2013 sẽ thu phí âm nhạc online
Đó là thông tin mới nhất từ luật sư Phạm Thanh Thủy, Phó giám đốc Trung tâm tác quyền âm nhạc Việt Nam ( VCPMC) trong buổi báo cáo tổng kết cuối năm diễn ra tại HN sáng 3/1.
Nhạc sĩ Phó Đức Phương cho biết riêng 2012 công tác phân phối (chi trả) tiền sử dụng tác phẩm âm nhạc của VCPMC được gần 38 tỉ, đạt khoảng 100% số tiền phải phân phối sau khi trừ hành chính phí. Theo đó, những nhạc sĩ được nhận số tiền về bản quyền tác giả âm nhạc với lớn trên 300 triệu/năm gồm: Hoài An, Nguyễn Văn Chung…
Theo luật sư Thanh Thủy việc phí nhạc số bắt đầu thực hiện từ ngày 1/11/2012 đến ngày 26/12/2012 và chỉ nhận được một con số rất khiêm tốn là 17 triệu đồng. Những lý do khiến việc thu phí này được ít một phần là bởi khách hàng gặp những trục trặc về kênh thanh toán và chất lượng file tải nhạc nhà cung cấp chưa đạt như mong muốn.
Nnăm 2013, VTV sẽ tuân thủ tác quyền âm nhạc các ca khúc nước ngoài phát sóng trên đài, trong đó có Giọng hát Việt.
“VCPMC và MVcorp (đơn vị được Hiệp hội Ghi âm Việt Nam ủy quyền để kinh doanh những bản ghi âm) cùng 13 website mới có một buổi họp. Theo đó, các bên nhất trí, thời gian qua mới chỉ là giai đoạn thử nghiệm ở một số album, cần phải khắc phục những hạn chế thật nhanh. Năm 2013 sẽ tiến tới việc thu phí nghe nhạc online” – bà Thanh Thủy nói.
Luật sư Thanh Thủy cũng tiết lộ phía Đài THVN cũng đã có buổi họp với VCPMC bàn về việc trả bản quyền âm nhạc cho các tác giả quốc tế. Theo đó, năm 2013, VTV sẽ tuân thủ tác quyền âm nhạc các ca khúc nước ngoài phát sóng trên đài (ví dụ ở các chương trình Giọng hát Việt, Cặp đôi hoàn hảo…).
Thu 525 triệu tiền tác quyền/đêm diễn chương trình Kpop
Với những trường hợp tự đưa nhạc lên trang cá nhân thì phải chủ động xin bản quyền. Nếu không xin phép, tác giả phát hiện ra có thể khởi kiện. Còn những website có người quản lý nếu chưa xin phép, bị nhắc nhở sẽ khắc phục bằng cách hạ bài hát xuống (theo tông tư 07 của Bộ TT-TT).
Video đang HOT
Tiết lộ của luật sư Thanh Thủy, riêng chương trình Festival Kpop diễn ra ở TT Hội nghị quốc gia, VCPMC thu được 525 triệu đồng tiền tác quyền cho các tác giả quốc tế. Nhà văn Trần Thị Trường bày tỏ niềm vui vì chỉ một đêm diễn mà VCPMC thu được số tiền lớn trong khi còn một số chương trình của nghệ sĩ VN cũng tổ chức ở địa điểm đó nhưng vẫn quỵt tiền.
Nhóm nhạc SNSD trong Kpop Festival 2012
Luật sư Thanh Thủy thẳng thắn cho rằng việc thu tiền tác quyền cho các tác giả quốc tế của VCPMC nhiều hơn việc các TT Bản quyền âm nhạc quốc tế thu về cho các tác phẩm Việt Nam ở nước ngoài. Lý do là nhiều quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc các bài hát được cập nhật thông số trên các trang mạng rất chi tiết còn tác phẩm Việt Nam chưa đầy đủ. Các nhạc sĩ không cập nhật thường xuyên.
Theo bà Thủy, khi thấy thiếu thông số, TT Bản quyền quốc tế sẽ để… treo, không thu phí hộ cho các tác giả Việt Nam và điều này là một thiệt thòi lớn mà phía nhạc sĩ Việt Nam và VCPMC cần phải nhận ra và khắc phục. Thực tế, không có chuyện ký kết lẻ.
“Như các trang lớn như Youtube, iTunes… không phải VCPMC ký kết trực tiếp với họ mà ví dụ khu vực châu Á đại diện ký kết thu phí bản quyền âm nhạc chính là tổ chức ở Hồng Kông” – luật sư Thanh Thủy nói.
Sơn Hà
Theo Vietnamnet
8 khách sạn lớn bị dọa kiện vì tác quyền âm nhạc
Hồ sơ vi phạm tác quyền của một loạt khách sạn lớn ở Hà Nội như Daewoo, InterContinental, Sheraton... cùng 4 đơn vị khác bị Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam chuyển cho luật sư giải quyết.
Luật sư Phạm Thanh Thủy - đại diện pháp lý của Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam (VCPMC) - cho biết, ngày 31/10 VCPMC đã chuyển hồ sơ vi phạm của tám khách sạn (Daewoo, Hà Nội, InterContinental, Sofitel Plaza, Melia, Metropole, Sheraton và Hanoi Horison), Công ty cổ phần tổ chức sự kiện CM Việt Nam và website âm nhạc teenpro.vn sang Văn phòng luật sư Phạm và liên danh.
Ngày 9/11, VCPMC tiếp tục gửi sang Văn phòng luật sư Phạm và liên danh hồ sơ vi phạm của Công ty Cổ phần Truyền thông Quê hương và công ty Cổ phần truyền thông Max.
Live show "Tuấn Hưng - ngày trở về" diễn ra từ 31/3 vẫn chưa đóng tiền quyền âm nhạc. Ảnh: Jinn.
Theo bà Thanh Thủy, việc kiện tụng là "cực chẳng đã". Theo thống kê của trung tâm, tám khách sạn đã sử dụng những tác phẩm âm nhạc trong và ngoài nước do VCPMC bảo hộ tác quyền một thời gian dài nhưng không chịu trả tiền. Nhà hàng trong khách sạn mở băng đĩa, dịch vụ karaoke tại phòng, nhạc dùng ở quầy bar và nhạc nền ở sảnh khách sạn. Sau thời gian đàm phán nhưng không đạt được thỏa thuận, VCPMC đã yêu cầu các khách sạn này ngưng sử dụng các tác phẩm âm nhạc do mình bảo hộ từ ngày 31/10.
Đối với ba công ty truyền thông, bà Thủy cho biết, Công ty cổ phần tổ chức sự kiện CM Việt Nam từ chối nộp tiền tác quyền tổ chức hai đêm diễn của live show"Chế Linh bài ca kỷ niệm" tại Đà Nẵng (27/9) và Hải Phòng (31/10). Công ty Cổ phần Truyền thông Quê Hương không nộp tiền tác quyền đêm nhạc "Thu quyến rũ" (6/10), Công ty cổ phần Truyền thông Max không nộp tiền tác quyền đêm nhạc "Liveshow Tuấn Hưng - Ngày trở về" (31/3) và "Giấc mơ mùa thu" (20/10) dù đã nhận được văn bản yêu cầu của VCPMC.
Website âm nhạc teenpro.vn cho phép nghe nhạc trực tuyến, tải nhạc, cung cấp nhạc chờ, trong đó có các sản phẩm được VCPMC bảo hộ. Danh sách những tác phẩm bảo hộ này đã được VCPMC đăng tải trên trang web của Trung tâm.
Theo bà Thủy, 12 đơn vị trên chưa phải là con số cuối cùng. VCPMC đang tiếp tục đưa hồ sơ những đơn vị vi phạm sang phía văn phòng luật sư. "Chúng tôi quyết định làm mọi việc tới cùng vì hiện tại các vi phạm đã tràn lan. Nếu không thể thỏa thuận thì buộc phải cùng nhau ra tòa. VCPMC sẽ phối hợp với thanh tra Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch và Bộ Thông tin Truyền thông trong việc tìm ra các đơn vị vi phạm và ủy quyền cho văn phòng luật sư làm việc với họ" - bà Thủy phát biểu.
Chế Linh trong chương trình "Bài ca kỷ niệm" ở Đà Nẵng. Chương trình này bị VCPMC tố là không đóng tiền tác quyền bài hát dù giá vé rất cao. Ảnh: Minh Kiên.
Thời gian thương thảo giữa hai bên là 15 ngày. Nếu quá thời gian thương thảo, Văn phòng luật sư Phạm và liên danh sẽ tiến hành khởi kiện ra tòa. Số tiền mà VCPMC yêu cầu các đơn vị này trả gồm số tiền tính theo biểu giá, chi phí trả cho văn phòng luật sư và bồi thường thiệt hại.
Chiều 9/11, Văn phòng luật sư Phạm và liên danh đã gửi công văn tới các đơn vị vi phạm theo danh sách VCPMC cung cấp, nhưng chưa nhận được phản hồi. Phía VCPMC và Văn phòng luật sư Phạm và liên danh cũng không kiểm tra được tám khách sạn có ngưng sử dụng các tác phẩm âm nhạc do VCPMC bảo hộ hay không.
Theo số liệu từ VCPMC, từ năm 2007 đến 2010, các khách sạn này đều trả tiền tác quyền cho các hoạt động sử dụng nhạc. Nhưng từ năm 2010 trở đi, các khách sạn từ chối chi trả với lý do "Chính phủ chưa có biểu giá cụ thể". Đại diện của VCPMC cho rằng, đây là lý do không thuyết phục vì VCPMC đã nhiều lần giải thích cụ thể cho các đơn vị về cách tính của mình. Theo VCPMC, Bộ Tài chính không đưa ra biểu giá cụ thể vì tác phẩm âm nhạc là tài sản cá nhân, bên Trung tâm xây dựng biểu giá công khai dựa vào nghị định 61 ban hành năm 2002 về chế độ nhuận bút, thỏa thuận với các tác giả và tham khảo thế giới.
Huy Phạm
Theo VNE
Zing Music Awards: Thước đo thị hiếu nghe nhạc online Zing Music Awards (ZMA) mùa 3 bắt đầu bằng việc bỏ bình chọn SMS và dồn toàn bộ quyền quyết định bằng cú click chuột. Điều này phần nào khẳng định tính công bằng của một giải thưởng được mở ra cho những công dân mạng yêu âm nhạc. Internet thay đổi thói quen nghe nhạc Sự thành công của Gangnam Style với...