2014: Năm hạn chưa qua, đại gia dính vận lao lý
Hàng loạt đại gia tiếp tục “ngã ngựa” trong năm 2014. Dường như, giai đoạn vận hạn của đại gia chưa qua.
Sếp ngân hàng… đầu bảng đen
Giữa tháng 12/2014, Tòa phúc thẩm đã tuyên bác kháng cáo của Nguyễn Đức Kiên (Bầu Kiên ) bị xử y án 30 năm tù. Nguyên TGĐ Ngân hàng ACB Lý Xuân Hải y án 8 năm tù; nguyên phó chủ tịch HĐQT ACB Trịnh Kim Quang và Phạm Trung Cang y án 4 và 3 năm tù; nguyên phó chủ tịch Lê Vũ Kỳ được giảm án còn 4 năm tù…
Hơn 2 năm kể từ ngày Bầu Kiên bị bắt, vụ án coi như đã khép lại. Các bị cáo sẽ lĩnh án và bị cấm đảm nhiệm chức vụ trong vòng 5 năm kể từ khi chấp hành xong hình phạt.
Trong năm cũng nhiều lãnh đạo ngân hàng bị bắt và khởi tố vì sai phạm.Một số nguyên lãnh đạo thế hệ trước của Agribank trong năm 2014 cũng đã bị bắt giam vì những sai phạm trong quá trình công tác, trong đó có nguyên chủ tịch HĐQT Đỗ Tất Ngọc; cựu TGĐ Agribank Phạm Thanh Tân; cựu Phó TGĐ Agribank Kiều Trọng Tuyến và ông Phạm Ngọc Ngoạn, cựu Ủy viên HĐTV Agribank.
Nguyễn Đức Kiên (Bầu Kiên) bị xử y án 30 năm tù
Ở mảng NHTM, cuối tháng 10/2014, Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã tống đạt quyết định khởi tố bị can đến ông Hà Văn Thắm, nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Đại Dương – OceanBank, sau khi NHNN đã đình chỉ quyền và nghĩa vụ của Chủ tịch, thành viên HĐQT OceanBank đối với ông Thắm.
Ông Thắm bị khởi tố với tội danh vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các TCTD theo điều 179 Bộ luật Hình sự. Cơ quan điều tra đồng thời thực hiện lệnh bắt tạm giam bị can Hà Văn Thắm trong thời hạn 4 tháng để phục vụ điều tra.
Trước đó, hồi cuối tháng 7/2014, Cơ quan Cảnh sát điều tra cũng đã khởi tố và bắt tạm giam ông Phạm Công Danh, Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Xây dựng Việt Nam (VNCB), ông Mai Hữu Khương thành viên HĐQT VNCB, ông Phan Thành Mai nguyên TGĐ VNCB vì “cố ý làm trái gây hậu quả nghiêm trọng” và “vi phạm quy định trong cho vay trong hoạt động của các TCTD”. Ba nhân vật này đồng thời còn là lãnh đạo Tập đoàn Thiên Thanh – một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng và BĐS.
Còn nhiều đại gia e ngại?
Video đang HOT
Theo NHNN, trong quá trình triển khai Đề án cơ cấu lại các TCTD đã được Bộ Chính trị, Chính phủ phê duyệt, NHNN tiến hành thanh tra pháp nhân, thanh tra chất lượng tín dụng đối với các TCTD.
Việc hàng loạt các đại gia bị bắt giữ trong thời gian gần đây cho thấy, pháp luật đang được thực thi.
Những nỗ lực như vậy có lẽ cũng là yếu tố góp phần khiến nhiều đại gia trong lĩnh vực ngân hàng tài chính trước đó đã tìm cách rút lui khỏi lĩnh vực đầy hấp dẫn nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro này.
Ông Đăng Thanh Tâm từng phải tuyên bố rũ bỏ đầu tư đa ngành, đầu tư tài chính ngân hàng để đổi lại sự bình an, quay trở về với thế mạnh BĐS công nghiệp và hút đầu tư nước ngoài. Trong khi ông “trùm” NH Đặng Văn Thành cũng lặng lẽ rút lui khỏi Sacombank để quay về với ngành nghề khởi nghiệp ban đầu – mía đường.
Cũng như hai ba năm gần đây, 2014 chứng kiến không ít đại gia rơi vào bước ngoặt đen tối trong cuộc đời. Và danh sách có thể còn kéo dài bởi tái cơ cấu vẫn đang được triển khai. NHNN vẫn đang giám sát chặt chẽ và chỉ đạo xây dựng phương án tái cơ cấu đối với một số NHTM được xác định yếu kém trong năm 2013.
“Đại phẫu” NH có lẽ để triệt ung nhọt nợ xấu. Hàng loạt các NH yếu kém và bình thường đã được chấp nhận phương án tái cơ cấu. Nợ xấu và những sai phạm trong hệ thống sẽ dần dần lộ diện.
Gần đây, để đảm bảo an toàn trong hoạt động cấp tín dụng, cho vay của các TCTD và chi nhánh NH nước ngoài an toàn, NHNN đã ban hành Thông tư 36/2014 với nhiều quy định cụ thể, khá chặt chẽ về đối tượng hạn chế cấp tín dụng cũng như tỷ lệ được cấp của các TCTD.
Mục đích của Thông tư 36 là đánh vào tình trạng sở hữu chéo, cho vay sân sau để rồi dẫn tới sự thâu tóm rồi chi phối lẫn nhau.
Có thể thấy, nền kinh tế đang có những chuyển biến theo chiều hướng tích cực. Các chỉ số vĩ mô đã tốt lên. Tỷ giá ổn định, lạm phát thấp, GDP phần nào đã lấy lại được đà tăng trở lại. Mặc dù vậy, sóng gió có lẽ còn chưa dứt. Những sai lầm trong quá khứ đang phải trả giá. Nhiều đại gia tiếp tục ngã ngựa trong năm 2014.
Việc hàng loạt các đại gia bị bắt giữ trong thời gian gần đây cho thấy, pháp luật đang được thực thi. Tuy nhiên, nó cũng cho thấy những kẻ hở về quản lý nhà nước còn quá nhiều, nhất là trong các lĩnh vực như tài chính, ngân hàng, đất đai, tài nguyên môi trường. Trong khi đạo đức nghề nghiệp trong nhiều lĩnh vực nhạy cảm đang là một vấn đề báo động.
Theo Mạnh Hà
VEF
"Bị cáo phạm tội vì không nghĩ Huyền Như lừa mình"
"Do Huyền Như khẳng định là đã gặp khách hàng nhưng khách hàng quá bận nên không đến được. Biết không có chữ ký của khách hàng là không đúng quy đinh nhưng lúc đó trong nhận thức của bị cáo không có ý nghĩ là Như lừa gạt mình", bị cáo Bùi Ngọc Quyên khai.
Các bị cáo tại phiên tòa phúc thẩm
Trong ngày làm việc thứ 5 của phiên tòa phúc thẩm đại án tham nhũng do Huỳnh Thị Huyền Như, nguyên cán bộ ngân hàng TMCP Vietinbank cùng đồng phạm thực hiện, HĐXX tiếp tục thẩm vấn các bị cáo để làm rõ hành vi "Vi phạm các quy định cho vay".
Trả lời HĐXX, bị cáo Bùi Ngọc Quyên, nguyên Phó Phòng Giao dịch Điện Biên Phủ của Vietinbank khai nhận nhiệm vụ của mình là xác thực tài sản đảm bảo và nhập kho tài sản đảm bảo ở chi nhánh Điện Biên Phủ. Nhiệm vụ của bị cáo này không cần gặp khách hàng mà chỉ cần có chữ ký của khách hàng là được. Bị cáo Quyên thừa nhận so với quy định của Vietinbank thì bị cáo đã vi phạm vì không có chữ ký của khách hàng.
Chủ tọa nói: "Biết sai mà vẫn làm giúp cho bị cáo Như chiếm đoạt 1 số tiền rất lớn thì bị cáo đã phạm tội". Quyên khẩn khoản: "Huyền Như khẳng định là đã gặp khách hàng nhưng khách hàng quá bận nên không đến được. Không có chữ ký của khách hàng là không đúng theo quy định nhưng lúc đó trong nhận thức của bị cáo không có ý nghĩ là bị Như lừa gạt mình", Quyên khai.
Chính vì vậy, bị cáo này xin HĐXX xem xét lại tội danh: "Vi phạm quy định cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng". Quyên kêu oan về tội danh này vì cho rằng mình không có vi phạm. "Bị cáo không rành về pháp luật. Bị cáo chỉ vi phạm quy định 69 của ngân hàng Vietinbank, nhưng bị cáo nghĩ là không vi phạm pháp luật, bị cáo xin HĐXX xem xét là có vi phạm pháp luật hay không", Quyên nói.
Bị cáo Quyên cũng kể về hoàn cảnh của mình để xin HĐXX xem xét như đang bị bệnh, phẫu thuật nhiều lần nên ảnh hưởng đến việc có con. Hai vợ chồng cưới được 8 năm nhưng vẫn không có con, sức khỏe rất không tốt.
Bị cáo Đoàn Lê Du (34 tuổi, nguyên trưởng phòng giao dịch Đinh Tiên Hoàng VietinBank chi nhánh TPHCM) cũng kêu oan và khẳng định mọi lỗi lầm đều do các nhân viên NaviBank và ACB, bị cáo không có tội gì
"Siêu lừa" Huyền Như sau vành móng ngựa
Theo cáo trạng, khi được Huyền Như đặt vấn đề giải quyết cho khách hàng của Như vay tiền bằng hình thức thế chấp thẻ tiết kiệm, khách hàng không có mặt, đề nghị cho vay trước rồi bổ sung thủ tục, Du đã chỉ đạo nhân viên Phòng giao dịch lập 51 hồ sơ tín dụng đứng tên 16 cá nhân, vay tổng cộng 239 tỷ đồng.
Việc vay này được thế chấp bằng 37 thẻ tiết kiệm mang tên 12 cá nhân là nhân viên Ngân hàng ACB, NaviBank có tiền gửi tại Vietinbank chi nhánh TPHCM. Trong số này, chỉ 6 người được Như nhờ đứng tên vay 70 tỷ đồng trên 13 khoản vay có mặt tại Phòng giao dịch để ký hồ sơ, những người còn lại không có mặt. Tuy nhiên, tại tòa phúc thẩm, bị cáo Du cho rằng mình chỉ có lỗi do vô ý chứ không cố ý.
Tuy nhiên, HĐXX khẳng định Du biết rõ và chắc chắn khoản nào cần tất toán dù việc làm này là sai quy trình và vi phạm quy định cho vay. Hơn nữa, Du cũng không đưa được bằng chứng gì chứng minh mình bị oan sai.
"Trước khi tất toán các khoản vay này, bị cáo biết các khoản vay đều không đúng pháp luật nên đều báo cáo lãnh đạo", Du khẳng định để đỗ lỗi của mình cho lãnh đạo Vietinbank.
Bị cáo Vũ Nguyễn Xuân Tiên (nguyên Phó PGD Đinh Tiên Hoàng thuộc Vietinbank) lại đỗ lỗi cho cấp dưới của mình là Huỳnh Trung Chí (nhân viên tín dụng PGD Đinh Tiên Hoàng thuộc Vietinbank). "Chí không bao giờ đưa hồ sơ cho bị cáo. Tội nghiệp bị cáo lắm. Bị cáo không bao giờ làm việc như vậy. Tất cả đều có chữ ký của khách hàng thì bị cáo mới làm", Tiên khai.
HĐXX phải liên tục nhắc nhở bị cáo này phải bình tĩnh. Bị cáo Tiên vừa khóc vừa nói rằng bản cung của cơ quan điều tra là không khách quan. "Khi ở cơ quan đều tra, bị cáo không được hỏi bất cứ câu hỏi nào, chỉ được đưa 1 tờ giấy bảo bị cáo đọc và ký vào.
Chiều nay, phiên tòa tiếp tục phần thẩm vấn.
Công Quang - Trung Kiên
Theo Dantri
Hé lộ tình tiết mới về phi vụ "lại quả" 10 tỷ của Huyền Như Để chiếm đoạt đựơc số lượng tiền khổng lồ hơn 600 tỷ đồng của ngân hàng ACB, Huỳnh Thị Huyền Như đã dùng thủ đoạn trích trả ngay hơn 10 tỷ đồng tiền lãi ngoài hợp đồng. Tuy nhiên, người nhận 10 tỷ đồng này chưa được làm rõ. Huỳnh Thị Huyền Như và đồng phạm tại tòa phúc thẩm Sáng 18/12, đại...