của Việt Nam không có quá nhiều sự dịch chuyển lớn. Tính đến tháng 6/2012, Viettel vẫn dẫn thị trường với 40%, Vinaphone và Mobifone lần lượt là 30% và 18,5%. Thị phần của 3 ông lớn di động về cơ bản là không có sự chuyển dịch nhiều và chỉ có sự tăng trưởng ít hơn 1%.
Viettel vẫn là người dẫn đầu thị trường với 40% thị phần.
Thị phần của Sfone ngày càng biến mất khi giảm tới 80% so với con số đã hết sức nhỏ nhoi của năm 2011 là 0,1% xuống còn 0,02%. Trong khi đó, Vietnam Mobile cũng giảm tới 20% trong 8,04% của 2011, và hiện tại đang ở mức 5,92%. Gmobile (tên cũ là Beeline) lại là nhà mạng có sự phát triển cao nhất trên thị trường với 4,63% thị phần, tăng 1,42% so với năm 2011.
SFone tuy thị phần siêu nhỏ những chưa phải là biến mất khỏi thị trường.
Những số liệu này phần nào chỉ ra rằng, thị phần của các nhà mạng lớn gần như không hề bị ảnh hưởng gì từ các tiểu gia di động. 3 đại gia viễn thông hiện vẫn đang chễm chệ nắm giữ tới gần 90% thị phần trên thị trường hiện tại. Sự tăng trưởng đột biến của Gmobile được cho là do hiệu ứng của các gói cước tỷ phú của hãng, từ đó đã lôi kéo được số lượng lớn người dùng sử dụng.
Tuy nhiên, một số nhà phân tích nhận định rằng, sự ổn định của các thuê bao trong các mạng tiểu gia không cao. Khách hàng sử dụng các mạng di động tiểu gia chủ yếu vì các chương trình khuyến mại cao và giá cước thấp. Bên cạnh đó, họ cũng là những khách hàng mới và không có thâm niên, nếu chất lượng dịch vụ kém và không thực sự đảm bảo, họ có thể chuyển qua sử dụng các mạng di động khác mà không có quá nhiều ràng buộc.
Các gói cước tỷ phú được cho là "nguồn cơn" của sự tăng trưởng của Gmobile.
Với lợi thế thị phần quá lớn, các động thái độc quyền và dìm giá sẽ là khó tránh khỏi. Tuy nhiên, Bà Lệ nói rằng, Cục viễn thông sẽ đảm bảo sự cạnh tranh công bằng trong thị trường viễn thông. Cụ thể, các nhà mạng lớn sẽ bị quản lý chặt chẽ hơn trong các chương trình ưu đãi, khuyến mại và đặc biệt là giá cước. Những hành vi như triển khai khuyến mại với tần suất quá cao, khuyến mại quá "khủng" của các nhà mạng lớn chắc chắn sẽ bị "trảm". Trong khi đó, các tiểu gia di động khác thì sẽ được nới rộng, linh động hơn trong các vấn đề khuyến mại và giá cước. Ngoài ra, Bà Lê cũng đưa ra những văn bản quy định về mức độ độc quyền và các giải pháp đối với tình trạng dìm giá.
Bà nói thêm rằng: "Chúng tôi sẽ đảm bảo trên thị trường có ít nhất 3 nhà mạng lớn. Các doanh nghiệp viễn thông dù lớn hay nhỏ cũng sẽ phải hoạt động dưới sức ép của sự cạnh tranh".
Nhà phân tích thị trường - Chales Moon.
Khi được hỏi về thực tại cạnh tranh của thị trường viễn thông Việt Nam. Nhà phân tích Chales Moon của công ty nghiên cứu thị trường Infoma nói rằng: "Thị trường viễn thông VN hiện tại hết sức cạnh tranh. Giá cước nói chung so với các quốc gia trên thế giới đã là khá thấp và thậm chí còn cực thấp khi các "tay chơi" liên tục áp dụng các chương trình khuyến mại, ưu đãi lớn dành cho khách hàng".
Ông nói thêm: "Khả năng thâm nhập thị trường Việt là khó và hết sức tốn kém. Các nhà mạng nhỏ hiện nay cũng không có nhiều ưu thế để cạnh tranh với các đại gia di động lớn. Tuy nhiên, sự hiện diện của những tiêu gia là điều cần thiết để giữ vững một thị trường luôn mới mẻ và có tính cạnh tranh cao"
Sự phát triển của các smartphone và dịch vụ giá trị gia tăng trên di động.
Giám đốc của Viettel Telecom - Hoàng Sơn nhấn mạnh về việc phát triển các dịch vụ giá trị gia tăng sẽ là chiến lược chính của Viettel trong tương lai. Ông nói rằng: " Thị trường đang đi đến giai đoạn bão hòa. Khuyến mại và cạnh tranh về giá cước đang đều được các doanh nghiệp thực hiện "rất tốt" trong thời điểm hiện tại. Các thuê bao hiện tại chủ yếu chỉ sử dụng 2 dịch vụ chính: đó là thoại và nhắn tin. Hãy cứ cho rằng, một thuê bao trung bình chi vào khoảng 100-150 ngàn cho 2 dịch vụ này. Vietttel sẽ đẩy mạnh đưa ra sử dụng nhiều dịch vụ giá trị giá tăng cho khác hàng. Nếu giá trị mang lại phù hợp với mức giá thì 1 thuê bao có thể trả tiền bằng 2 thuê bao"
Ông Hoàng Sơn - Giám đốc của Viettel Telecom.
Ông gợi ý về việc phát triển những dịch vụ thực tiễn hơn cho người tiêu dùng, chẳng hạn như quản lý địa điểm của con em theo thuê bao di động. Rõ ràng, đây là một xu thế tất yếu của thị trường để tăng giá trị cho mỗi thuê bao di động trong bối cạnh thị trường cạnh tranh khá mạnh về các sản phẩm cơ bản như giá cước như hiện nay. Ông Sơn nói thêm: " Chúng tôi sẽ không quá cạnh tranh về các mảng giá cước, khuyến mại mà sẽ tập trung vào công nghệ và các sản phẩm giá trị cao. Với lợi thế hạ tầng cao cấp và lớn nhất Việt Nam, chúng tôi tự tin sẽ là người đi đầu thị trường viễn thông trong tương lai".
Cũng tại hội nghị lần này, Trưởng ban viễn thông, Tập đoàn VNPT - Ông Đỗ Vũ Anh cho biết, mạng di động 2G của VNPT đã phủ sóng 100% các tỉnh thành, trong khi đó, mạng 3G của hãng đã vươn tới hơn 70% dân số. Trong buổi họp báo của mình, ông cũng nói khá nhiều về những triển vọng của mạng 4G. Hiện tại, VNPT đang tích cực nghiên cứu và thư nhiệm công nghệ này tại Việt Nam. Liệu mục tiêu của VNPT sẽ là người đi đầu trong công nghệ 4G tại VN?
Ông Denis Brunetti - Phó giám đốc Ericsson Việt Nam, Lào, Campuchia.
Bên cạnh khả năng truyền tải dữ liệu của các nhà mạng, ông Denis Brunetti - Phó giám đốc Ericsson Việt Nam, Lào, Campuchia cho rằng, để dành chiến thắng trong trận chiến 3G, chúng ta cũng cần phải quan tâm đến 2 yếu tốt khác đó là thiết bị sử dụng và các gói sản phẩm cho người tiêu dùng.
Ông nhấn mạnh vai trò của smartphone trong việc phổ cập các dịch vụ sử dụng dữ liệu. Ông nói: "Hiện tại, Việt Nam đang có 16 triệu thuê bao 3G, chiếm 15% dân số quốc gia. Với những người sử dụng các non-smartphone, 14% sẽ sử dụng các dịch vụ dữ liệu, trong khi có tới 48% người dùng smartphone sẽ đăng ký sử dụng các dịch vụ dữ liệu. Các dịch vụ giá trị gia tăng sẽ khó mà phát triển nếu không có được một thiết bị và một nền tảng cần thiết để sử dụng nó".
Các dịch vụ giá trị gia tăng của nhà mạng chi thực sự thăng hoa khi người tiêu dùng có được các thiết bị, nền tảng sử dụng chúng.
Đồng ý với quan điểm này, theo ông Michael MacDonald - CTO của Huawei Đông Nam Á thì các loại smartphone cần có được mức giá rẻ, hợp lý để ai cũng có thể sở hữu được. Bên cạnh đó, chất lượng phải thật sự đảm bảo Chất lượng và trải nghiệm tốt thì người tiêu dùng mới thường xuyên xử dụng chúng. Ông đưa ra ví dụ về thị trường Thái Lan và Việt Nam. Trong năm 2011, Thị trường di động Thái Lan đã thực sự thăng hoa bởi sự kích thích đột biến của các smartphone, đặc biệt là các smartphone giá rẻ. Trong khi đó tại VN, smartphone vẫn được coi là một sản phẩm "tương đối xa xỉ" đối với người tiêu dùng phổ thông. Theo ông, các smartphone giá rẻ dưới 100USD sẽ thực sự là những liều thuốc kích cầu mạnh mẽ cho nhu cầu sử dụng 3G vào thời điểm hiện tại.
Các sản phẩm smartphone giá rẻ sẽ là liều thuốc kích thích cực lớn cho nhu cầu sử dụng 3G và các dịch vụ giá trị gia tăng.
Bên cạnh đó, một khi người dùng có được các thiết bị tiêu chuẩn để sử dụng, các sản phẩm hoặc các gói dịch vụ cần phải thực sự linh hoạt. Các nhà mạng phải thực sự thấu hiểu được các thông tin về người dùng của mình. Từ đó, mới có thể phát triển các ứng dụng, những chiến lược bundle hợp lý để người dùng có chọn lựa chúng.
Ông Brunetii chia sẻ: " Nếu chỉ sử dụng một gói sản phẩm cho toàn thị trường, doanh thu thực sự sẽ bị đánh mất so với nhu cầu thực tế của thị trường. Chính vì thế, chúng ta cần phải có nhiều gói sản phẩm hấp dẫn, linh hoạt, cho đúng đối tượng với một mức giá thích hợp".
Theo Genk
Sắp thu phí hòa mạng di động trả trước Trong dự thảo Thông tư Quy định giá cước sử dụng dịch vụ thông tin di động mặt đất và giá hàng hóa viễn thông chuyên dùng thông tin di động mặt đất có đưa ra quy định mức cước hòa mạng của thuê bao di động trả trước không thấp hơn 25.000 đồng/lần hòa mạng. Dự kiến, mức cước hòa mạng của...