2.000 xe buýt ở TP HCM được cho quảng cáo bên ngoài
Với 2.000 chiếc, dự kiến số tiền thu được từ quảng cáo trên thân xe buýt của TP HCM hơn 100 tỷ đồng mỗi năm, góp phần giảm gánh nặng trợ giá từ ngân sách.
UBND TP HCM vừa giao Sở Giao thông Vận tải hoàn chỉnh báo cáo kết quả đề án thí điểm quảng cáo trên thân xe buýt; đồng thời phối hợp các sở, ngành liên quan triển khai mở rộng quảng cáo cho các tuyến còn lại trên địa bàn với hơn 2.000 chiếc.
Lãnh đạo thành phố yêu cầu việc quảng cáo phải đúng quy định pháp luật (về nội dung, hình thức…); đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho công tác tổ chức và thu hút nhiều doanh nghiệp tham gia; đảm bảo hàng Việt Nam và hàng do các doanh nghiệp nước ngoài sản xuất tại Việt Nam chiếm tỷ lệ tham gia từ 50% trở lên.
2.000 xe buýt của TP HCM sẽ được quảng cáo. Ảnh: Hữu Công
Video đang HOT
Ngoài ra, phải dành 20% tổng số lượng xe để phục vụ công tác tuyên truyền, cổ động chính trị. Đấu thầu công khai chọn đơn vị khai thác quảng cáo, quản lý đối với toàn bộ các phương tiện (có trợ giá và không trợ giá). Thời gian hợp đồng quảng cáo là 3 năm, mỗi năm có điều chỉnh giá hợp đồng theo tỷ lệ trượt giá được công bố…
Theo Sở Giao thông Vận tải, trong đợt quảng cáo thí điểm trên 171 xe buýt có trợ giá thuộc 10 tuyến bắt đầu từ tháng 4 năm nay, ngân sách TP HCM đã thu được 14,6 tỷ đồng, tăng 40% so với dự kiến. Việc thí điểm quảng cáo trên thân xe buýt được cho là không gây mất mỹ quan đô thị, không gây mất an toàn giao thông như lo ngại.
Theo tính toán, nếu quảng cáo trên hơn 2.000 xe buýt, thành phố sẽ thu được hơn 100 tỷ đồng mỗi năm, góp phần giảm số tiền trợ giá cho xe buýt. Hiện mỗi năm ngân sách TP HCM phải chi hơn 1.000 tỷ đồng để trợ giá cho phương tiện vận tải hành khách công cộng này.
Hữu Công
Theo VNE
TP HCM mở 3 tuyến buýt điện
Xe buýt điện sử dụng loại 12 chỗ sẽ được TP HCM thí điểm ở khu vực trung tâm, đô thị Phú Mỹ Hưng và dọc kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè.
Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Phong vừa đồng ý cho thực hiện Đề án thí điểm vận hành 3 tuyến xe buýt không trợ giá, sử dụng ôtô chạy bằng điện hoạt động trong phạm vi hạn chế, theo đề xuất của Sở Giao thông Vận tải (GTVT).
Người đứng đầu chính quyền thành phố cũng giao Sở GTVT phải tổ chức phân luồng giao thông hợp lý tại khu vực trước trụ sở UBND thành phố (giao lộ Nguyễn Huệ - Lê Thánh Tôn) và các tuyến đường lân cận, không để xảy ra kẹt xe vào giờ cao điểm.
Một tuyến xe điện hoạt động ở Hà Nội. Ảnh: H.H
Lộ trình cụ thể của ba tuyến xe buýt này gồm: tuyến xe buýt điện số 1 (hoạt động ở trung tâm TP HCM) có điểm xuất phát từ Công viên 23/9 đi qua các tuyến đường trung tâm như Phạm Ngũ Lão, Công trường Mê Linh, Hai Bà Trưng... và kết thúc ở Thảo cầm viên Sài Gòn; và ngược lại. Tuyến này có 11 xe.
Tuyến số 2 gồm 5 xe (hoạt động ở khu đô thị Phú Mỹ Hưng, quận 7) có 3 lộ trình xuất phát từ các đường Phạm Văn Nghị, Tân Phú và Hoàng Văn Thái đi qua nhiều tuyến đường ở Phú Mỹ Hưng và quay về các điểm xuất phát.
Tuyến số 3 (hoạt động trên đường Hoàng Sa, dọc kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè) chỉ có 3 xe. Điểm bắt đầu là bến thuyền nội đô tại phường Đakao, quận 1 và điểm cuối là bến thuyền nội đô tại phường 7, quận 3.
Các xe sử dụng trên 3 tuyến buýt điện là loại 12 chỗ ngồi và có thời gian hoạt động từ 5h đến 22h mỗi ngày. 3 tuyến buýt này đều do các doanh nghiệp tư nhân vận hành và không trợ giá.
Hữu Công
Theo VNE
TP HCM cho phép quảng cáo trên xe buýt sau nhiều năm cấm Để giảm tiền trợ giá từ ngân sách và tạo diện mạo mới cho hệ thống xe buýt, TP HCM cho phép thí điểm quảng cáo trên 10 tuyến. UBND TP HCM vừa phê duyệt đề án "Thí điểm quảng cáo trên xe buýt" với 10 tuyến được chọn. Mục tiêu nhằm khai thác không gian bên ngoài thân xe buýt để tăng...