200.000 người biểu tình tại thủ đô Ukraine, EU hủy đàm phán
Ngày 15/12, thủ đô Kiev của Ukraine lại chứng kiến một làn sóng biểu tình chống chính phủ mới khi ít nhất 200.000 người xuống đường. Trong khi đó EU đã hủy việc đàm phán hiệp định thương mại và thành viên với Ukraine.
Hưởng ứng lời kêu gọi của các đảng phải đối lập rằng “tất cả người Ukraine” tập trung tại quảng trường Độc Lập, khoảng hơn 200.000 người hôm nay đã đổ về trung tâm thủ đô Kiev để bày tỏ sự giận dữ sau khi Tổng thống Yanukovych không ký thỏa thuận với liên minh châu Âu EU.
Các cuộc biểu tình chống chính phủ tại Ukraine đã kéo dài và ngày càng rầm rộ
Trong khi đám đông người biểu tình trong trang phục vàng và xanh của quốc kỳ Ukraine ken đặc quảng trường có tính chất biểu tượng, ủy viên phụ trách mở rộng EU Stefan Fuele cho biết Brussels đã tạm dừng đàm phán về Thỏa thuận thành viên, vốn sẽ giúp quốc gia thuộc Liên Xô cũ bước vào lộ trình hội nhập với EU.
“Công việc đã tạm dừng”, Fuele chia sẻ trên trang Twitter, và cho biết rằng các thảo luận tiếp theo cần “một sự cam kết rõ ràng đối với việc ký kết” từ phía Ukraine.
Yanukovych hiện đang chịu áp lực lớn trong việc quyết định liệu sẽ đưa quốc gia mình nghiêng về phương Tây bằng cách ký thỏa thuận với EU, hay sẽ gia nhập Liên minh hải quan do Mátxcơva đứng đầu.
Dự kiến thứ Ba tới, ông Yanukovych sẽ tới Nga để họp bàn với Tổng thống nước chủ nhà Putin. Nội dung cuộc đàm phán được cho là tập trung vào một dự thảo hiệp định thương mại tự do với Nga, vốn bị phe đối lập phản ứng gay gắt.
“Đây là cơ hội cuối cùng cho Ukraine với tư cách một quốc gia độc lập”, người biểu tình Leonid Khusachenko, một giáo viên sử học 43 tuổi đến từ thành phố Lviv nói.
Video đang HOT
Quảng trường Độc Lập ken đặc người biểu tình
Các lực lượng an ninh Ukraine được đặt trong tình trạng báo động cao giữa lúc khoảng 5000 người ủng hộ ông Yanukovych đổ về từ các tỉnh xung quanh, để tuần hành chống lại phe đối lập gần quảng trường Độc Lập, với tuyên bố “sẽ biểu tình không ngừng”.
Lãnh đạo của phe đối lập, nhà cựu vô địch quyền anh hạng nặng Vitaly Klitschko cho biết trước cuộc tuần hành rằng “toàn bộ người Ukraine phải tới Maidan (cách gọi khác của quảng trường Độc Lập) để bày tỏ khát vọng được sống trong một quốc gia châu Âu hiện đại”
“Chúng ta đã thấy những nỗ lực để hù dọa chúng ta, nhưng họ sẽ thất bại”,Klitschko nói.
Cuộc biểu tình rầm rộ hôm nay diễn ra chỉ ít ngày sau khi lực lượng cảnh sát chống bạo động tìm cách giải tản khu trại của người biểu tình nhưng không thành công, và khiến căng thẳng càng gia tăng.
Cho đến nay người biểu tình đã cắm trại trên quảng trường Độc Lập, nơi cuộc Cách mạng cam từng diễn ra năm 2004, hơn 3 tuần sau khi ôngYanukovych hủy kế hoạch ký thỏa thuận gia nhập EU.
Thượng nghị sỹ Mỹ John McCain nói chuyện với người biểu tình Ukraine
“Lòng yêu nước khó tin”
Trong ngày thứ Bảy, thượng nghị sỹ Mỹ John McCain đã bay tới Kiev và có các cuộc họp với ông Klitschko, nhà lãnh đạo phong trào dân tộc Oleg Tyagnybok và thủ lĩnh của đảng đối lập Arseniy Yatsenyuk.
Trong một bức ảnh đăng tải trên trang Twitter của mình chụp hàng chục nghìn người tập trung tại quảng trường Độc Lập để dự một buổi hòa nhạc, và giơ cao những chiếc điện thoại có màn hình bật sáng, ông McCain đã ca ngợi đám đông vì chứng tỏ “lòng yêu nước khó tin”.
Phát biểu trước người biểu tình, vị thượng nghị sỹ Mỹ khẳng định: “Ukrainesẽ khiến châu Âu trở nên tốt hơn và châu Âu cũng sẽ khiến Ukraine tốt hơn. Chúng tôi ở đây để ủng hộ lí lẽ công bằng của các bạn, quyền chủ quyền của Ukraine trong việc quyết định vận mệnh của mình một cách tự do và độc lập. Vận mệnh mà các bạn đang kiếm tìm nằm tại châu Âu”, ông McCain tuyên bố.
Theo Dantri
Quân đội Thái Lan bác bỏ lời kêu gọi của phe đối lập
Ngày 14/12, Tư lệnh tối cao quân đội Thái Lan Thanasak Patimaprakorn đã bác lời kêu gọi của thủ lĩnh biểu tình đối lập muốn quân đội can thiệp hỗ trợ người biểu tình lật đổ chính phủ và thiết lập một "Hội đồng nhân dân" không thông qua bầu cử.
Thủ lĩnh lực lượng biểu tình Thái Lan Suthep Thaugsuban (áo trắng, giữa) trước cuộc gặp với các quan chức quân đội ở Bangkok ngày 14/12. (Nguồn: AFP/ TTXVN)
Đáp lại những lời kêu gọi "sát cánh bên cạnh nhân dân" của thủ lĩnh biểu tình Suthep Thaugsuban, Tư lệnh Patimaprakorn cho biết "con đường tốt nhất để giải quyết vấn đề là thông qua thương lượng."
Vị Tư lệnh nhấn mạnh quân đội Thái Lan cần phải tuân thủ đúng luật pháp, đặc biệt trong tình hình bất ổn hiện tại. Theo ông, các quan sát viên trung lập nên giám sát cuộc bầu cử và đảm bảo rằng cuộc bầu cử diễn ra theo đúng dự kiến vào ngày 2/2/2014.
Phát biểu trên được đưa ra tại một diễn đàn có sự tham dự của những người đứng đầu lục quân, hải quân và không quân Thái Lan, song không có phía chính phủ và các nhóm thân ông Thaksin.
Những ngày gần đây, ông Suthep đã bắt đầu đẩy mạnh nỗ lực tìm kiếm các cuộc tiếp xúc với giới lãnh đạo cấp cao quân sự nhằm lôi kéo sự ủng hộ từ phía quân đội.
Trước đó, sáng 9/12, Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra tuyên bố giải tán quốc hội và tổ chức bầu cử "ngay khi có thể" nhằm chấm dứt cuộc khủng hoảng chính trị hiện nay.
Tuy nhiên, bất chấp nỗ lực giải tỏa căng thẳng của Thủ tướng Yingluck, thủ lĩnh biểu tình Suthep khẳng định mục tiêu của người biểu tình không phải chỉ là giải tán quốc hội và cho rằng mọi việc chỉ có ý nghĩa khi chính phủ tạm quyền hiện nay từ chức để thành lập một Hội đồng nhân dân nhằm thực hiện cải cách chính trị trước khi bầu ra một chính phủ mới.
Trong khi đó, theo phóng viên TTXVN tại Thái Lan, Hội đồng nhà nước Thái Lan, cơ quan pháp lý của chính phủ nước này, đã khẳng định rằng việc hoãn cuộc bầu cử sắp tới là không thể được bởi hiến pháp hiện nay quy định phải tổ chức một cuộc bầu cử trong vòng 60 ngày sau khi giải tán quốc hội.
Mọi hành động đòi thay đổi ngày bầu cử đều là vi phạm hiến pháp. Những tranh cãi chính trị có thể được giải quyết bằng đối thoại cả trước và sau cuộc bầu cử.
Theo Ngoại trưởng Thái Lan Surapong Towichakchaikul, có hơn 40 quốc gia đã lên tiếng ủng hộ kế hoạch tổ chức tổng tuyển cử này.
Theo Dantri
Ông nghị Mexico 'trần như nhộng' phát biểu trước quốc hội Một ông nghị sĩ Mexico đã lột hết quần áo, đứng phát biểu trước quốc hội nước này, nhằm phản đối một dự luật cải cách năng lượng. Nghị sĩ Antonio Garcia "trần như nhộng" phát biểu trước quốc hội - Ảnh: Reuters Cuộc tranh luận kéo dài gần 24 giờ hôm 12.12 và kết thúc với việc Quốc hội Mexico thông qua...