20/11: Hãy là cô giáo xinh đẹp nhất!
Nhân ngày lễ hiến trương các nhà giáo Việt Nam, xin gửi đến các độc giả là giáo viên nữ một số lời tư vấn thời trang nho nhỏ
Công việc mang tính chất nghiêm túc gần như đã khiến mọi nhà giáo bớt đi sự bay bổng, sắc màu. Sự trẻ trung lúc này sẽ như một luồng gió mới cho môi trường làm việc của những nữ giáo viên yêu thời trang. Tuy nhiên, cần có con mắt chọn lọn để không mắc phải những sai lầm đáng tiếc. Nhân ngày lễ hiến trương các nhà giáo Việt Nam, xin gửi đến các độc giả là giáo viên nữ một số lời tư vấn thời trang nho nhỏ. Mong rằng đây sẽ là những gợi ý hữu ích cho các bạn.
Trong môi trường sư phạm, việc chọn một chiếc váy phù hợp và ưng ý không hẳn lúc nào cũng dễ dàng. Theo như lý thuyết thời trang, ở những địa điểm cần sự nghiêm túc, chân váy bút chì màu đen luôn là ứng cử viên hàng đầu. Đồng tình với điều ấy trong trường hợp này. Cô giáo có thể mặc váy bút chì với áo cánh, áo sơ mi hoặc áo peplum mà vẫn tạo được đường cong đẹp.
Váy peplum dài tày màu đen in hoa nổi bật sẽ là lựa chọn đẹp sau chiếc áo dài tha thướt quen thuộc
Nếu các nữ giáo viên thích váy xòe liền thân từ chất liệu voan ren. Hãy sáng suốt chọn lựa chất liệu dầy dặn cùng lớp lót cẩn thận. Đứng trên bục giảng với cường độ ánh sáng cao, hãy tránh những chất liệu có khả năng chắn sáng.
Bục giảng có thiết kế cao hơn so với lòng lớp học và luôn được trang bị quạt điện cũng như kề ngay gần cửa ra vào. Điều này nhắc nhở nữ giáo viên phải chọn váy có phom dáng đứng đắn, không nên quá nhẹ hoặc quá xòe để tránh trường hợp váy bay như bươm bướm.
Với những bộ váy cocktail, giáo viên nên tế nhị chọn lựa kiểu dáng ôm vừa phải để tránh những ánh mắt dò xét của nam sinh tại những đường uốn lượn trên cơ thể mình. Mặc váy ôm khít nhớ đừng quên quần lót dây hoặc quần chíp dạng hộp để không tạo những vết hằn vô duyên.
Một chiếc váy không thể làm nên vẻ đẹp trọn vẹn nếu thiếu đi những món phụ kiện phù hợp và tinh tế. Thắt lưng, đồng hồ, túi xách, khăn lụa, dây chuyền… luôn là những người bạn đồng hành để tạo nên một cô giáo đẹp gợi cảm và sang trọng.
Video đang HOT
Để những ngày chuẩn bị đón chào 20/11 thêm niềm vui và duyên dáng, bạn hãy thay đổi đôi chút cách để tóc sao cho khuôn mặt mềm mại và gợi cảm hơn. Một mái tóc sóng nhẹ (nếu là mái tóc dày thì càng tốt, vì khi mái tóc có độ dày nhất định thì sẽ tạo cho khuôn đầu dễ đẹp hơn), với những đường lượn dịu dàng trên sóng tóc sẽ giúp bạn đánh lừa thị giác người đối diện khi nhìn tổng thể khuôn mặt. Nét mềm mại và nữ tính của kiểu tóc này sẽ làm bạn tự tin. Ngoài ra tóc tết lệch hoặc bới cao với những lọn nhỏ xinh như vô tình rủ xuống cũng tăng thêm nét duyên thầm của bạn.
Váy bút chì được cho là lựa chọn an toàn nhưng có phần quá quen
Một chiếc váy xếp ly xòe với phom cứng chất vải nặng mặc cùng áo sơ mi trắng sẽ khiến giáo viên trẻ hơn
Bộ đầm liền thân màu trắng thanh lịch sang trọng
Bạn có thể mặc váy xòe nhưng hãy lưu ý về thời tiết và môi trường
Theo Khampha
Tập huấn giáo viên...
Anh bạn tôi đi tập huấn hai ngày dành cho giáo viên dạy môn giáo dục công dân bậc THPT toàn tỉnh, về gặp tôi lắc đầu, thở dài. Anh mới vào dạy được hơn một năm và đây là lần đầu tiên được đi tập huấn chuyên môn mang tầm tỉnh.
Hỏi, anh kể: Trong lịch tập huấn mà nhà trường công bố cho giáo viên được cử đi là buổi sáng vào phòng lúc 7g30. Vì mỗi trường chỉ cử đại diện một giáo viên nên anh hết sức vinh hạnh. Dễ gì một giáo viên trẻ, mới vào trường lại được cử đi tập huấn chuyên môn như thế này. Từ sáng sớm anh đã chuẩn bị sẵn sàng, chạy xe hơn 20km đến nơi tập huấn mà lòng cứ nơm nớp sợ trễ giờ.
Ảnh minh họa
Nhưng anh lấy làm khá thất vọng khi đến nơi, và đúng giờ quy định, cuộc tập huấn vẫn chưa bắt đầu. Chờ mãi, đến hơn 8g30 mọi thứ mới bắt đầu ổn định và mọi người đi vào trao đổi chuyên môn. Nhưng thật ra theo anh thì chẳng trao đổi gì nhiều. Tập tài liệu được phát cầm trên tay coi như đã xong mục đích của đợt tập huấn này.
Thế là trong buổi đầu tiên, thậm chí có người ngồi trong cuộc họp làm việc riêng, nói chuyện lung tung vẫn bình thường như ở chỗ không người. Loay hoay một lúc, đến 10g30 chủ tọa phát lệnh tạm nghỉ. Buổi chiều thì vẫn vậy, 2g30 vào, nói ba điều bốn chuyện rồi 4g30 giải tán.
Hai ngày cứ thế trôi qua. Bực mình, bạn tôi bảo thế thì chẳng tội gì bắt con người ta phải về ngồi như thế. Có tập gì đâu mà phải huy động như vậy, trong khi các giáo viên còn nhiều chuyện quan trọng hơn để làm. Nhất là đây là đợt tập huấn kỹ năng môn giáo dục công dân nữa.
Anh bạn bảo cứ phát quách về mỗi trường một tập tài liệu cho khỏe, rồi theo đó mà thực hiện như những kế hoạch, thông báo khác của ngành giáo dục. Thật tình thì ngồi hai ngày anh chẳng tiếp thu được gì về chuyên môn cả. Dù xin mở ngoặc là được dạy cấp III thì chắc chắn anh không phải là người thiểu năng về trí tuệ.
Chỉ biết cười gượng với bạn mà bảo rằng cái anh vừa trải qua chỉ là bắt đầu thôi. Còn vô vàn cuộc họp, cuộc tập huấn trong đời đi dạy của một giáo viên mà tác dụng của nó không rõ ràng hoặc hoàn toàn không có. Biết vậy nhưng giáo viên vẫn phải đi, vẫn phải ăn mặc chỉnh tề đến ngồi nghe, ngồi chơi, ngồi giải lao...
Cái bệnh hình thức trong giáo dục cũng như trong một số cơ quan nhà nước khác đã bén rễ ăn sâu từ lâu lắm rồi. Giờ thì một vài người không thể nhổ cái rễ ấy ra được đâu. Mà nhổ được cũng đau lắm đấy. Đau từ trong ra ngoài, từ trên xuống dưới. Tất nhiên, người chịu đau để nhổ cái rễ ấy chưa chắc đã nhiều!
Dẫu biết rằng câu chuyện này không lạ ở một tỉnh hay của giáo dục Việt Nam nhưng với riêng bạn tôi, đó sẽ là một bước ngoặt trong cuộc đời đi dạy của anh. Đang hăm hở với tấm lòng nhiệt tâm, giờ như bị giội một gáo nước lạnh, có khi còn là gáo nước đá gần 0 độ C nữa chứ. Nguy hiểm hơn là trong ý thức của giáo viên sẽ hình thành tính qua loa đại khái của những đợt tập huấn, học tập. Họ sẽ không tập trung hoặc viện cớ thoái thác.
Rồi giả dụ cho đến lúc có một cuộc tập huấn thật sự chất lượng, thật sự đàng hoàng và chuẩn mực thì còn mấy ai để tâm, mấy ai đi với tư cách và tấm lòng của một giáo viên nữa? Hay là đến vì nhiệm vụ, đến như một cái bóng để nhìn và nghe những cái bóng khác? Tôi cho mười cuộc tập huấn thì chí ít cũng sẽ có một đến hai cuộc đúng trình tự và đúng chuẩn.
Vậy khi đó ai đi thắp lại niềm tin, niềm nhiệt huyết cho những giáo viên đã từng bị một vết chớm trong ý thức như bạn tôi? Tôi đã nghe nhiều thầy cô giáo nói về những cuộc tập huấn như thế này nhiều năm qua. Thật hết sức nguy hiểm khi lòng tin, tâm huyết và tư cách nhà giáo của họ bị tổn thương, thậm chí là tổn thương nghiêm trọng!
NGUYỄN THÀNH GIANG
Theo tuổi trẻ
Trở thành cô giáo với 20 ngàn đồng/tháng Đang học lớp 11, ba đột ngột qua đời, gia cảnh rơi vào khó khăn, nhưng cô gái Pacô Lê Thị Thúy Hằng vẫn vượt qua để trở thành cô giáo, mang cái chữ về gieo lại cho quê hương. Hồng Vân là một xã biên giới, cách trung tâm thị trấn huyện miền núi A Lưới hơn 30 km. Cách đây hơn...