2013 sẽ áp dụng tăng lương theo vùng
Theo Nghị định của Chính phủ, bắt đầu từ 1/1/ 2013 sẽ áp dụng mức lương tối thiểu vùng vùng với 4 mức khác nhau.
Theo Nghị định 103 của Chính phủ quy định mức lương tối thiểu vùng (LTT vùng) năm 2013, bắt đầu từ ngày 1/1/2013 sẽ áp dụng mức LTT vùng, tăng từ 250.000 đồng – 350.000 đồng.
Gồm 4 mức: 2.350.000 đồng/tháng/người với địa bàn vùng I 2.100.000 đồng với địa bàn vùng II 1.800.000 đồng với vùng III và 1.650.000 đồng với vùng IV.
Đối với người lao động đã qua học nghề (kể cả lao động do doanh nghiệp (DN) tự dạy nghề), LTT phải cao hơn ít nhất 7% so với mức LTT vùng. Nhà nước khuyến khích các DN thực hiện mức LTT cao hơn so với quy định của Chính phủ.
Nghị định nêu rõ, khi áp dụng các quy định về mức LTT vùng, DN không được xóa bỏ hoặc cắt giảm các chế độ tiền lương khi người lao động làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm, tiền lương hoặc phụ cấp làm việc trong điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật đối với các chức danh nghề nặng nhọc, độc hại và các chế độ khác theo quy định. Các khoản phụ cấp, trợ cấp, tiền thưởng do DN quy định thì thực hiện theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động hoặc thỏa ước lao động tập thể hoặc trong quy chế của DN theo quy định.
Video đang HOT
Theo đó, Sở LĐ-TB&XH, Tổng Liên đoàn Lao động, chi nhánh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam ở các tỉnh, thành phố, Ban Quản lý Khu công nghiệp- chế xuấttổ chức triển khai, hướng dẫn trực tiếp đến người sử dụng lao động và người lao động về Nghị định Chính phủ, nhất là ở địa bàn tập trung nhiều DN, DN trong Khu công nghiệp, chế xuất, DN sử dụng nhiều lao động…
Vùng I: các quận thuộc TP.Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.
Vùng II: các huyện Gia Lâm, Đông Anh, Sóc Sơn, Thanh Trì, Từ Liêm, Thường Tín, Hoài Đức, Đan Phượng, Thạch Thất, Quốc Oai và thị xã Sơn Tây thuộc TP Hà Nội
Các huyện thuộc TPHCM các quận, huyện thuộc TP Đà Nẵng, các quận thuộc TP Cần Thơ các quận, huyện Thủy Nguyên, An Dương, An Lão thuộc TP Hải Phòng TP Hạ Long thuộc tỉnh Quảng Ninh
TP Biên Hòa, thị xã Long Khánh và các huyện Nhơn Trạch, Long Thành, Vĩnh Cửu, Trảng Bom thuộc tỉnh Đồng Nai thị xã Thủ Dầu Một và các huyện Thuận An, Dĩ An, Bến Cát, Tân Uyên thuộc tỉnh Bình Dương TP Vũng Tàu, thị xã Bà Rịa và huyện Tân Thành thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Vùng III: các thành phố trực thuộc tỉnh (trừ các thành phố thuộc tỉnh được nêu tại vùng II) các huyện còn lại thuộc TP Hà Nội thị xã Từ Sơn và các huyện Quế Võ, Tiên Du, Yên Phong thuộc tỉnh Bắc Ninh
Các huyện Việt Yên, Yên Dũng thuộc tỉnh Bắc Giang huyện Hoành Bồ thuộc tỉnh Quảng Ninh thị xã Hưng Yên và các huyện Mỹ Hào, Văn Lâm, Văn Giang, Yên Mỹ thuộc tỉnh Hưng Yên các huyện Cẩm Giàng, Nam Sách, Chí Linh, Kim Thành, Kinh Môn, Gia Lộc, Bình Giang, Tứ Kỳ thuộc tỉnh Hải Dương
Thị xã Phúc Yên, huyện Bình Xuyên thuộc tỉnh Vĩnh Phúc các huyện còn lại thuộc TP Hải Phòng các thị xã Uông Bí, Cẩm Phả thuộc tỉnh Quảng Ninh các huyện Điện Bàn, Đại Lộc thuộc tỉnh Quảng Nam thị xã Bảo Lộc thuộc tỉnh Lâm Đồng
Thị xã Cam Ranh thuộc tỉnh Khánh Hòa huyện Tràng Bảng thuộc tỉnh Tây Ninh thị xã Đồng Xoài và các huyện Chơn Thành, Đồng Phú thuộc tỉnh Bình Phước các huyện còn lại thuộc tỉnh Bình Dương, Đồng Nai
Thị xã Tân An và các huyên Đức Hòa, Bến Lức, Cần Đước, Cần Giuộc thuộc tỉnh Long An các huyện thuộc TP Cần Thơ các huyện Châu Đức, Long Điền, Xuyên Mộc thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Vùng IV: các địa bàn còn lại.
Theo Dantri
Điều chỉnh lương tối thiểu vùng năm 2013 ở phía nam: Cần sự đồng thuận
Ngày 17.12, tại TPHCM, Thứ trưởng Bộ LĐTBXH Phạm Minh Huân đã chủ trì hội nghị triển khai Nghị định số 103/2012/CN-CP ngày 4.12 của Chính phủ về mức lương tối thiểu vùng năm 2013 trong các DN với sự tham gia của đại diện các sở LĐTBXH, Ban quản lý các KCX-KCN và LĐLĐ các tỉnh - thành phía nam.
Điều chỉnh lương cần sự đồng thuận giữa các bên, hạn chế tối đa xảy ra tranh chấp lao động (ảnh minh họa).
Theo Thứ trưởng Huân: "Cần sự đồng thuận giữa các bên để giảm thiểu tranh chấp lao động".
Theo Thứ trưởng Phạm Minh Huân, NĐ 103/2012/NĐ-CP quy định đối với NLĐ làm việc ở DN, HTX, trang trại, hộ cá nhân và các cơ quan, tổ chức, DN (kể cả DN FDI) có thuê mướn LĐ, từ 1.1.2013 sẽ thực hiện mức LTT mới gồm 4 mức, tăng cơ học từ 250.000 đồng lên 350.000 đồng/người/tháng, tương ứng 4 vùng theo danh mục địa bàn quy định tại NĐ 70/2011/NĐ-CP ngày 22.8.2011.
Đây là mức thấp nhất làm cơ sở để DN và NLĐ thỏa thuận về tiền lương và làm căn cứ xây dựng thang - bảng lương và các loại phụ cấp... Đối với NLĐ đã qua học nghề (kể cả do DN tự đào tạo) phải trả cao hơn ít nhất 7% so với LTT.
Bà Nguyễn Võ Anh Thư - quyền Trưởng phòng Quản lý LĐ của các KCX-KCN TPHCM - cho biết, hiện nhiều DN đang thắc mắc: Trước họ từng xây dựng thang - bảng lương theo hệ số, mức cụ thể đã cao hơn LTT mới. Nay nếu áp dụng LTT mới vào hệ số của thang - bảng lương cũ thì việc trả lương cho NLĐ vượt khả năng DN. Vậy, DN có thể điều chỉnh lại hệ số mà vẫn đảm bảo nguyên tắc xây dựng hệ thống thang - bảng lương?
Thứ trưởng Phạm Minh Huân trả lời: Nhà nước khuyến khích DN trả LTT cao hơn mức LTT vùng do Chính phủ quy định. Khi điều chỉnh LTT để bù trượt giá mà DN lại hạ hệ số thì thực chất chỉ là "kiểu"... đối phó. Như vậy liệu NLĐ có đồng thuận? Thứ trưởng Phạm Minh Huân yêu cầu việc điều chỉnh LTT (nhất là ở những DN thâm dụng LĐ), cần phát huy vai trò CĐCS. Cái gì thuộc về "quyền" của NLĐ thì DN phải thực hiện, cái gì thuộc về "lợi ích" thì hai bên thương lượng.
Phó GĐ Sở LĐTBXH Bình Dương Nguyễn Phùng Trung phản ánh: "Thực tế mỗi khi điều chỉnh LTT dù ít hay nhiều cũng xảy ra tranh chấp lao động. Đã thế, trong lúc kinh tế đang khó khăn, vào dịp cuối năm các DN đang phải lo lương, thưởng tết, nay lại phải vội điều chỉnh LTT. Nếu DN chuẩn bị không tốt, không chu đáo, rất dễ xảy ra tranh chấp lao động".
Thứ trưởng Phạm Minh Huân phân tích: "Việc điều chỉnh LTT như hiện nay chỉ đủ bù trượt giá 2 năm 2012 - 2013, nhưng chỉ phần nào bù đắp cho NLĐ để họ có mức sống tối thiểu. Vì vậy, phía DN cần cảm thông với NLĐ. Ngược lại, trong tình hình khó khăn chung, NLĐ cũng cần hiểu và chia sẻ với DN. Tóm lại, dịp này rất cần sự đồng thuận giữa các bên để hạn chế, giảm thiểu tranh chấp lao động, nhất là ở các điểm nóng như Bình Dương, TPHCM".
Theo laodong
Hàng loạt sự kiện mừng năm mới 2013 tại TP HCM Đua thuyền truyền thống trên kênh Tàu Hủ - Bến Nghé, chạy việt dã, đua xe đạp, nhảy cộng đồng, lễ hội văn hóa, ẩm thực... là các hoạt động chào đón năm mới 2013 của TP HCM. Khai mạc lúc 18h ngày 26/12 và kéo dài đến ngày 1/1/2013 tại Công viên 23/9, lễ hội đón chào năm mới 2013 của TP...