2011: Năm “đen đủ đường” của phim truyền hình Việt
Hãy cùng chúng mình điểm lại những sóng gió trong làng phim Việt năm vừa qua nhé.
1. Lại là những “ thảm họa giờ vàng”
Sau những “tác phẩm kinh điển” Xin lỗi tình yêu, Có lẽ nào ta còn yêu nhau… năm nay đến lượt các bộ phim Xin thề anh nói thật, Anh chàng vượt thời gian lọt top thảm họa – một cụm từ ngày càng được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật của V-biz.
Xin thề anh nói thật là phim hài đi theo phong cách cường điệu hóa, thể loại không mấy xa lạ với khán giả Việt Nam. Nhưng có lẽ người làm phim không tạo dựng được những tình tiết đủ tinh tế, thú vị, hoặc khán giả nhà ta chưa quen với phong cách này trong một bộ phim Việt. Thành ra chưa chiếu được bao lâu, cả một “núi đá” đã đổ xuống đầu Xin thề anh nói thật.
Chưa kể, hình ảnh cặp nhân vật chính luôn được chọn lựa để minh họa cho hầu hết các bài báo viết về vấn đề chất lượng yếu kém của phim truyền hình Việt. Tất nhiên, cũng có những ý kiến bênh vực từ một số khán giả và lời “phản pháo” từ chính nhà sản xuất với lý lẽ rằng: đây là phim giải trí đơn thuần, đừng đòi hỏi gì nhiều thêm!
“Xin thề anh… không dở thật”
Cạnh tranh và đã có phần thắng thế với Xin thề anh nói thật trong cuộc đua giành ngôi vị Thảm họa số một năm qua là Anh chàng vượt thời gian. Bộ phim có tốc độ sản xuất vô cùng thần kì – đúng một tháng để quay lại hoàn toàn 30 tập sau sự cố thay đột ngột gần hết dàn diễn viên – và được đem phát sóng luôn.
“Thảm họa… vượt thời gian”
Theo đánh giá của cả báo chí lẫn khán giả, tác phẩm này hội tụ đủ mọi yếu tố của một phim truyền hình… dở: diễn xuất nhạt nhẽo, nhịp phim dài dòng, tình tiết rời rạc. Đối mặt với những lời chê bai dữ dội, cả đoàn làm phim – thay vì tìm cách bảo vệ cho “thảm họa vượt thời gian” mà họ gây ra – lại chỉ lên báo cãi cọ, tố nhau vô đạo đức, lừa đảo, quỵt tiền… Cuối cùng, trước nguy cơ tụt giảm uy tín nghiêm trọng vì chấp nhận cho lên sóng những sản phẩm như thế này, nhà đài đã quyết định chấm dứt trình chiếu bộ phim.
2. Cơn ác mộng: ngừng phát sóng
Không chỉ có “thảm họa” mới phải ngừng phát sóng. Một bộ phim khác cũng chung số phận bị buộc dừng trình chiếu, thậm chí còn thê thảm hơn là Hãy cùng em điệu Sarikakeo. Đây là tác phẩm lấy đề tài về văn hóa, cuộc sống người dân Khmer. Tuy nhiên, vừa khởi chiếu xong tập đầu tiên, bộ phim đã biến mất ngay khỏi sóng truyền hình.
Video đang HOT
Sau đó, nguyên nhân được đưa ra là có nhiều cảnh phim không đúng với thực tế về tăng ni, Phật giáo Nam tông, văn hóa và cuộc sống của đồng bào. Không rõ hãng sản xuất đã có động thái gì để bào chữa cho tác phẩm của mình, nhưng cho đến nay, bộ phim này đã rơi vào quên lãng.
Bỏ ra gần 6 tỷ đồng sản xuất, “Hãy cùng em điệu Sarikakeo”
chỉ được trình chiếu đúng một tập?!
3. Phim lịch sử gian nan vượt khó
Dù có lợi thế là được đầu tư sản xuất công phu cộng thêm sự ủng hộ không nhỏ từ khán giả nhưng những bộ phim cổ trang/lịch sử cũng không thoát kiếp “long đong”.
Để đưa được 42 tập phim đầu đến với khán giả, bộ phim Huyền sử thiên đô đã phải trải qua một quá trình xin phát sóng khá gian truân. Chưa hết, phim vẫn còn tận… 30 tập nữa chưa được thực hiện do thiếu kinh phí và nhà sản xuất đang khá bi quan về vấn đề này. Như vậy, rất có thể câu chuyện về cuộc hành trình lên ngôi vua và dời đô của Lý Thái Tổ sẽ phải kết thúc trong dang dở.
“Huyền sử thiên đô” vất vả đấu tranh phát sóng và nguy cơ “đứt đuôi” 30 tập cuối
Trong khi đó, phim Trần Thủ Độ sau hai năm sản xuất với không ít khó khăn, cuối cùng đã “cán đích” thành công. Nhưng hiện nhà sản xuất vẫn đang phải “chờ dài cổ” để biết phim sẽ được chiếu vào thời gian nào và trên đài truyền hình cụ thể gì.
Phim “Trần Thủ Độ” làm mãi mới xong và giờ… tạm đem cất kho
Chịu đựng nhiều bão táp nhất trong năm qua phải kể đến tác phẩm Lý Công Uẩn – Đường tới thành Thăng Long. Đây là một bộ phim hiếm hoi thuộc dự án kỷ niệm Đại lễ nghìn năm Thăng Long được hoàn thành đúng hẹn và lẽ ra đã đến với khán giả từ tháng 10 năm ngoái. Nhưng khi vừa mới ra mắt một số hình ảnh và trailer, phim đã hứng chịu một trận “mưa đá” từ công luận vì trót mang tiếng là “phim lịch sử Việt Nam… lai Trung Quốc”. Đến tháng 6 năm nay, thêm một lần nữa, phim lại thất bại trong việc lên sóng truyền hình và giờ không ai biết, số phận tác phẩm này sẽ đi đâu, về đâu.
“Lý Công Uẩn – Đường tới thành Thăng Long” vẫn không thoát khỏi
cảnh bị vùi dập tơi bời
Lời kết:
Những thất bại, khó khăn của các bộ phim kể trên ắt hẳn đã để lại cho các nhà sản xuất và cả đài truyền hình những bài học thật đắt giá. Trước tình hình khán giả ngày một thêm khắt khe và giới truyền thông gia tăng liên tục ảnh hưởng mạnh mẽ của mình, những người làm phim và chịu trách nhiệm chọn phát sóng phim phải luôn làm việc nghiêm túc, nỗ lực, đặt tiêu chí mang những tác phẩm chất lượng đến cho khán giả lên hàng đầu. Mong là sang năm mới, chúng ta sẽ được thưởng thức nhiều bộ phim hay, bổ ích – đặc biệt là những phim thuộc dòng cổ trang, lịch sử vốn đang khan hiếm – và nói lời từ giã với những “thảm họa giờ vàng”.
Theo PLXH
Phim Việt: Nhà sản xuất không có "tầm", hội đồng duyệt phim thiếu "tâm" ...
Thời gian gần đây, liên tiếp những dự án phim đầu tư cả chục tỷ đồng có nguy cơ vĩnh viễn không đến được với khán giả hoặc lên sóng trong nỗi chán chường, bực dọc của người xem.
Không ít ý kiến đổ lỗi cho kịch bản, rồi đạo diễn... nhưng bỏ sót một nhân tố chi phối toàn bộ dự án phim là nhà sản xuất.
Bị hoãn vô thời hạn
Chỉ mới lên sóng một tập phim vào "giờ vàng" ngày 21/2 trên VTV1, "nhà đài" phải tạm ngừng phát sóng bộ phim 30 tập Hãy cùng em điệu Sarikakeo
(Hãng phim Vàng miền Nam) sau khi có ý kiến cho rằng bộ phim còn nhiều nội dung, nhiều cảnh không đúng với đời sống văn hóa...
Cùng số tập và chung số phận như bộ phim trên là Lý Công Uẩn - Đường tới thành Thăng Long (Công ty Trường Thành), nhưng bộ phim bị "ách" lại ngay từ khâu thẩm định của Hội đồng duyệt phim quốc gia. Kết cục, sau khi chỉnh sửa theo yêu cầu của Hội đồng duyệt phim quốc gia, nó vẫn... nằm im từ năm ngoái đến nay, dù cả trăm tỷ đồng nhà sản xuất đã đổ vào dự án này cùng với biết bao kỳ vọng và cả những ý tưởng to tát khác đều chưa thành hiện thực.
Xin thề anh nói thậtcường điệu quá mức dẫn đến... giả.
Nhiều phim dở trên sóng truyền hình
Có phim đến với khán giả nhưng lại gây nên bao nỗi bực mình. Anh chàng vượt thời gian kể từ khi phát sóng tập đầu tiên trên VTV3 lúc 21 giờ từ thứ hai đến thứ tư hàng tuần kể từ 8/3 đến khi ngừng phát sóng liên tiếp nhận được những lời chê bai từ báo giới và khán giả vì câu chuyện nhạt nhẽo, tình tiết đơn điệu, diễn tiến chậm chạp, bối cảnh hết sức sơ sài, nhiều diễn viên diễn xuất cứng, lồng tiếng không khớp... Ban đầu, hai nhà sản xuất và đồng đạo diễn Trương Thị Ngọc Ngân và Nguyễn Duy bắt tay nhau nhưng quay được phân nửa phim thì mâu thuẫn nảy sinh giữa các bên. 200 phân cảnh đã quay bị hủy bỏ hoàn toàn, diễn viên gần như thay toàn bộ, nhà sản xuất chỉ còn một người là Ngọc Ngân.
Đoàn làm phim Anh chàng vượt thời gian khi chưa có các sự cố xảy ra
Ngoài vai trò sản xuất, nhà sản xuất này còn giữ chức danh... đạo diễn nghệ thuật (đạo diễn kỹ thuật là Hoàng Thiên Trụ). Quay lại từ tháng 2/2011 và lên sóng chỉ sau một tháng, vừa quay vừa phát sóng, trong khi đây là phim giả tưởng - cổ trang càng khiến cho những lo lắng về sự chuẩn bị chưa chu đáo của dự án này là có cơ sở. Giờ thì đến lượt diễn viên và nhà sản xuất tố nhau, rồi công ty hợp tác casting và nhà sản xuất Nguyễn Duy cùng đạo diễn Hoàng Thiên Trụ đang thuê luật sư để đòi tiền nhà sản xuất còn thiếu. Diễn viên Hứa Vĩ Văn sau khi tuyên bố bỏ dở vai diễn còn doạ đưa vụ việc này ra toà...
Bộ phim dài tập khác đang phát trên VTV3, Xin thề anh nói thật xây dựng nhân vật nam chính "quay vòng" trong mớ bòng bong tình ái với 7 phụ nữ nhưng phải lòng cô bạn Bảo Lâm nam tính. Nhưng theo nhiều báo chí đánh giá, sự cường điệu thái quá trong cách xây dựng nhân vật và các tình tiết biến Xin thề anh nói thật thành một bộ phim tâm lý hài viễn tưởng. Nhân vật nam chỉ có một cách tán gái duy nhất, cách nói dối duy nhất với cả 7 cô bồ. 7 nhân vật nữ xuất hiện nhàn nhạt...
Vai trò của người cầm "cương"
Trên đây chỉ "điểm danh" một số phim gần đây có chất lượng trồi sụt, còn trước đó cũng không ít phim gây bực dọc cho khán giả hay những dự án làm tốn giấy mực của báo giới, trong đó có nguyên nhân từ... nhà sản xuất. Đành rằng vai trò quyết định chất lượng nghệ thuật của bộ phim thuộc về đạo diễn nhưng với dự án phim truyền hình dài tập, kịch bản thật sự trở thành yếu tố tiên quyết để đạo diễn "gột nên hồ".
NSND Khải Hưng đồng tình với quan điểm là phim dài tập, kịch bản rất quan trọng và phim hay do kịch bản. Mà việc lựa chọn kịch bản (thậm chí ê-kíp) đều do một tay nhà sản xuất định đoạt. Với Xin thề anh nói thật, trước phản hồi từ báo giới, đạo diễn có tên tuổi tự nhận chịu trách nhiệm về bộ phim. Thế nhưng, đến lượt mình, đại diện nhà sản xuất cho rằng "phim là sản phẩm của đạo diễn" thì quả là... thiếu trách nhiệm. Phim là của nhà sản xuất vì đạo diễn chỉ là một người trong ê-kíp làm phim do nhà sản xuất quyết định lựa chọn.
Đạo diễn Khải Hưng ( Ảnh: ST)
Thực tế, nhiều bộ phim hiện nay do các nhà sản xuất "tay ngang" "cầm cương". Họ không được đào tạo về điện ảnh hay chưa từng làm phim mà thường mới chỉ làm... quảng cáo. "Cậy" có quan hệ hay bạn hàng để thu hút quảng cáo, rồi giỏi "luồn lách" "cửa phim" ở các đài, nhiều công ty tư nhân không tiếc tiền đầu tư cho các dự án phim lớn cả chục tỷ đồng. Với vai trò của nhà sản xuất, sự tác động của họ có thể đẩy bộ phim theo hướng mà họ mong muốn.
Đạo diễn triển khai bộ phim trên cơ sở phương án của nhà sản xuất, chưa kể những đạo diễn không có bản lĩnh càng bị nhà sản xuất xui khiến, can thiệp sâu vào những yếu tố thuộc trách nhiệm nghề nghiệp của đạo diễn. Thiếu kinh nghiệm, chưa hiểu nghề, nhưng muốn phim nhanh hoàn thành tiến độ để kịp lên sóng, rồi tính toán sao cho tiết kiệm chi phí... đẩy ê-kíp, từ đạo diễn đến diễn viên, làm phim trong tâm lý ức chế và những bộ phim như vậy đến với khán giả trong cảnh cả người trong cuộc và... ngoài màn hình đều dở khóc dở cười.
Đạo diễn Đỗ Thanh Hải - Giám đốc Trung tâm Sản xuất phim truyền hình (Đài THVN) cho rằng: "Sản xuất phim điện ảnh, truyền hình, đặc biệt là các dự án phim nhiều tập đang thiếu một đội ngũ các nhà sản xuất am hiểu công việc đạo diễn và tất cả các công đoạn sản xuất phim, kể từ khi bộ phim trên giấy cho đến khi đóng máy và cả lúc ra rạp. Họ đồng hành với đội ngũ sáng tác về mặt nội dung, kỹ thuật và cả hậu trường của một bộ phim".
"Điểm mặt" các nhà sản xuất một số dự án phim lùm xùm nói trên, hầu hết họ đều là những người mới bước vào địa hạt làm phim hay dự án trước đó của họ chẳng mấy thành công. Có lẽ không nhà sản xuất nào dám chắc dự án 100% thành công hay phim lên sóng sẽ tạo "sốt", nhưng một nhà sản xuất có tầm nhìn, có kinh nghiệm thì chắc chắn sẽ tránh được những sự cố không đáng có trong quá trình triển khai dự án hay đảm bảo các điều kiện tốt nhất có thể để bộ phim ra đời. Những vấp váp thì khó tránh khỏi với ngay cả các nhà sản xuất chuyên nghiệp, nhưng khi phim quay hơn nửa rồi hai nhà sản xuất cãi nhau dẫn đến... thay đổi gần như toàn bộ diễn viên thì thật khó hiểu. Hay dự án phim liên quan đến đề tài tín ngưỡng mà không tham khảo ý kiến các giới chức liên quan thì... nhà sản xuất được coi là "điếc không sợ súng"...
Trước sức hấp dẫn của lợi nhuận từ doanh thu quảng cáo, phim truyền hình trở thành mảnh đất màu mỡ thu hút lắm nhà đầu tư có tiền vung vào. Nhưng khi nhà sản xuất không có "tầm" và được tiếp tay bởi những hội đồng duyệt phim thiếu "tâm" dẫn đến hậu quả là khán giả bị "tra tấn" bởi phim hết ngày này qua ngày khác. "Giờ vàng" không đáng bị lãng phí cho những sản phẩm ra đời từ những "cái bắt tay" đầy nghi hoặc như thế.
Theo 2Sao
'Thái sư Trần Thủ Độ' muộn lên sóng vì... lý do nhạy cảm ó vo giữa tháng 7/2011, nhằánh giá chất lng, giá trị ni dungể nghiệ thu các b phi kỷng Long - H Ni, TP H Niã qutịnh thnh lập Hiồng nghiệ thu phi kỷng Long - H Ni, do NGND Lêăng Thực,iện ảnh, lm Chủ tịch Hiồng. Hai Phó Chủ tịch gồ GS.TS.NSND Nguyễnình Quang v Giáo s Sử học Lê Văn Lan....