2013 sẽ là năm game online tiếp tục ồ ạt về Việt Nam
Nếu như cách đây vài ba năm, mỗi lần có một MMO mới về nước là game thủ Việt lại được dịp hào hứng bàn tán thì nay mọi chuyện đã khác rất nhiều. Tính riêng trong năm 2012 trung bình mỗi tháng có khoảng 7, 8 sản phẩm cập bến, nâng tổng số game online mới lên tới con số hàng trăm. Dĩ nhiên kéo theo đó là số lượng game đóng cửa cũng nhiều nhưng suy cho cùng, gamer trong nước đã qua cái thời “đói kém”.
Năm 2013 được nhiều chuyên gia dự đoán sẽ tiếp tục là năm mà game online ồ ạt về dải đất hình chữ S, mà trong đó số lượng webgame chiếm khoảng trên 60%. Điểm khác biệt so với năm 2012 có lẽ là lượng client game nhiều hơn và các webgame cập bến chủ yếu là webgame 3D.
Client game và webgame 3D sẽ là chủ đạo thị trường 2013.
Đua nhau mua game
Giai đoạn trước Tết Nguyên Đán hiện tại có vẻ là quãng thời gian khá tĩnh lặng của thị trường game Việt, nhưng trên thực tế thì trong khoảng 2 tháng qua lại là lúc mà các NPH bận rộn đi mua game nhất. Thông thường, ngay từ quý cuối năm cũ thì họ đã bắt đầu thực hiện những chuyến “công du” sang Trung Quốc để khảo sát sản phẩm mới, vì thế sẽ là không ngoa nếu cho rằng 80% đầu game sắp được phát hành trong năm 2013 được quyết định ngay từ bây giờ. Vấn đề chỉ là khi nào doanh nghiệp công bố chính thức MMO mới của họ mà thôi.
Theo khảo sát sơ bộ, các NPH lớn hoặc thuộc dạng “khá” tại Việt Nam hiện tại đã dự kiến phát hành từ 5 ~ 7 MMO mới. Đơn cử như VTC Game dự kiến ra mắt 3 webgame và 3 client game trong năm 2013, phía VDC Net2E cũng sẵn sàng khoảng 7 game mới. Nguồn tin riêng cho hay cả VNG và FPT cũng không hề thua kém số lượng trên.
Video đang HOT
Mỗi NPH lớn đều dự định ra mắt không dưới 5 MMO mới trong năm 2013.
Hiện tại mặc dù game không phải là loại hình giải trí được khuyến khích, nhưng dù sao thì thị trường nội địa cũng không còn quá khó khăn như trong những năm 2010-2011 nên các NPH bắt đầu mạnh dạn đưa game về hơn. Dự kiến 2013 sẽ là năm cạnh tranh cực kỳ khốc liệt giữa các doanh nghiệp với nhau.
Trao đổi với nhiều đại diện NPH, có thể thấy rõ họ đều xác định 2013 là năm mà webgame thông thường khó có khả năng thu lời như 2012 nên bắt đầu có sự chuyển dịch sang webgame 3D hoặc client. Ngay sau Tết Nguyên Đán khả năng số lượng client game ra mắt sẽ không dưới con số 5, bao gồm cả các NPH cỡ nhỏ như CMN hay SSGroup.
“Miếng bánh” còn rất dồi dào
Nếu phải kể đến một lĩnh vực mà tiềm năng thu lời của nó thuộc dạng cao tại Việt Nam lúc này thì các doanh nghiệp đều phải công nhận chính là game. Mặc dù trong khoàng 2, 3 năm nay thì số lượng NPH nhiều thêm và mức độ cạnh tranh cao lên nhưng thực tế thì “miếng bánh” này còn hết sức dồi dào. Đến nỗi bất kỳ đơn vị có máu mặt nào cũng có ý định chuyển dịch sang nó.
Vit Nam hiện tại có khoảng hơn 31 triệu người dùng internet, nhưng lượng người chơi game mới chỉ bó gọn trong khoảng 10 triệu người (~ 1/3). Vì thế chúng ta còn nhiều cửa để khai thác, đơn cử như mảng game mobile năm 2013 sẽ là cuộc chiến khốc liệt khi cả VNG, FPT và nhiều doanh nghiệp khác vào cuộc.
2013 sẽ tiếp tục là một năm “no nê” của gamer Việt.
Nếu nhìn sang Trung Quốc, chỉ tính riêng webgame trong năm 2012 thì doanh thu đã lên đến hàng tỷ USD (trong khi toàn ngành game Việt, cả client game và webgame cũng chỉ khoảng hơn 250 triệu USD ~ 5.000 tỷ VNĐ). Rõ ràng nếu khai thác hết tiềm năng thì lợi nhuận từ MMO của chúng ta sẽ còn nhiều hơn nữa, vấn đề chỉ là làm sao giảm thiểu những bất cập hiện tại về khâu chăm sóc khách hàng.
Theo dự đoán, 2013 sẽ là năm mà các NPH tăng cường xây dựng cộng đồng cho mình, đặc biệt là các doanh nghiệp mới. Vì sau một năm 2012 tung game hàng loạt thì họ đều hiểu rằng muốn tiếp tục thành công vững chắc trong thời gian tới đồng nghĩa với việc phải có cộng đồng thật mạnh. Cách làm nhanh nhất có lẽ là thành lập cổng game hoặc dựa vào MXH, thứ mà nhiều đơn vị đã khởi động ngay từ cuối năm 2012.
Nói chung, chúng ta vẫn còn cả một năm mới đầy biến động phía trước và giờ là lúc để tự định hình sẵn cho mình hướng đi đúng đắn chứ không phải là tâm lý a dua số đông thường thấy thời gian qua. Vì suy cho cùng, đối tượng quyết định thành bại của một tựa game vẫn là game thủ.
Theo GameK
Blizzard tuyên bố các máy chủ Diablo III không bị tấn công
Đồng thời, số lượng thực tế người chơi báo cáo là "bị hack" cũng rất ít.
Mới đây, hãng phát triển game nổi tiếng thế giới này đã ban hành một bản báo cáo khá dài, đề ra các biện pháp mới để giải quyết vấn đề mà cộng đồng game thủ đang gặp phải sau khi Diablo III ra mắt. Trong đó, phần được chú trọng nhất chính là vấn đề liên quan tới nạn xâm phạm tài khoản, tài sản (hack) của người chơi. Đây được coi là một động thái nhanh chóng và đúng đắn sau một loạt thông tin, báo cáo của người dùng được gửi về nói rằng tài khoản Battle.net của mình bị đột nhập, trang bị và vàng bị lấy cắp.
"Điều đầu tiên và quan trọng nhất, chúng tôi muốn làm rõ với mọi người rằng hệ thống Battle.net và các máy chủ của Diablo III không hề bị hack. Số lượng các khách hàng báo cáo việc tài khoản cá nhân bị xâm nhập trên thực tế cũng vô cùng nhỏ", hãng phát triển đã dõng dạc tuyên bố.
Chúa quỷ Diablo vẫn chưa bị các hacker xâm phạm.
Nhà quản lý đã thực hiện điều tra tài khoản của tất cả game thủ có email thông báo "bị hack" trong thời gian vừa qua. Hệ thống xác thực (Authenticator) của cả Battle.net và Diablo III hiện vẫn được xác nhận là vận hành một cách bình thường. Đội ngũ kỹ thuật của Blizzard chưa phát hiện được bất cứ hành vi truy cập tài khoản nào theo các phương pháp trái với bình thường (không sử dụng email đăng nhập và mật khẩu của tài khoản).
"Hiện tại chúng tôi không tìm thấy bất kỳ bằng chứng nào chứng minh việc xâm nhập vào các máy chủ của Diablo III. Các phương pháp tấn công về mặt kỹ thuật không tồn tại. Tuy nhiên, bộ phận kỹ thuật sẽ tiếp tục điều tra và theo dõi các báo cáo mà người chơi gửi lên", bản thông báo khẳng định.
Ngay sau khi thông tin Diablo III bị hack lan tràn, Blizzard đã tung ra trang web nhắc nhở người dùng một số mẹo bảo mật và yêu cầu game thủ không thực hiện các giao dịch tài khoản trực tuyến nhằm tránh các hình thức lừa đảo. Về việc các máy chủ bị quá tải và người dùng gặp một số lỗi đăng nhập trong hai ngày đầu game ra mắt, Blizzard đã có một lời xin lỗi chính thức và thừa nhận rằng "đã không tính toán chính xác và chuẩn bị kỹ cho việc phát hành game".
Trong khi đó, về phía cộng đồng, phần lớn mọi người đều tin tưởng vào sự quản lý của Blizzard trong vấn đề bảo mật bởi sự chắc chắn và ổn định mà các server World of Warcraft đã và đang tồn tại từ trước tới nay. Một vài người cho rằng các vụ việc mất trang bị, item, vàng... có thể không đến từ bên trong trò chơi mà nhiều khả năng xuất phát từ những người chơi cùng tài khoản hoặc "bạn gái" của game thủ, người ghét việc bạn trai mình ngồi trước màn hình vi tính hơn cả các hacker.
Người dùng vẫn có thể tin tưởng vào hệ thống quản lý của Blizzard đối với các sản phẩm game.
Có một điều khá buồn là một bộ phận nhỏ game thủ Việt sau khi nghe tin một số tài khoản Diablo III bị hack đã mong ngóng và chờ đợi phiên bản "Crack" của game sớm xuất hiện để có thể "chơi chùa" với giá rẻ hoặc miễn phí hoàn toàn.
Hiện tại, ngoài vấn đề điều tra và xử lý các "cáo trạng" từ phía người chơi, Blizzard cũng đang thảo luận và đẩy nhanh quá trình hiện thực hóa nhà đấu giá bằng tiền mặt trong game.
Theo Game Thủ
Những dấu hiệu cho thấy bạn nên chuyển chơi game mới Khi bạn cảm thấy tình trạng của mình hiện tại giống như những trường hợp dưới đây thì lúc này, quyết định bán account và chuyển sang chơi một tựa game online mới sẽ là điều đúng đắn. Khi đã phá đảo game Trước đây, cụm từ "Phá đảo" thường chỉ được dùng trong các game offline để ám chỉ khi mà người...