2.000 thẻ BHYT cho người nghèo TP.HCM
Công ty Kinh Đô vừa phối hợp cùng Hội Bảo Trợ Bệnh Nhân Nghèo TP.HCM trao tặng 2.000 thẻ Bảo Hiểm Y Tế (BHYT) cùng 2.000 phần quà cho người nghèo các quận 6, 8, 12 và Thủ Đức với tổng trị giá 500 triệu đồng.
Đây là chương trình nằm trong các hoạt động xã hội hàng năm của Kinh Đô với tinh thần chia sẻ trách nhiệm của doanh nghiệp với cộng đồng.
Thẻ BHYT Cứu cánh cho người nghèo
Đối tượng được tặng thẻ BHYT là người cận nghèo nên mọi người đều khá vất vả với công cuộc mưu sinh và việc khám chữa bệnh khi không may đau ốm là cả gánh nặng.
Tại lễ trao thẻ BHYT tại quận 8, cụ bà Lâm Tố Muội 78 tuổi cho biết mình đã 2 lần được Hội BTBNN giúp mổ mắt miễn phí, trước Tết được phát thẻ BHYT và hôm nay thì đến lãnh cho con mình. Nhìn dáng bà cụ nhỏ nhắn, đôi mắt đã mờ vì tuổi già và vì đã qua 2 lần mổ đang chăm chú đọc từng chữ trên chiếc thẻ bảo hiểm mới thấy hết ý nghĩa của tấm thẻ BHYT với bà con nghèo.
Còn cụ Huỳnh Ngọc Quang 79 tuổi bộc bạch, “Người nghèo rất vui mừng được tặng thẻ BHYT. Chiếc thẻ mang lại niềm tin, giảm lo lắng khi không may bị đau ốm”.
Cầm tấm thẻ BHYT trên tay, cô Nguyễn Thị Xíu 48 tuổi tâm sự: “Một mình buôn bán nuôi 3 con đang đi học nên có được tấm thẻ là trút được nỗi lo khi khám chữa bệnh. Lần này được tặng 2 suất nên mừng lắm!”.
Khi thẻ BHYT do Kinh Đô tài trợ đến với bà con nghèo quận 12, cô Nguyễn Thị Hảo, 61 tuổi chia sẻ: “Tôi vẫn còn làm rẫy, nhưng đau ốm liên miên. Có thẻ BHYT, ngay ngày mai sẽ đi khám và chữa trị để tiếp tục công việc lo cho bản thân và gia đình”.
Video đang HOT
Cô Vũ Thị Lựu, 50 tuổi lần đầu tiên được nhận thẻ bảo hiểm cũng không giấu được cảm xúc vì nhà nghèo mà từ trước đến giờ bản thân hay đau yếu phải đi khám bệnh viện nhiều lần, chi phí bệnh là gánh nặng lớn.
Trong khi đó, cô Phan Thị Lệ 60 tuổi chia sẻ: “Bản thân tôi đang bị bệnh cao huyết áp và tim trong lúc già yếu không làm ra tiền. Có chiếc thẻ BHYT được đi khám và lấy thuốc định kỳ tháng 2 lần, nếu không có thẻ BHYT khó mà kham nỗi”.
5 năm đồng hành cùng BHYT cho người nghèo
Bên cạnh hoạt động sản xuất kinh doanh, nhiều năm qua, Kinh Đô luôn tích cực tham gia các hoạt động xã hội, chăm lo cho cộng đồng. Đợt trao thẻ BHYT một lần nữa thể hiện sự sẻ chia của Kinh Đô với bà con nghèo.
Kể từ năm 2010 đến nay, Kinh Đô đã đồng hành cùng Hội Bảo Trợ Bệnh Nhân Nghèo (BTBNN) trao tặng hơn 10.000 thẻ BHYT cho người nghèo trên địa bàn Thành phố. Công ty cũng đã đồng hành ủng hộ Hội BTBNN trong các hoạt động thiết thực như: Mang ánh sáng cho người mù nghèo, Mổ tim bẩm sinh…
Cuối năm 2013 vừa qua, thông qua Hội BTBNN, Kinh Đô đã tài trợ ca mổ mắt thứ 400.000 cho người nghèo. Tổng chi phí Kinh Đô ủng hộ các chương trình ý nghĩa của Hội BTBNN từ năm 2001 đến năm 2013 là hơn 6 tỷ đồng.
“Chúng tôi hiểu thẻ BHYT rất ý nghĩa với người nghèo, giúp giảm phần nào gánh nặng chi phí cho người nghèo khi không may bị đau ốm. Sự đồng hành của Kinh Đô trong suốt nhiều năm qua với chương trình đã khẳng định sự quan tâm của chúng tôi đối với hoạt động ý nghĩa này. Chúng tôi mong muốn trong tương lai sẽ tiếp tục đồng hành và có thể ủng hộ nhiều hơn nữa cho các hoạt động xã hội thiết thực dành cho cộng đồng”, ông Nguyễn Xuân Luân – Phó Tổng Giám Đốc Tập đoàn Kinh Đô, chia sẻ.
Ông Trần Hữu Tâm – Phó Chủ tịch thường trực Hội BTBNN cũng cho biết: “Chúng tôi trân trọng sự quan tâm, ủng hộ nhiệt tình của Chi hội BTBNN Kinh Đô suốt 17 năm qua. Ban lãnh đạo và tập thể nhân viên công ty đã luôn dành nhiều tình cảm, sự ủng hộ thiết thực cho các hoạt động của Hội. Chúng tôi tin tưởng cùng với sự phát triển lớn mạnh, văn hóa chia sẻ trách nhiệm cùng cộng đồng sẽ còn được Kinh Đô phát huy nhiều hơn, mang đến những chăm lo thiết thực cho cộng đồng”.
Khôi Nguyên
Theo_VietNamNet
Người nghèo sẽ được miễn viện phí
Theo dự thảo Luật BHYT sửa đổi, bổ sung, tới đây, những đối tượng thuộc hộ nghèo, dân tộc thiểu số ở vùng khó khăn, đối tượng bảo trợ xã hội sẽ được Quỹ BHYT chi trả 100% phí khám chữa bệnh.
Theo Luật Bảo hiểm Y tế (BHYT) hiện hành, nhóm người nghèo, người dân tộc thiểu số khi đi khám chữa bệnh BHYT phải cùng chi trả 5% viện phí, nhóm người cận nghèo là 20%... Tuy nhiên, theo dự thảo Luật BHYT đang sửa đổi, những quy định này sẽ được bãi bỏ.
Khốn đốn vì cùng chi trả
Tại Bệnh viện K (Hà Nội), bệnh nhân Lý Thị Thuận (58 tuổi, ở Thái Nguyên) cho biết, dù thuộc hộ nghèo nhưng chi phí mỗi đợt khám chữa bệnh của bà cũng ngốn cả triệu đồng. "Với người khá giả, cùng chi trả vài trăm ngàn đồng sẽ chẳng thấm vào đâu nhưng với dân lao động nghèo, tăng thêm một đồng là thêm một phần túng khó" - bà Thuận than.
Trong khi đó, dù đã được BHYT chi trả tới 95% chi phí khám chữa bệnh nhưng người thân bệnh nhân Phạm Văn Quyến (73 tuổi, ở Sơn La), phẫu thuật tim tại Viện Tim mạch Quốc gia, vẫn chạy đôn chạy đáo vì khoản tiền gần 3 triệu đồng cùng chi trả và một số thuốc không có trong danh mục được Quỹ BHYT thanh toán.
Theo con trai ông Quyến, mỗi lần đưa cha đi chữa bệnh là cả nhà anh "đau đầu vì tiền". "Lên Hà Nội chữa bệnh cũng đồng nghĩa với các khoản phí ăn ở, đi lại. Trong khi đó, để nhận được khoản hỗ trợ từ quỹ người nghèo ở địa phương thì chẳng biết đến bao giờ. Bác sĩ chỉ định bố tôi phải mổ tim từ năm ngoái nhưng gia đình chần chừ vì không có tiền. Mãi gần đây, bệnh của ông tái phát nặng hơn, buộc gia đình phải vay mượn để ông mổ" - anh cho biết.
Quyền lợi của bệnh nhân nghèo sẽ được mở rộng khi Luật BHYT sửa đổi đi vào đời sống. Trong ảnh: Bệnh nhân đăng ký khám chữa bệnh tại Bệnh viện Bạch Mai
Hộ cận nghèo cũng được lợi
Theo ông Vũ Xuân Bằng - Phó trưởng Ban Thực hiện chính sách BHYT, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam - quy định mức cùng chi trả đối vơi một số nhóm đối tượng người nghèo, người dân tộc thiểu số, người cận nghèo... đã làm hạn chế việc tiếp cận dịch vụ y tế của các đối tượng này, nhất là những người mắc bệnh nặng, bệnh man tính.
Vì thế, theo dự thảo Luật BHYT sửa đổi, bổ sung, tới đây, những đối tượng thuộc hộ nghèo, dân tộc thiểu số ở vùng khó khăn, đối tượng bảo trợ xã hội sẽ được Quỹ BHYT chi trả 100% phí khám chữa bệnh. Đối tượng thuộc hộ cận nghèo cũng được thanh toán 95% thay vì 80% như hiện nay. Ngoài ra, nếu người bệnh có thời gian tham gia BHYT 5 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí khám chữa bệnh trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở sẽ được Quỹ BHYT thanh toán 100% chi phí khám chữa bệnh.
Giữ nguyên hỗ trợ ở địa phương
Ông Phạm Lương Sơn - Trưởng Ban Thực hiện chính sách BHYT, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam - cho biết hiện có 14 triệu người thuộc diện hộ nghèo được ngân sách Nhà nước mua thẻ BHYT. Năm 2013, tổng số tiền mà người nghèo phải cùng chi trả chiếm khoảng 100 tỉ đồng. Tuy vậy, việc bãi bỏ cùng chi trả với người nghèo và người cận nghèo chỉ còn phải đóng 5% chi phí khám chữa bệnh sẽ không ảnh hưởng đến việc cân đối Quỹ BHYT.
Ông Nguyễn Nam Liên - Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Tài chính, Bộ Y tế - cho biết kể cả khi người nghèo được Quỹ BHYT thanh toán 100% phí khám chữa bệnh thì Quỹ 139 tại các địa phương vẫn sẽ hỗ trợ các khoản chi về ăn ở, vận chuyển và một số thuốc, dịch vụ ngoài danh mục được Quỹ BHYT thanh toán. Ngoài ra, nguồn quỹ này cũng sẽ hỗ trợ chi trả cho những đối tượng thuộc hộ cận nghèo không đủ khả năng trả viện phí.
Viện phí tăng khiến người cận nghèo thêm nặng gánh. Vì thế, nhiều ý kiến cho rằng quy định tăng mức thanh toán lên 95% sẽ bảo đảm công bằng trong khám chữa bệnh, đồng thời khuyến khích người dân tham gia BHYT.
"Hiện nay, khoảng cách của người nghèo và cận nghèo rất hẹp nhưng đối tượng cận nghèo vẫn phải chi 30% để mua thẻ BHYT, nếu đi khám chữa bệnh lại tiếp tục phải cùng chi trả 20% viện phí như người bình thường là chưa công bằng. Do đó, việc rút ngắn khoảng cách cùng chi trả sẽ giúp đối tượng này bớt đi gánh nặng viện phí và tránh rơi vào "bẫy nghèo" sau một trận ốm nặng" - một chuyên gia y tế nhận định.
Siết lạm dụng quỹ bằng hậu kiểm Để tránh tình trạng lạm dụng Quỹ BHYT, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam đề nghị Chính phủ cho phép mở rộng phương thức giám định bằng cách hậu kiểm chi phí khám chữa bệnh tại 50% cơ sở y tế trên toàn quốc. Sau khi giám định khoảng 10% hồ sơ này, nếu phát hiện có sai sót bao nhiêu, cơ quan bảo hiểm sẽ quy ra số tiền sai sót của 90% hồ sơ còn lại để xuất toán.
Theo Ngọc Dung (Người lao động)
Nhật viện trợ cho những người nghèo nhất Việt Nam Hôm (5/3), tại Đại sứ quán Nhật Bản đã diễn ra lễ ký kết hợp đồng viện trợ không hoàn lại dành cho dự án "Cải thiện dinh dưỡng trẻ em và đảm bảo an ninh lương thực cho những người nghèo nhất"(giai đoạn 2) năm tài khóa 2013, giữa tổ chức Save the Children Japan (NGO) với Chính phủ Nhật Bản. Ảnh...