2.000 tấn ngao, nghêu chết ở Quảng Ninh chưa rõ nguyên nhân
Theo thống kê của lãnh đạo xã Quảng Minh (huyện Hải Hà), tính đến thời điểm hiện tại, nông dân trên địa bàn xã thiệt hại ước chừng hơn 2.000 tấn ngao, nghêu trong vụ này. Trong khi đó, nguyên nhân nghêu, ngao chết vẫn chưa xác định rõ.
Những năm gần đây, khu vực bãi triều xã Quảng Minh (huyện Hải Hà) liên tục xảy ra hiện tượng ngao, nghêu chết không rõ nguyên nhân. Trong khi ngao, nghêu đang vào thời điểm thu hoạch thì hàng chục héc-ta bãi triều nuôi ngao, nghêu của người dân ở đây xảy ra hiện tượng chết hàng loạt khiến nhiều hộ nuôi trắng tay.
Chị Vũ Thị Thêm (thôn 4, xã Quảng Minh) cho hay: “Vụ này, gia đình tôi đã đầu tư hơn chục tấn ngao giống thả nuôi trên diện tích 4 héc-ta. Trong khi ngao đang lớn nhanh chuẩn bị được thu hoạch thì từ cuối tháng 11/2018 lác đác xuất hiện tình trạng ngao chết và đến nay, toàn bộ 4 héc-ta nuôi đã chết hết. Thời giá hiện tại khoảng 60.000 đồng/kg ngao, ước tính gia đình tôi thiệt hại hơn 1 tỷ đồng”.
Cơ quan chức năng lấy mẫu nước xét nghiệm
Khi xảy ra sự việc, các ban ngành chức năng đã xuống kiểm tra rồi kết luận không có dấu hiệu của dịch bệnh. Chị Thêm thông tin thêm, với mật độ nuôi như hiện nay, các năm trước vào thời điểm giao mùa cũng xuất hiện hiện tượng ngao, nghêu chết rải rác, nhưng chỉ khoảng 10-20 kg/héc-ta.
Video đang HOT
Về vấn đề này, ông Phạm Văn Giang, Phó Chủ tịch UBND xã Quảng Minh cho biết, khu vực bãi triều xã Quảng Minh được huyện Hải Hà quy hoạch 400 héc-ta nuôi ngao, nghêu. Hiện nay có 89 hộ thả nuôi với diện tích khoảng 300 héc-ta.
Hiện tượng ngao chết hàng loạt
Hiện nay, toàn xã có khoảng hơn 60 héc-ta nuôi ngao, nghêu của 35 hộ dân có ngao, nghêu chết. Theo đánh giá sơ bộ, bình quân, mỗi héc-ta cho thu hoạch hơn 10 tấn ngao, nghêu thì đến thời điểm này, người nuôi ngao, nghêu trên địa bàn xã thiệt hại ước chừng hơn 2.000 tấn ngao, nghêu.
Theo ông Thiều Văn Thành, Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Quảng Ninh, sau khi có phản ánh của người dân xã Quảng Minh (huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh) về hiện tượng ngao, nghêu chết hàng loạt, Chi cục Chăn nuôi và Thú y (Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Ninh) đã xuống hiện trường kiểm tra thực tế, lấy mẫu xét nghiệm để xác định nguyên nhân.
Qua kiểm tra, đoàn công tác đã lấy 3 mẫu ngao, nghêu, 2 mẫu nước tại khu vực bãi triều xã Quảng Minh (huyện Hải Hà, Quảng Ninh) để phân tích, xét nghiệm tác nhân vi sinh vật gây bệnh và các yếu tố môi trường cơ bản.
Kết quả phân tích, xét nghiệm của Cơ quan Thú y Vùng II – Cục Thú y, Trung tâm quan trắc Môi trường và Bệnh thủy sản – Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I cho thấy không phát hiện tác nhân gây bệnh là các loại ký sinh trùng; các yếu tố về môi trường nuôi đều đảm bảo, không phải là nguyên nhân dẫn đến tình trạng ngao, nghêu chết hàng loạt. Do đó, ngành chức năng đang tiếp tục nghiên cứu nguyên nhân dẫn đến tình trạng ngao, nghêu chết liên quan đến yếu tố thời vụ, thời tiết, cơ sở thức ăn, nhu cầu dinh dưỡng và mật độ nuôi.
Công Thành
Theo PLO
Quảng Ninh: Tích cực phòng chống rét cho cây trồng, vật nuôi
Trước tình hình thời tiết rét đậm, rét hại, nhiều nơi nhiệt độ xuống dưới 10 độ C, thậm chí các huyện miền núi xuống tới 5- 6 độ C, gây ảnh hưởng tới cây trồng, vật nuôi, tỉnh Quảng Ninh đã tăng cường chỉ đạo các địa phương, nhất là các huyện miền núi, hải đảo tích cực, chủ động, tích cực phòng chống rét cho cây trồng, vật nuôi.
Người dân xã Quảng Đức, huyện Hải Hà chủ động nhốt đàn trâu trong truồng trong những ngày giá rét.
Trong mấy ngày qua, tỉnh Quảng Ninh đang bước vào đợt rét kỷ lục, do nền nhiệt thấp, duy trì liên tục và có kèm mưa như những ngày vừa qua đã tác động tiêu cực đến cây trồng, vật nuôi, nhất là đối với đàn gia súc gia cầm trên địa bàn tỉnh. Nhằm chủ động ứng phó với tình trạng này, những ngày qua, các đơn vị chuyên môn của tỉnh Quảng Ninh và các địa phương đã tổ chức các đoàn kiểm tra công tác chống rét, cũng như tuyên truyền hướng dẫn người dân chủ động có các biện pháp chống, tránh rét, tăng cường sức khỏe cho đàn gia súc, gia cầm. Cùng với đó, các huyện miền núi như: Đầm Hà, Hải Hà, Tiên Yên, Ba Chẽ...đã có văn bản chỉ đạo phòng chống rét xuống các xã, thị trấn và chỉ đạo các đơn vị chức năng xuống các địa phương hướng dẫn, cũng như kiểm tra việc chống rét cho đàn gia súc, gia cầm. Đồng thời, đẩy mạnh việc tuyên truyền trên hệ thống đài truyền thanh tại các địa phương để nâng cao nhận thức cho người dân về chống rét, phòng chống dịch bệnh cho cây trồng, vật nuôi, cũng như đảm bảo vụ sản xuất đông xuân.
Người dân xã Đồng Văn, huyện Bình Liêu chủ động dự trữ rơm, cắt cở tươi cho đàn trâu trong những ngày rét lạnh.
Cụ thể, huyện Hải Hà đã tổ chức 8 lớp tập huấn cho 400 học viên về công tác phòng chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm và một số biện pháp phòng chống rét cho gia súc, gia cầm.Đồng thời, các xã, thị trấn cử cán bộ xuống các thôn, bản tuyên truyền, vận động và phát tài liệu hướng dẫn bà con trong công tác phòng chống rét, dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm. Huyện Hải Hà hiện có 6.973 con trâu; 2.296 con bò, hơn 50 nghìn con lợn. Trong những ngày rét đậm, rét hại vừa qua, cơ bản các hộ chăn nuôi gia súc, gia cầm đã chủ động làm chuồng trại để nuôi nhốt đàn trâu, bò, gia cầm, quây bạt chuồng trại, nhằm chắn gió, giữ ấm cho vật nuôi.
Khi nhiệt độ tăng lên về buổi trưa, người dân xã Thượng Yên Công, TP. Uông Bí mới thả đàn trâu ra đồng.
Trước tình hình rét đậm, rét hại gây ảnh hưởng tới sản xuất vụ đông xuân, huyện Đầm Hà đã thành lập các đoàn kiểm tra xuống trực tiếp các xã, thị trấn để hướng dẫn người dân phòng chống rét cho cây trồng, vật nuôi. Cụ thể, huyện Đầm Hà chỉ đạo bà con nông dân hạn chế gieo mạ cấy trà lúa xuân sớm, tập trung gieo cấy xuân muộn và thực hiện theo phương pháp gieo thẳng, hạn chế việc gieo mạ cấy lúa; thực hiện che phủ nilon tại những diện tích mạ còn non gặp thời tiết rét, lạnh. Đồng thời tuyên truyền, hướng dẫn người dân thực hiện các biện pháp che chắn chuồng trại chăn nuôi, giữ ấm cho đàn gia súc và dự trữ thức ăn cho đàn gia súc trong những ngày rét.
Qua kiểm tra, các địa phương trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đã tập trung hướng dẫn các hộ chăn nuôi chuẩn bị chuồng trại nuôi nhốt trâu, bò đảm bảo diện tích 4-5m2/con, gia cố chuồng, mái che, tường bao, đảm bảo luôn khô ráo, giữ ấm vào mùa đông; chuẩn bị đầy đủ bạt để quây quanh chuồng khi rét đậm, rét hại; chủ động nguồn thức ăn dự trữ cho trâu, bò; tăng cường chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng cho đàn gia súc, gia cầm.
Do chủ động, tích cực trong công tác phòng chống rét cho cây trồng, vật nuôi nên đến thời điểm này, trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh chưa có tình trạng trâu, bò, gia cầm, tôm, cá chết do rét.
Phạm Hoạch
Theo TN&MT
Công bố quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ Quảng Ninh vừa tổ chức công bố và trao quyết định của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Ban Thường vụ Tỉnh ủy về công tác cán bộ. Chiều 23/12, tại TP Móng Cái, thừa ủy quyền của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Văn Đọc đã trao quyết định của Ban Bí thư...