2014 có thể là năm nóng nhất
Mới đây, các nhà khoa học thuộc trường Đại học Justus-Liebig ở Giessen, Đức đã đưa ra dự đoán, chu kỳ hoạt động của hiện tượng El Nino có thể đạt đỉnh vào năm nay và 2014 sẽ là năm nóng nhất trong lịch sử dự báo khí tượng.
El Nino có thể gây ra các thảm họa thiên nhiên như lũ lụt, hạn hán…
75% khả năng El Nino xảy ra cuối năm nay
Trong khí tượng học, hiện tượng El Nino được gọi là Dao động phương Nam (Southern
oscillation). El Nino chỉ hiện tượng nóng lên dị thường của lớp nước biển bề mặt ở khu vực xích đạo trung tâm và đông Thái Bình Dương, kéo dài từ 8-12 tháng, hoặc lâu hơn, thường xuất hiện 3-4 năm 1 lần, song cũng có khi dày hơn hoặc thưa hơn. Do ảnh hưởng của hiện tượng El Nino, nhiều khu vực sẽ xuất hiện hiện tượng thời tiết cực đoan như hạn hán, cháy rừng, nhiệt độ cao… trong khi đó có khu vực lại bị nhấn chìm trong đại hồng thủy.
Bằng cách phân tích nhiệt độ nước ở phía đông Thái Bình Dương, dọc theo đường xích đạo, các nhà khoa học chỉ có thể đưa ra dự đoán về hiện tượng El Nino trước khoảng 6 tháng. Tuy nhiên, mới đây nhà khoa học Armin Bunde cùng các đồng nghiệp không sử dụng phương pháp cũ mà khảo sát nhiệt độ không khí ở toàn bộ vùng Thái Bình Dương để tìm ra mối liên hệ giữa nhiệt độ ở vùng xảy ra hiện tượng El Nino và nhiệt độ ở các khu vực khác thuộc Thái Bình Dương. Theo đó, các nhà khoa học đưa ra kết quả dự đoán, 75% khả năng hiện tượng El Nino sẽ diễn ra vào cuối năm 2014, sau khi xác định trong 2 năm qua không xảy ra hiện tượng này. Ông Andrew Watkins – người phụ trách bộ phận dự báo khí hậu thuộc Cục khí tượng Australia cho biết: “Không thể phủ nhận dấu hiệu về hiện tượng El Nino đang ngày một tăng lên, mô hình thời tiết cực đoan này có thể xuất hiện vào đầu tháng 6″.
Tuy nhiên, không phải nhà khoa học nào cũng tán thành kết luận nghiên cứu trên của các nhà khoa học Đức. Nhà khí tượng học Tim Barnett tại Viện hải dương học Scripps ở La Jolla, San Diego, Mỹ, lại cho rằng những biện pháp chuyên gia Đức sử dụng đã lỗi thời “tôi cảm thấy phương pháp nghiên cứu của họ như quay trở về những năm 1980″. Một chuyên gia khác cũng cho rằng, những nhà nghiên cứu Đức chưa xét đến tính chất vật lý trong mối quan hệ giữa khí quyển và đại dương, hình thức nghiên cứu đó chỉ mang tính thống kê về nhiệt độ. Còn chuyên gia người Nga nhận định, đây chỉ là dự đoán riêng của các nhà khoa học Đức, còn họ chưa phát hiện sự bất thường khí hậu nào.
Mối đe dọa từ khí hậu diễn biến bất thường
Được biết, không phải lúc nào El Nino cũng gây tai họa cho con người. Cách đây hơn 5.000 năm, khi hiện tượng này được ngư dân Peru phát hiện thì El Nino đồng nghĩa với “tin mừng”. Vì nước biển tăng lên đủ ấm để vi sinh vật phát triển, chúng là thức ăn cho cá biển, nhờ thế nghề đánh bắt cá ở các nước ven biển Nam Mỹ phát triển. Tuy nhiên, các nhà khoa học khí tượng dự báo, trong 10 năm tới, nhiều quốc gia sẽ phải hứng chịu các thảm họa tự nhiên như lũ lụt, hạn hán, cháy rừng,… do thời tiết cực đoan với nguyên nhân do hiện tượng El Nino bất thường ngày một tăng lên. Một nghiên cứu mới vào đầu năm 2014 được đăng trên tạp chí Sự thay đổi khí hậu tự nhiên cho thấy, sự ấm lên toàn cầu hay biến đổi khí hậu, sẽ khiến hiện tượng El Nino tăng tần suất và cường độ một cách bất thường. Lần El Nino nghiêm trọng xảy ra gần đây nhất là vào năm 1997-1998, gây mưa lớn ở Mỹ, sạt đất ở nam Peru, lốc xoáy ở châu Phi, cháy rừng ở Indonesia, hạn hán ở Australia, gây thiệt hại 35-45 tỷ USD.
Trái đất nóng lên còn khiến băng tan và mực nước biển dâng cao, đe dọa nhiều châu lục bị nước biển nhấn chìm. Các nhà khoa học Anh, Đức, Mỹ đã công bố tình trạng băng tan ở Nam cực sẽ tiếp diễn trong nhiều thập kỷ, thậm chí là thế kỷ. Trước đó, tạp chí Sự thay đổi khí hậu tự nhiên công bố một báo cáo cho biết sông băng đang tan chảy và mực nước biển sẽ tăng thêm 1cm trong vòng 20 năm. Từ năm 1992-2000, trung bình các dòng sông băng này mang đi khoảng 20 tấn băng mỗi năm. Tuy nhiên, các nhà khoa học dự báo lượng băng mất mát này sẽ còn tăng thêm và có thể lên trên mức 100 tỷ tấn mỗi năm.
Theo ANTD
Làm sao để sống sót khi bị sóng dữ cuốn đi xa?
Để vui chơi an toàn khi ra biển, mỗi chúng ta cần có kiến thức để có thể giữ an toàn cho bản thân trước những nguy cơ có thể xảy đến ngoài biển, đặc biệt là khi bất ngờ bị dòng chảy xa bờ cuốn đi.
Video đang HOT
Vào trưa ngày 29/12/2013, trong lúc tắm tại bãi biển 30/4 ở Cần Giờ, TPHCM, 7 nam sinh của trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm, tỉnh Bình Dương đã bị sóng dữ cuốn trôi.
Theo người dân, bãi biển nơi xảy ra vụ tai nạn kinh hoàng này có nhiều hố sâu và nước xoáy bất ngờ. Tuy nguyên nhân 7 nam sinh bị nước biển cuốn trôi vẫn chưa được xác định rõ ràng nhưng một trong những tai nạn nguy hiểm nhất mà chúng ta có nguy cơ mắc phải khi đi biển chính là bị dòng chảy cuốn đi xa bờ dẫn đến đuối nước.
Để vui chơi an toàn khi ra biển, mỗi chúng ta cần có kiến thức để có thể giữ an toàn cho bản thân trước những nguy cơ có thể xảy đến ngoài biển.
Dòng chảy xa bờ là gì?
Dòng chảy xa bờlà một dòng nước mạnh chảy từ bờ hướng ra biển. Sóng sẽ đánh và đưa nước biển vào bờ, nhưng khi nước biển được liên tục đưa vào bờ thì chúng tập hợp lại thành một dòng đi ngược ra biển.
Vận tốc trung bình của dòng chảy này có thể thay đổi từ 0,5m đến 1m/giây, khi đó không ai có khả năng bơi ngược dòng để trở vào bờ. Nhiều khi do những thay đổi đột ngột của sóng biển, vận tốc dòng chảy có thể lên đến 2,5m/giây, nhanh hơn cả vận tốc bơi của một vận động viên bơi lội Olympic.
Dòng chảy xa bờ thường hẹp, có chiều ngang khoảng 1-3 m, cũng có dòng chảy xa bờ rộng đến cả chục mét.
Các loại dòng chảy xa bờ
- Dòng ngược tức thì: Dòng chảy hình thành và biến mất nhanh chóng.
- Dòng ngược cố định: Dòng chảy có thể tồn tại trong khoảng thời gian từ vài ngày đến hàng tuần, thậm chí hàng tháng.
- Dòng ngược vĩnh cửu: Dòng chảy này tồn tại thường xuyên, liên tục, thậm chí là vĩnh viễn.
Cách nhận biết dòng chảy xa bờ
Dòng chảy xa bờ có thể xuất hiện tại bất kỳ nơi nào có sóng, kể cả hồ lớn nhưng để xác định được dòng chảy xa bờ không phải dễ dàng.
Hãy chú ý những đặc điểm sau đây:
Dòng nước bị khuấy tung, ngầu bọt.
Dòng nước cuốn theo rong biển, rác rểu, tạo thành dòng hướng ra xa bờ.
Dòng chảy có vùng nước đục hoặc đậm màu hơn hẳn so với các vùng xung quanh.
Có một đoạn đứt gãy trong con sóng.
Cách để thoát khỏi dòng chảy xa bờ
Nếu không may bị lọt vào dòng chảy xa bờ, bạn cần phải đủ bình tĩnh và tỉnh táo để không bị cuốn ra xa bờ:
Việc bị dòng chảy mạnh cuốn trôi ra ngoài biển sẽ khiến bạn ngay lập tức cảm thấy sợ hãi, kinh hoàng, bất lực vì sức sóng quá lớn nhưng bạn buộc phải cố gắng giữ bình tĩnh để có thể đương đầu với tình huống hiểm nguy này. Dòng chảy xa bờ sẽ chỉ có thể đưa bạn ra xa bờ thôi.
Thông thường, dòng chảy xa bờ sẽ đưa bạn ra xa khoảng 30m. Đó không phải khoảng cách quá xa để bạn cảm thấy nản lòng hoặc phải buông xuôi. Với khả năng bơi lội khá, bạn hoàn toàn có thể giữ an toàn trong tình huống nguy hiểm này.
Tuyệt đối bạn không nên ngay lập tức cố bơi ngược dòng để mong có thể vào bờ bởi lực sóng lúc này rất lớn, bạn sẽ không thể ngay lập tức đảo ngược tình hình. Càng cố làm vậy, bạn sẽ càng tốn sức vô ích.
Các trường hợp chết đuối vì bị dòng chảy xa bờ cuốn đi thường vì người bị nạn quá hoảng loạn, cố gắng bơi ngược dòng nước và bị kiệt sức vì chống lại dòng nước, cuối cùng, không còn đủ sức để bơi trở lại vào bờ.
Hãy nhớ rằng, việc bơi ngược dòng lúc này là điều không thể, vì với vận tốc 2,5m/giây thì dù "kình ngư" Michael Phelps của Mỹ "ra tay" cũng sẽ bị vắt kiệt sức trong lúc cố bơi ngược vào bờ.
Thay vì cố bơi ngược dòng và mất sức vô ích, bạn nên bơi song song với bờ biển, vuông góc với dòng chảy. Sau khi đã bơi ra ngoài vùng nước chảy xa bờ, hãy bơi chéo góc và hướng về phía bờ.
Trong trường hợp xấu nhất, bạn đã đuối sức, không còn đủ sức để thoát khỏi dòng ngược, hãy thả mình trôi theo dòng. Khi đã trôi ra ngoài dòng chảy xa bờ, hãy tiếp tục cố gắng bơi song song với bờ biển hoặc ra hiệu cho cứu hộ tới ứng cứu.
Bích Ngọc
( Tổng hợp)
Theo Dantri
Hai cha con bị lật thuyền trên biển Trưa 18/12, khi đang đánh bắt hải sản trên biển, hai cha con anh Phạm Huy Chương (SN 1966) và Phạm Văn Nam (SN 1991) bị sóng đánh lật thuyền. Rất may hai cha con anh Chương được một thuyền của ngư dân khác cứu vớt. Được biết, dù sóng to gió lớn nhưng anh Chương và con trai (cùng trú thôn Đại...