2014, Nga sản xuất tên lửa ICBM thế hệ mới
Nga sẽ bắt đầu sản xuất mẫu tên lửa đạn đạo xuyên lục địa hạng nặng sử dụng nhiên liệu lỏng vào năm 2014.
Một nguồn tin của Bộ Quốc phòng Nga ngày hôm qua (18/6) cho biết, nước này sẽ bắt đầu sản xuất mẫu đầu tiên của tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) thế hệ mới sử dụng nhiên liệu dạng lỏng thay vì nhiên liệu rắn như các tên lửa ICBM hiện nay.
Vào năm 2011, Bộ Quốc phòng Nga đã thông báo kế hoạch sản xuất tên lửa ICBM thế hệ mới vào năm 2018. Loại tên lửa mới được sử dụng để thay thế cho loại tên lửa ICBM Voyevoda (SS-18 Satan) được trang bị cho quân đội Nga từ năm 1967.
“Việc sản xuất mẫu hoàn chỉnh của loại tên lửa mới này sẽ được bắt đầu vào năm tới”, nguồn tin của Bộ Quốc phòng Nga cho biết. Nguồn tin này cũng tiết lộ thiết kế của loại tên lửa mới đã được thông qua từ năm 2012.
Video đang HOT
Tên lửa ICBM Voyevoda của Nga
Tất cả các dự án tên lửa ICBM của quân đội Nga hiện nay bao gồm tên lửa phóng từ biển (Bulava) và phóng từ mặt đất (Topol-M và Yars) đều sử dụng nhiên liệu dạng rắn.
Năm ngoái, Chỉ huy trưởng Lực lượng tên lửa chiến lược Nga (SMF), Thượng tướng Sergei Karakayev cho biết, tên lửa ICBM mới có trọng lượng phóng khoảng 100 tấn với khả năng mang được nhiều đầu đạn hơn so với tên lửa sử dụng nhiên liệu dạng rắn.
Cùng với hệ thống xác định mục tiêu ICBM hiện đại đang được quân đội Nga phát triển, tên lửa ICBM mới sẽ có thể xuyên thủng những hệ thống phòng thủ tên lửa phức tạp nhất ở bất cứ nơi nào trên thế giới.
Theo 24h
Hàn Quốc sắp tăng gấp ba tầm bắn tên lửa
Seoul và Washington đang ở rất gần thỏa thuận về việc tăng gần gấp ba tầm bắn cho các tên lửa đạn đạo của Hàn Quốc, nhằm bảo vệ tốt hơn trước những đe dọa từ Triều Tiên.
Các tên lửa thế hệ mới của Hàn Quốc. Ảnh: Yonhap
Hãng tin Yonhap trích các nguồn tin ngoại giao cho hay, các tên lửa của Hàn Quốc sẽ được mở rộng tấm bắn từ 300 km lên thành 800 km, tức là đủ để vươn tới bất cứ vị trí nào tại Triều Tiên.
Mỹ hiện có 28.500 lính đồn trú tại Hàn Quốc và đảm bảo một "chiếc ô hạt nhân" trong trường hợp có bất cứ cuộc tấn công nguyên tử nào. Tuy nhiên, để đổi lại việc này, Seoul trong những năm qua phải chấp nhận hạn chế năng lực của các tên lửa.
"Các thỏa thuận đã đạt được đối với những vấn đề quan trọng", Yonhap trích một nguồn tin, đồng thời dẫn một nguồn tin khác cho biết hai nước chỉ đang làm rõ các chi tiết trong thỏa thuận mở rộng tầm bắn tên lửa đã nhất trí từ năm 2001.
Hãng tin của Hàn Quốc cũng khẳng định tầm bắn mới đối với các tên lửa của nước này nhiều khả năng sẽ được thông báo vào tháng tới. Bộ Quốc phòng Hàn Quốc hiện chưa đưa ra bất cứ bình luận nào về thông tin này.
Hồi tháng 3, Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak cho hay các tên lửa của Triều Tiên có thể vươn tới đảo miền nam Jeju của Hàn Quốc, tức là hơn 400 km xuống phía nam tính từ biên giới hai nước. Ông nhấn mạnh rằng Seoul cần một "điều chỉnh thực tế" đối với tầm bắn của các tên lửa hiện có.
Nhu cầu này càng trở nên cấp bách sau khi Triều Tiên phóng tên lửa Ngân Hà-3 (Unha-3) hồi tháng 4. Bình Nhưỡng tuyên bố phóng tên lửa này để đưa vệ tinh Quang Minh Tinh-3 (Kwangmyongsong-3) lên quỹ đạo, nhưng Mỹ và các đồng minh cho rằng đây thực chất là một vụ thử tên lửa tầm xa vốn bị cấm theo các nghị quyết của Liên Hợp Quốc.
Hàn Quốc và Triều Tiên về lý thuyết vẫn ở trong tình trạng chiến tranh sau Chiến tranh Triều Tiên 1950-1953, do mới có một thỏa thuận ngừng bắn được ký chứ chưa có bất cứ hiệp định hòa bình nào được thông qua.
Hàn Quốc tin rằng Triều Tiên có khoảng 1.000 tên lửa các loại, phần lớn trong số này nhắm vào Seoul và những địa điểm khác của Hàn Quốc.
Theo VNE
Nga chế tạo tên lửa liên lục địa mới Một loại tên lửa đạn đạo liên lục địa hạng nặng đời mới đang được Nga tiến hành chế tạo từ nay cho tới năm 2018. Một loại tên lửa của Nga. Ảnh minh họa: Armybase "Việc chế tạo tên lửa đang diễn ra", RIA Novosti dẫn lời thượng tướng Sergei Karakayev, chỉ huy Lực lượng Tên lửa Chiến lược Nga, cho hay...