200.000 USD chống ùn tắc: Dán tem phạt thật to lên xe
Khi đến cơ quan mà trên xe có một con tem phạt to, đỏ chói của CSGT dán ngay phía trước thì chắc chẳng ai dám phạm luật nữa.
Dán tem phạt lên xe người vi phạm là đề xuất của bạn đọc Nguyễn Thanh Tuấn Kiệt để hạn chế ùn tắc giao thông.
Hiện nay, việc kẹt xe tại các TP lớn như Hà Nội và TP.HCM đang rất nghiêm trọng.
Ngoài các nguyên nhân khách quan như mật độ xe quá đông, các “lô cốt” quá nhiều, do đào đường, ngập nước… còn có nguyên nhân chủ quan của người tham gia giao thông như thiếu ý thức chấp hành các quy định giao thông (chạy lấn tuyến, đi ngược chiều, vượt đèn đỏ…).
Mẫu tem được bạn đọc đề xuất
Đa phần các lỗi vi phạm này là do con người cố ý mà ra, chính vậy việc xử phạt của CSGT thì chỉ như là “bắt cóc bỏ đĩa”.
Video đang HOT
Thông thường sau khi bị phạt các lỗi trên, CSGT sẽ lập biên bản vi phạm và sẽ tạm giữ giấy tờ xe và bằng lái xe. Sau đó người vi phạm sẽ “âm thầm” đến kho bạc nhà nước để đóng tiền nộp phạt mà không ai biết. Chính vì thế người vi phạm sẽ không sợ bị mắc cỡ vì sẽ không có ai biết mình đã cố tình vi phạm cả.
Do đó, để nâng cao ý thức của người tham gia giao thông, tôi đề nghị khi lập biên bản phạt vi phạm luật giao thông, CSGT sẽ đồng thời dán lên xe một tem vi phạm tại vị trí càng dễ nhìn càng tốt.
Tem vi phạm có màu đặc trưng. Chẳng hạn màu cam là lỗi vượt đèn đỏ, màu xanh lá cây là lỗi đi ngược chiều, màu vàng là chạy lấn tuyến, và in kèm dòng chữ ghi rõ lỗi vi phạm trên đó (Tem phạt vượt đèn đỏ; tem phạt chạy lấn tuyến…).
Ngoài ra trên tem phạt có mã vạch. Mục đích của mã vạch này là dùng để truy nhập hồ sơ lưu trữ giấy tờ xe tại cơ quan công an khi tạm giữ giấy tờ xe.
Nếu chủ xe cố tình xé bỏ hay làm rách không nhận dạng được, thiết bị đọc mã sẽ không hiểu thì hồ sơ lưu sẽ tìm chậm hơn, như vậy cơ quan công an giao thông với lý do trên sẽ trả lại giấy tờ xe cho người vi phạm chậm hơn như 1 tháng vì phải truy lục bằng tay.
Như vậy, dù bị dán tem phạt trên xe (chắc là sẽ mắc cỡ xấu hổ lắm) nhưng trong thời gian bị tạm giữ giấy tờ xe chắc cũng không ai dám xé bỏ cả. Ngược lại còn phải giữ gìn sợ bị xé rách.
Trong thời gian xe bị phạt và tạm giữ giấy tờ, sau khi đã đóng nộp phạt đầy đủ cho kho bạc, người vi phạm khi đến nhận lại giấy tờ xe hoặc bằng lái thì yêu cầu trên xe vẫn phải còn nguyên tem vi phạm mà CSGT đã dán vào, nếu vì “mắc cỡ” mà người vi phạm tháo bỏ thì sẽ bị phạt thêm tiền.
Có như vậy mọi người sẽ không dám cố tình vi phạm luật giao thông nữa. Khi đến cơ quan làm việc mà trên xe có một “con tem phạt đỏ chói” của CSGT dán ngay phía trước với những lỗi ghi rõ ràng: “phạt vượt đèn đỏ”, “chạy lấn tuyến”, “chạy ngược chiều”… thì chắc rằng chẳng ai dám vi phạm luật giao thông nữa.
(Theo Vietnamnet)
Đề xuất hơn 2.700 tỷ đồng đầu tư chống ùn tắc nút giao Pháp Vân
Theo đánh giá của Tổng cục Đường bộ, các nhánh khu vực nút giao huyết mạch phía Nam TP Hà Nội không đáp ứng được nhu cầu lưu thông của phương tiện, mặt đường hẹp, lún võng, hệ thống biển báo hiệu bị che lấp...
Tổng cục Đường bộ vừa đề xuất 2 nhóm giải pháp bổ sung, điều chỉnh thiết kế khu vực nút giao Pháp Vân (Hà Nội), gồmcải tạo nút giao và phân luồng từ xa. Tổng kinh phí các hạng mục khoảng hơn 2.700 tỷ đồng.
Cụ thể, cơ quan này cho rằng cần bổ sung nhánh rẽ của nút giao kết nối với nhánh nối từ hướng cầu Thanh Trì - Quốc lộ 1A để phương tiện thoát ra Quốc lộ; bổ sung đường nhánh quay đầu dưới gầm cầu cạn để giảm luồng phương tiện rẽ trái về trung tâm thành phố; bổ sung làn rẽ phải vào cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ...
Đối với nhóm giải pháp phân luồng từ xa, Tổng cục Đường bộ đưa ra 3 hạng mục đầu tư, gồm bổ sung các đường nối từ nút giao vành đai 3 ra đường Tân Mai, từ nút giao vành đai 3 ra Quốc lộ 1A và điểm kết nối vào đường cao tốc.
Nút giao Pháp Vân thường ùn tấc vào lúc cao điểm. Ảnh: Bá Đô
Việc điều chỉnh trên nhằm khắc phục tình trạng ùn tắc giao thông tại nút giao huyết mạch phía nam TP Hà Nội, nhất là vào giờ cao điểm cũng như dịp lễ Tết.
Theo đánh giá của lãnh đạo Tổng cục Đường bộ, các nhánh khu vực nút giao không đáp ứng được nhu cầu lưu thông của phương tiện, mặt đường hẹp, lún võng; hệ thống biển báo hiệu bị che lấp, cây xanh chưa được cắt tỉa thường xuyên gây mất mỹ quan.
Nút giao Pháp Vân kết nối tuyến cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ với vành đai 3, Bến xe Nước Ngầm và Bến xe Giáp Bát. Hàng ngày, lưu lượng xe thông qua nút giao Pháp Vân để đi ra, vào TP Hà Nội là rất lớn, thường ùn tắc giao thông vào lúc cao điểm, ngày lễ Tết. Tuyến cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ đã được nâng cấp giai đoạn một, đang mở rộng từ 4 làn lên 6 làn xe cơ giới, dự kiến đầu năm 2018 đưa vào khai thác.
Đoàn Loan
Theo VNE
TP HCM muốn tăng các chuyến bay đêm để tránh ùn tắc Chính quyền TP HCM đề xuất Bộ Giao thông Vận tải tăng các chuyến bay vào ban đêm để giảm ùn tắc cho các tuyến đường xung quanh sân bay Tân Sơn Nhất. Trong văn bản vừa gửi, UBND TP HCM đề nghị Bộ GTVT chỉ đạo Cục Hàng không Việt Nam và Cảng hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất tăng cường...